Chào những con người IQ200, đây là lần đầu mình đắng bài viết trên trang blog này. Mong mọi người có thể cho mình ý kiến và cảm nghĩ của mọi người sau khi đọc nhé!
Image from Courrier de l'Atlas
Image from Courrier de l'Atlas
《Người Xa Lạ》là một trong những tiểu thuyết triết học liên quan đến chủ nghĩa tồn tại (Existentialism) tiêu biểu của Albert Camus, nhà triết học người Algeria. Đây là câu chuyện về cuộc đời của Meursault, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Tuy rằng cả một quá trình từ lễ tang của mẹ cho đến tử hình không đến nỗi dài, có khi là quá ngắn, ngắn đến nỗi đối với tôi có một chút hoang đường. Nhưng cả một quá trình như vậy lại có thể đem đến người đọc phong phú về cảm xúc, ý nghĩa về lý tính đối với việc suy nghĩ về "tồn tại". Bài viết này sẽ chia làm ba phần: 1. Những khúc hoang đường trong câu chuyện, 2. Mối quan hệ của luật, 3. thuần cảm nghĩ của bản thân.
Câu chuyện có thể chia thành hai phần: phần đầu là về cuộc sống và cảm nghĩ của Meursault, phần sau là quá trình phán xét trên phiên tòa khi Meursault đã lỡ tay giết chết kẻ thù của mình. Từ phần đầu của câu chuyện, có thể dễ dàng nhận thức được một chút khác người của Meursault từ lễ tang của mẹ mình. Meursault không rơi một giọt nước mắt, mặt không đem một chút cảm xúc và chỉ là đơn thuần làm những việc mình nên làm về mặt thực tế. Đến ngày hôm sau, Meursault hẹn hò cùng với bạn gái của mình, hai người cùng đi xem một bộ phim hài. Và đây cũng là chứng cứ để phiên tòa phán xét Meursault vào sau cùng câu chuyện. Đối với tôi, việc không rơi một giọt nước mắt trên lễ tang của mẹ mình là một hành động cực kỳ vô tâm, đó là một phán xét mà mọi người hay có khi chưa hiểu rõ con người của Meursault. Việc phán xét là dựa trên kinh nghiệm của mỗi cá nhân và kết hợp thành nhận thức chung của tổng thể, mà nhận thức chung là một quá trình không ngừng thay đổi, trong câu chuyện, tôi nghĩ nhận thức chung (Consensus) đã bị quy định thành một nguyên tố không thể thay đổi, là một luật quy định bất động. Mà khi nhận thức chung khi mất đi sự chuyển động sẽ tạo ra khuôn mẫu (stereotype). Do thế, nhận thức chung phát triển thành khuôn mẫu chỉ cần sự tham gia của quyền lực (Power). Do quyền lực đã quy định nhận thức chung, như là một thức gì đó đã chặn trước con đường mà nhận thức chung đang không ngừng di chuyển. Đây như là một phê bình về cỗ máy mang tên xã hội, xã hội tuy là một cỗ máy đã đoàn kết con người, nhưng lại tẩy chai hoặc không thể bao gồm được những con người có ý thức riêng biệt. Đến đoạn hoang đường thứ hai, chính là phần sau của câu chuyện. Trên phiên tòa, sự đối phó giữa số ít và số đông đã hiện hình rõ hơn. Vì những biểu hiện ở phần đầu của tiểu thuyết, Meursault đã rơi vào tình huống bị động, một là không bị mọi người hiểu biết, hai là mất đi quyền được nói (Discourse) trước phiên tòa. Từ phần này nhận thức chung như bị tri phối bởi quyền lực và quyền lực lại liên quan đến việc ảnh hưởng và bị ảnh hưởng và quyền lực chỉ tồn tại khi ta sử dụng (Exercise). Cho nên, co thể hiểu được rằng Meursault đã mất đi cả quyền lực của bản thân, bị ép buộc im lặng. Mỗi quyền lực mà Meursault có được, có thể chỉ còn là cảm nhận về hạnh phúc khi đến với cuộc đời này trước khi đi đối mặt với tử hình.
Từ đoạn trên ta có thể thấy được sự đấu tranh trên ý thức của cá thể và tổng thể, số ít và số đông. Mà khi tôi đưa cái nhìn rộng ra một chút nữa, tôi nhận được một cái nhìn ý nghĩa hơn nữa. Đó là sử ảnh hưởng giữa ba loại pháp luật: Luật tồn tại của con người (Meursault), luật của uy quyền (phiên tòa và tôn giáo) và quy luật của tự nhiên (mọi ngôi sao trên trời và mặt trời v.v.). Ba quy luật này đan xen và ảnh hưởng với nhau. Ví dụ như Meursault đã thể hiện quy luật tồn tại của con người có thể có nhiều cá thể khác nhau, nhưng lại không có một chút gì sai lầm, ít nhất đối với luật của tự nhiên là như vậy. Nhưng đối với luật của uy quyền lại có một chút xa lạ. Về mặt uy quyền, dùng ý tưởng của Immanuel Kant: "Prescribing Laws to Nature." (con người dựng luật cho tự nhiên), con người muốn hiểu biết về tự nhiên đầu tiên là phải nhận thức được là ta không thể thoát khỏi kinh nghiệm của bản thân (còn việc để khách quan có thể trở nên khả thi sẽ bàn luận sau, or maybe not...). Thì từ ý tưởng của Kant, uy quền tượng trưng co quy luật đã được định sẵn, quy định này bao gồm cả tự nhiên và quyền lợi cá nhân. Nếu không có quy luật, sẽ không có nhận thức đúng đắn về lý luận của con người và nhận biết về giới tự nhiên. Có thể nói, uy quyền và quyền lực khi được thực hành cũng sẽ ảnh hưởng tới luật tồn tại của con người và luật của tự nhiên, và trong tiểu thuyết thì luật của uy quyền bị phê bình để nhấn mạnh hơn quan hệ giữa cả ba luật. Ví dụ như trên phiên tòa, Meursault giết người có thể bị phán tử hình, đó là quy định của luật, nhưng lại không có quy luật cho việc kiểm sát trưởng đã dùng những chứng cứ hầu như không liên quan đến vụ án để trực tiếp đưa vào phán xét. Còn về tôn giáo và tín ngưỡng, trong tiểu thuyết có đề cập đến việc: nếu tin vào Chúa sẽ được rửa tội và tha thứ, không tin thì sẽ phải xuống địa ngục. Đây đưa ra một điểm xung đột với nhau là: giết người mà có thể được tha thứ nếu tin vào thượng đế? Đến với quy luật của tự nhiên, có thể bản thân giới tự nhiên là một tồn tại khách quan, nhưng như đã nêu từ ý tưởng của Kant, con người muốn hiểu biết về tự nhiên vẫn phải dựng luật, phải đặt tên, cho nên nhận biết của con người về tự nhiên vẫn khổng thể thoát khỏi kinh nghiệm và chủ quan (Subjective). Trong tiểu thuyết, Meursault có đề cập đến sự ảnh hưởng của mặt trời mà đã trực tiếp ảnh hưởng anh nổ súng giết chết kẻ thù, từ đây tôi hiểu rằng là ảnh hưởng của tự nhiên đối với con người. Có thể nói, ba quy luật trong tiểu thuyết đã xan xen ảnh hưởng nhau mà không thể phân loại luật nào tốt hơn và luật nào quan trong hơn, cả ba đều năm trên cùng một bề mặt, đều phải được suy nghĩ khi ta nói về tồn tại ở thế giới này. Luật uy quyền trong tiểu thuyết đã bỏ qua lời biện hộ của Meursault cũng như khinh thường quy luật tồn tại của cá nhân và của tự nhiên khi có sự khác biệt, đây là một lỗi lớn của uy quyền. Tuy nhiên, tiểu thuyết có thể quá đáng chỉ trích uy quyền, để uy quền trở thành uy quyền là nhờ vào quyền lực, mà quyền lực lại là mối quan hệ của ảnh hưởng và bị ảnh hưởng. Suy ra, quyền lực cũng có thể thực hành một cách chủ động (Power is Productive) đối với mỗi cá nhân. Cho nên khi ta hiểu biết được ta có quyền lực để bày tỏ bản thân (Discourse) là ta đã chứng minh bản thân mình tồn tại, sau đó tìm kiếm sự điều hòa giữa ta và người xung quanh, và xã hội và với tự nhiên.
Sau khi đọc xong tiểu thuyết hai lần, thì lần đầu hiểu biết về chủ nghĩa hay ý nghĩa của việc tồn tại trong nhận thức của tôi còn rất nhỏ hẹp. Sau khi đọc lại, tôi lại cảm thấy, hình như hiểu và giải thích như thế nào cũng không đủ về ý nghĩa của việc ta tồn tại, nhưng cũng như thế mới làm cho việc tìm kiếm ý nghĩ của cuộc sống trở nên đa dạng, phong phú và thu hút tôi hơn. Không ngừng tìm kiếm và hiểu biết về bản thân và tìm ra sự hài hòa giữa ta và xã hội, và tự nhiên. Hiện tại, việc giải thích tốt nhất về ý nghĩa của tồn tại mà tôi thích nhất là từ triết lý của Heidegger: khi ta nhân thức được ta tồn tại, thì đã là như thế, đây như một câu trả lời bị động, nhưng trong này lại có một phần chủ động không hoàn toàn, đó chính là tuy ta bị vứt vào thế giới này với múc đích không rõ ràng hoặc không thể giải thích rõ ràng, nhưng ta có thể chọn lối sống ta muốn và cho nó một ý nghĩa của riêng mình.
Kết là tôi có thể đánh giá quá cao về cuốn tiểu thuyết này trong khi chưa đọc tiếp những tác phẩm khác của Albert Camus, nhưng đây là một trong những cuốn sách đã mở đầu cho con đường học triết học của mình. Cho nên cuốn sách này có thể mang tính đánh dấu cho một sự khởi đầu trong quá trình nghiên cứu triết học của tôi.