Người đua diều – Khaled Hosseini
_"Vì cậu, cả ngàn lần rồi!"_ Khaled Hosseini là tác giả Afghanistan đầu tiên trong tủ sách của tôi, cũng như Người đua diều là...
_"Vì cậu, cả ngàn lần rồi!"_
Khaled Hosseini là tác giả Afghanistan đầu tiên trong tủ sách của tôi, cũng như Người đua diều là tác phẩm đầu tiên lấy bối cảnh Afghanistan mà tôi được thưởng thức. Đối với mọi người, kể cả tôi, có lẽ Afghanistan là một đất nước phủ một tấm màn bí ẩn, tấm màn của chiến tranh, của màu sắc tâm linh và của một nền văn hóa còn nhiều lạ lùng với thế giới. Và tác phẩm này thật sự đã làm tôi thật sự bất ngờ, bất ngờ với một đất nước xa lạ hiện lên một cách sống động, gần gũi, và câu chuyện của Hassan, của Amir cứ như thể diễn ra đâu đó xung quanh tôi vậy.
Hassan và Amir lớn lên cùng nhau. Amir là con trai người chủ, Hassan là con trai người làm công thân tín. Đối với Amir, Hassan như một người đầy tớ trung thành, người mà cậu có thể yêu cầu làm mọi thứ vì mình. Đối với Hassan, Amir là người bạn cậu chưa từng có. Quan hệ của Amir và Hassan, gần như sự nối dài mối quan hệ giữa hai người cha của hai cậu vậy.
Từ bé Amir đã không được như kỳ vọng của cha cậu, cậu là một đứa thích đọc sách hơn là thích đánh nhau, và suốt thời niên thiếu, cậu luôn khao khát có được tình thương và sự coi trọng của Baba mình một cách trọn vẹn. Không phải Baba không yêu cậu, nhưng đối với cậu, ông không yêu con người mà cậu đã, và sẽ trở thành. Amir có những ích kỷ và nhỏ nhen của mình, cậu không phải con người hoàn hảo, như tôi và như bạn. Cậu quý Hassan, nhưng ngầm ganh tị với tình cảm của Baba dành cho Hassan. Cậu chơi với Hassan, nhưng không muốn Hassan xuất hiện khi những người bạn cùng "đẳng cấp" của mình đến nhà, vì hố sâu ngăn cách quá lớn của tôn giáo và vị thế xã hội. Amir đôi lúc thật đáng ghét, nhưng cậu đáng thương nhiều hơn thế.
Trong mối quan hệ giữa hai người, đôi khi sẽ có một người cho đi nhiều hơn là người kia, và điều đó khiến người đó trở thành kẻ yếu thế hơn. Đấy chính là Hassan. Hassan chiều theo mọi yêu cầu dù của Amir dù là vô lý nhất. Hassan trung thành với Amir dù Amir đối xử với cậu tệ đến bao nhiêu. Hassan không bao giờ nói hay thậm chí là có ý nghĩ xấu về Amir dù bao nhiêu sự thật bày ra trước mắt. Amir thật đáng thương, nhưng đôi lúc cậu quá đáng ghét vì lương thiện đến nhường ấy.
Đấu diều là một truyền thống cổ xưa của dân Afghan, và mùa đấu diều năm ấy, Amir muốn chiến thắng, với một niềm tin lớn lao rằng chiến thắng ấy sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa hai cha con cậu. Và chính trận đấu này là nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của Amir đối với Hassan, một lỗi lần đeo đẳng Amir đến tận ba mươi năm sau, lỗi lầm dằn vặt cậu và không bao giờ buông tha cho cậu. Chiến tranh nổ ra, Amir và Baba sang Mỹ, chôn vùi lỗi lầm ấy, nhưng nó chưa bao giờ chết đi mà vẫn luôn âm ỉ. Ba mươi năm sau, Amir quay lại đây, đối diện với lỗi lầm ấy, và như chú Rahim Khan đã nói, “Luôn có một con đường để tốt lành trở lại”, cậu hy vọng có thể cứu rỗi linh hồn của mình.
Người đua diều là một tác phẩm đẹp đẽ quá chừng. Rất nhiều nhân vật trong tác phẩm này khiến tôi yêu thích, và thậm chí là ngưỡng một vì tôi chẳng thể nào có những phẩm chất như họ. Tôi thích Amir vì cậu không hoàn hảo. Tôi thích Hassan vì cậu quá lương thiện và cao thượng như một thiên thần. Tôi thích chú Rahim vì chú luôn là người thấu hiểu Amir, là người giúp cho cậu chuộc lại những lỗi lầm của mình. Tôi thích cái cách ông Ali giấu kín mọi bí mật vào trong và chịu đựng suốt ngần ấy năm. Thậm chí tôi thích cả Baba vì ông là một người đàn ông trượng nghĩa, dù ông cũng có những sai lầm của mình. Đây thực sự là một quyển sách đáng đọc và đáng được biết đến nhiều hơn nữa, một tác phẩm khiến ta cảm động trong từ chi tiết nhỏ, như cái cách Hassan nói với Amir rằng "Vì cậu, cả ngàn lần rồi!".
Hassan và Amir lớn lên cùng nhau. Amir là con trai người chủ, Hassan là con trai người làm công thân tín. Đối với Amir, Hassan như một người đầy tớ trung thành, người mà cậu có thể yêu cầu làm mọi thứ vì mình. Đối với Hassan, Amir là người bạn cậu chưa từng có. Quan hệ của Amir và Hassan, gần như sự nối dài mối quan hệ giữa hai người cha của hai cậu vậy.
Từ bé Amir đã không được như kỳ vọng của cha cậu, cậu là một đứa thích đọc sách hơn là thích đánh nhau, và suốt thời niên thiếu, cậu luôn khao khát có được tình thương và sự coi trọng của Baba mình một cách trọn vẹn. Không phải Baba không yêu cậu, nhưng đối với cậu, ông không yêu con người mà cậu đã, và sẽ trở thành. Amir có những ích kỷ và nhỏ nhen của mình, cậu không phải con người hoàn hảo, như tôi và như bạn. Cậu quý Hassan, nhưng ngầm ganh tị với tình cảm của Baba dành cho Hassan. Cậu chơi với Hassan, nhưng không muốn Hassan xuất hiện khi những người bạn cùng "đẳng cấp" của mình đến nhà, vì hố sâu ngăn cách quá lớn của tôn giáo và vị thế xã hội. Amir đôi lúc thật đáng ghét, nhưng cậu đáng thương nhiều hơn thế.
Trong mối quan hệ giữa hai người, đôi khi sẽ có một người cho đi nhiều hơn là người kia, và điều đó khiến người đó trở thành kẻ yếu thế hơn. Đấy chính là Hassan. Hassan chiều theo mọi yêu cầu dù của Amir dù là vô lý nhất. Hassan trung thành với Amir dù Amir đối xử với cậu tệ đến bao nhiêu. Hassan không bao giờ nói hay thậm chí là có ý nghĩ xấu về Amir dù bao nhiêu sự thật bày ra trước mắt. Amir thật đáng thương, nhưng đôi lúc cậu quá đáng ghét vì lương thiện đến nhường ấy.
Đấu diều là một truyền thống cổ xưa của dân Afghan, và mùa đấu diều năm ấy, Amir muốn chiến thắng, với một niềm tin lớn lao rằng chiến thắng ấy sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa hai cha con cậu. Và chính trận đấu này là nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của Amir đối với Hassan, một lỗi lần đeo đẳng Amir đến tận ba mươi năm sau, lỗi lầm dằn vặt cậu và không bao giờ buông tha cho cậu. Chiến tranh nổ ra, Amir và Baba sang Mỹ, chôn vùi lỗi lầm ấy, nhưng nó chưa bao giờ chết đi mà vẫn luôn âm ỉ. Ba mươi năm sau, Amir quay lại đây, đối diện với lỗi lầm ấy, và như chú Rahim Khan đã nói, “Luôn có một con đường để tốt lành trở lại”, cậu hy vọng có thể cứu rỗi linh hồn của mình.
Người đua diều là một tác phẩm đẹp đẽ quá chừng. Rất nhiều nhân vật trong tác phẩm này khiến tôi yêu thích, và thậm chí là ngưỡng một vì tôi chẳng thể nào có những phẩm chất như họ. Tôi thích Amir vì cậu không hoàn hảo. Tôi thích Hassan vì cậu quá lương thiện và cao thượng như một thiên thần. Tôi thích chú Rahim vì chú luôn là người thấu hiểu Amir, là người giúp cho cậu chuộc lại những lỗi lầm của mình. Tôi thích cái cách ông Ali giấu kín mọi bí mật vào trong và chịu đựng suốt ngần ấy năm. Thậm chí tôi thích cả Baba vì ông là một người đàn ông trượng nghĩa, dù ông cũng có những sai lầm của mình. Đây thực sự là một quyển sách đáng đọc và đáng được biết đến nhiều hơn nữa, một tác phẩm khiến ta cảm động trong từ chi tiết nhỏ, như cái cách Hassan nói với Amir rằng "Vì cậu, cả ngàn lần rồi!".
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất