'Hội chùa Thầy' Họa sĩ Chu Mạnh Chấn
20/6/2021 - Đọc quyển "Người Việt Cao Quý - A.Pazzi"  🕮 /Tổng số sách đã đọc được: 38 quyển 🕮/
    Cuốn sách được NXB Cảo Thơm xuất bản năm 1965 tại miền Nam mà nguyên tác là "Per Comporedere Vietnam Il Vietnamila " tiếng Ý, tác giả A. Pazzi, Hồng Cúc dịch.

★ Ở Á Đông này, người Tàu cũng có những nét khả ái riêng biệt của họ như là người Nhật, nhưng cả người Tàu, người Nhật đều không có cái linh hoạt đặc biệt của người Việt-Nam. Đôi mắt, cái miệng của người Việt-Nam có một sức sống kỳ lạ, cái duyên kỳ lạ. Về đôi mắt họ, tôi nghĩ đó là một sức thông minh tiềm tàng trải qua nhiều đời dồn chứa thành một cái nhìn vừa mau, vừa sâu như cố nắm lấy sự việc rồi thoát ly liền, như sau mũi tên bắn mạnh người thiện xạ kia đã mất dạng rồi. Tất nhiên con mắt người Việt có nhiều hình dạng nhưng vẻ tinh anh của họ gần như chia xẻ đồng đều. Từ đứa bé con đến người tuổi tác, từ kẻ nghèo khổ đến kẻ sang giàu đều có được cái ánh sáng mài nhọn cắt bén như thế. Hầu như đa số mắt của người Việt đều có hai mí, và đó cũng là một cách cấu tạo làm cho con mắt thêm phần linh động hơn nhiều. Họ nhìn hiền từ khoan dung, nhưng có vẻ gì không chịu phục tòng. Tôi nghĩ khó lòng mà nói cho hết về những ý nghĩa phóng tỏa từ đôi mắt ấy và cũng không sao mà vẽ truyền thần cho được y nguyên những vẻ sắc sảo tinh anh mà đôi mắt họ có thừa. Lần đầu tiên thấy cái nhìn của họ, tôi tự nhủ rằng : « Đây không phải là dân tộc tầm thường » và sau tôi phải kết luận : 

★Người Việt là một dân tộc ưu hạng có nền văn minh riêng biệt, có lẽ không giống với bất cứ nền văn minh nào trên thế giới này★

Ảnh 'Cụ bà Việt đẹp nhất thế giới' được bán giá gần 700 triệu đồng
Hidden smile (nhiếp ảnh gia Réhahn)
Nhiều dịp tôi đã thấy kẻ bất lương hung hăng ném những tia nhìn hằn học đục ngầu sát khí, nhưng khi ý nghĩ bạo ác tan rồi, cặp mắt của họ dịu xuống, lại trở về với cái vẻ dịu hiền sắc sảo của dân tộc mình. Dù cho đôi mắt ấy không bình thường, hay bị thương tật, cái nhìn của người Việt-Nam vẫn là cái nhìn thông minh. Trong đó có chiếu sâu thẳm nền văn minh riêng biệt. Nhưng nụ cười Việt, cũng như hầu hết nụ cười dân tộc Đông phương, có một vẻ gì bí hiểm khó mà đoán hiểu dễ dàng. Riêng người Việt-Nam, khi vành môi họ nhếch lên hay mím nhẹ lại, họ đã qui tụ cái nhìn, đôi mắt theo về hướng ấy,và trong phần tư, phần sáu nụ cười lửng lơ của họ, người ta đoán thấy một sự nhạy cảm lạ lùng đi đôi với một khiếu năng phê phán linh hoạt.
“Thiếu nữ cầm quạt” - Họa sĩ Nguyễn Nam Sơn
    Đời sống của dân tộc họ dù có chiến thắng vẫn không có những hân hoan tột độ, và dù chiến bại vẫn không có những bi đát tột cùng. Những lúc dẹp xong kẻ thù họ vẫn ngoan ngoãn làm người triều cống và khi bị kìm kẹp giữa gông cùm nô lệ họ vẫn thản nhiên tìm cách vươn lên. Chưa có một dân tộc nào chiến đấu oai hùng như họ trải qua lịch sử, mà họ có bản anh hùng ca nào đâu ? Cũng chưa có dân tộc nào đã từng lầm than đến thế mà họ có lời kêu khóc nào đâu ? Văn chương Việt-Nam không hề có sự bi thảm, tuyệt vọng, bởi vì dân tộc của họ không thể bi thảm đến mức tuyệt vọng, dù phải sống vào bất cứ là trường hợp nào.
    Người Việt đáng lẽ phải tự hào về khuôn mặt của họ. Do đó, vẻ đẹp trên khuôn mặt người Việt Nam là do quá trình gian khổ của dân tộc họ làm thành và sức quật cường lớn lao của dân tộc họ tạo nên. Cặp mắt họ biết quắc nhìn, giận dữ mà không tàn bạo, đôi môi họ biết mím chặt, căm hờn mà không ác tâm. Tiếng nói của họ, vốn là ngôn ngữ riêng của âm nhạc vì có nhiều dấu, nhiều giọng khác nhau, không phải là tiếng nói của hỗn loạn và của cay nghiệt. Trên khuôn mặt người Việt Nam có cả vết hằn lịch sử của họ. Các vết hằn ấy ở nơi khóe môi, ở nơi vừng trán, ở trong ánh mắt, nụ cười, ở trên màu da và trong tiếng nói
Hội chùa Bút Tháp - hoạ sĩ Nguyễn Sĩ Ngọc vẽ năm 1990
    Một đôi nhà khảo cứu người Việt đã chứng minh rằng các câu thơ nhịp chẵn của họ không hề giống như nhịp lẻ lửng lơ của người Trung-Quốc, và các mái chùa, đình, lăng miếu của họ dầu có mượn kiểu Trung-Hoa vẫn không có nét cong vắt lửng lơ như của người Tàu. Nói thế, để xác nhận rằng bản tính người Việt không thích mơ mộng, phiêu lưu, và họ vẫn biết nơi nào là điểm cần thiết để mà bảo toàn lấy mình và dân tộc mình. Cái trực giác ấy, cái lương tri ấy là một phản xạ tinh diệu ở nơi người họ, phát sinh từ năng khiếu thích ứng với các điều kiện thực tế khó khăn để duy trì sự trường tồn. Có lần nghe câu tục ngữ Việt-Nam : « Khôn ăn cái, dại húp nước » tôi đã có ý ngờ vực, cho rằng đấy là câu nói của kẻ tham ăn muốn lừa gạt những người khác. Bởi vì tôi đã quan niệm những gì béo bổ đã biến thành « nước », phần « cái » đâu còn bổ béo gì nữa ? Tôi cảm nghĩ với tư cách của người Tây Phương quen ăn món « xúp » nên không hiểu được người Việt. Mãi về sau nghiên cứu tục ngữ của họ, tôi gặp được câu : « Ăn lấy đặc, mặc lấy bền » và chợt hiểu rõ một cái ý niệm thiết thực trong cách ăn uống thường ngày của họ.
Họa sĩ lê Phổ - Danh Họa Lê Phổ - Giá tranh Lê Phổ ? | Vietnam arts |  Vietnam antique | Vietnam gallery
Họa sĩ Lê Phổ
  Người Việt – ở đây nói người bình dân đông đảo làm nền tảng cho giống nòi – thích những cái gì vững chắc, cơ thể chịu đựng lâu dài để sống, và họ vẫn muốn no bụng, chặt bụng hơn là ăn đồ lỏng lẻo, nhẹ nhàng dầu nó béo bổ, ngọt ngào. Tiếng CÁI mà họ chỉ định chất đặc hay là cái xác của các đồ ăn, là một tiếng dùng rất có ý nghĩa, nếu ta biết rằng ở trong nguồn gốc ngôn ngữ tiếng ấy có nghĩa là mẹ, là những cái gì CHÍNH ĐÁNG, QUAN TRỌNG. Người Việt vẫn còn nói « con dại, CÁI mang », vẫn gọi con đường lớn nhất là con đường CÁI, dòng sông to nhất của họ là con sông CÁI. Khi nói « khôn ăn Cái » rõ ràng là họ muốn dành cho món ăn đó một sự đề cao trọng thể hẳn hoi.
    Tất nhiên óc thiết thực ấy có đủ hai mặt của nó : Người Việt vẫn không bám vào những công trình nào chỉ có bề ngoài vững chắc hoặc không phù hợp các điều kiện sống. Người ta sẽ không ngạc nhiên trước các công trình kiến trúc thô sơ của người Việt-Nam. Đình chùa của họ không có gì là thật sự quy mô, thật sự vững chãi, bởi vì họ vẫn thấy sự thờ phụng trong lòng là chính, và không dại gì đem chất đá gạch mong manh để chọi với sức tàn phá vô tận của dòng thời gian. Họ dành sinh lực, vật lực của mình cho những nhu cầu thiết thực cấp bách. Nói thế, cũng không phải ta không nhìn thấy được tài năng kiến trúc của giống nòi Việt. Lịch sử của họ vẫn nhắc lại thành Cổ Loa như một kỳ công xây dựng ở một vùng đất luôn luôn xao động vì những địa chấn, và thành Thăng Long, và chùa Một Cột của họ đều là di tích của một tài năng độc sáng về các công trình kiến trúc. Toà Cửu Trùng Đài của đời Hậu Lê quy mô, vĩ đại, bị dân phá hủy tan tành, nói lên khả năng xây cất của họ, vừa chứng tỏ được tinh thần thiết thực, thiên về nội dung hơn là hình thức của họ. Dân tộc Việt-Nam có cái khả năng chế hóa đặt biệt cũng như có một tính cách uyển chuyển khác thường, nên cái tài nghề kiến trúc của họ mới thật tinh diệu, nếu có điều kiện phát triển. 
Giá Trị Nghệ Thuật Tranh Sơn Mài - Nét Đẹp Tinh Túy Truyền Thống Hội Họa  Việt Nam - Kiệt Tác Nghệ Thuật
Họa sĩ Nguyễn Gia Trí 
Bức tranh cổ 'Hội chùa Thầy' được trả giá 5 tỷ đồng
Họa sĩ Chu Mạnh Chấn 

    Người ta có thể kết luận là người Việt-Nam không hề có óc viển vông và đó là thế quân bình làm nên sức mạnh của giống nòi họ. Nếu người ta hiểu rằng dân Chiêm Thành sống trên mảnh đất nghèo nàn hơn nhiều lại có những ngôi tháp cổ công phu ngày nay vẫn còn cố đứng rầu rĩ trên các sườn đồi miền Trung, thì ta hiểu được vì sao người Việt lại là những kẻ chiến thắng. Tôi đã có dịp quan sát nhà cửa người Việt và tôi thấy rằng những nơi trú ngụ của họ đều rất phù hợp với các điều kiện thực tế, ngoại trừ những ngôi nhà tranh ở một đôi miền trong vùng Bình-Định có một kiến trúc quy mô, vững chãi, ảnh hưởng sót lại của dân tộc Chàm. Chính sự vững chãi phi lý làm cho sinh lực mong manh, nên ta có thể nói rằng người Chàm đã bị suy vong vì óc xa rời thực tế của mình.
Ca trù - Họa sĩ Chu Mạnh Chấn
    Nói về cái ý thức ấy, người ta có thể kể đến một số sự kiện quan trọng đã xác nhận rõ hơn nữa tinh thần luân lý sâu sắc của người Việt-Nam. Đó là quan niệm đối với tầng lớp xướng ca. Nếu ở La-Mã ngày xưa người ta khinh ghét lớp người nuôi heo và làm thịt heo, tước bỏ tất cả quyền lợi của hạng người này ở trong xã hội, thì ở Việt-Nam chế độ phong kiến cũng đã tước bỏ khá nhiều lợi quyền chính trị của lớp xướng ca và con cháu họ ; chỉ vì quan niệm xướng ca là một tầng lớp vô luân. Sự vô luân này không phải đánh giá ở trên thực tại sa đọa có thể xảy ra trong lớp người ấy, mà ở nơi các vai trò của họ, ở sự người con có thể đóng một vai vua và bắt người cha làm kẻ bề tôi quỳ lạy, ở sự anh em có thể đóng vai vợ chồng, hoặc là vợ chồng đóng vai mẹ con hay là cha con
Ký hoạ 1935: cuộc sống người Miền Nam xưa - Hình ảnh Việt Nam xưa & nay

    Người Việt không muốn những kẻ đã từng làm mất ranh giới đạo đức luân lý – dầu là ở trong khoảnh khắc của sự trình diễn – có thể ra đời giữ lấy quyền hành, có được địa vị xã hội để mà cầm cân nẩy mực định đoạt cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của họ. Những kẻ đã từng vi phạm luân lý, kẻ ấy đã hết uy quyền luân lý đó là kỷ luật xã hội. Sự kỳ thị ấy đã bắt buộc các nhân vật sống nghề xướng ca không được dự các cuộc thi, và trong hôn nhân, những con cái nhà tử tế không được kết thân với lớp ca kỹ bao giờ, trừ sự mua vui chốc lát.
"Les Désabusées" (Vỡ mộng) của Tô Ngọc Vân
  Trong lịch sử Việt, một nàng công chúa tên là Huyền Trân bị đem gả cho vua nước Chiêm-Thành tên là Chế Mân và sự kiện này vẫn được một số nho sĩ tán thành vì họ nhận thấy trong đó quyền lợi quốc gia của họ được thêm tôn trọng : sính lễ cầu hôn là hai miền đất Ô, Ri hết sức rộng rãi. Điều thú vị nhất ở trong việc này là đoạn cuối cùng, bởi vì nàng công chúa ấy rồi được cướp về, chừng như người Việt vẫn không chịu nổi một cuộc thoát ly dứt khoát của người đàn bà xứ họ về với một dân tộc khác. Trên phương diện này, dân Việt có lòng tự ái đặc biệt, khác hơn bất cứ là dân tộc nào. Ta có thể hiểu trong cái quá trình lịch sử luôn luôn bị sự chèn ép, áp bức của những thế lực bên ngoài, người Việt không muốn liên kết sâu xa với thế lực ấy, để khỏi bị họa diệt vong. Họ phải bảo tồn nòi giốngdanh dự họ, không muốn đàn bà của họ chịu đựng mọi sự chung sống với kẻ ngoại bang, bởi vì đàn bà của họ vốn rất trung thành, chịu đựng, có thể vì sự gắn bó mà quên giống nòi. Bài học lịch sử của dân tộc họ là chuyện cô gái Mỵ Châu, con An Dương Vương, vì lấy một người ngoài nước tên là Trọng Thủy, mà cơ nghiệp của nhà vua sụp đổ tan tành, đất nước bị sự lệ thuộc lâu dài. Có lẽ do những phản ứng sâu xa, do những kinh nghiệm lịch sử, người Việt vẫn khinh ghét rất đậm đà tất cả những người phụ nữ lấy chồng nước ngoài nhất là khi nước ngoài ấy thuộc về các dân tộc đã làm phương hại đến quyền lợi vật chất hay là tinh thần của họ. Trong ngôn ngữ họ, ngày xưa có cái thành ngữ « thằng Ngô, con đĩ » để chỉ người Tàu và các bà vợ Việt- Nam, mặc dầu họ vẫn tiếp đón niềm nở văn hóa Trung-Hoa và biết quí trọng nền văn hóa ấy.
"Đối với lớp người lấy Pháp, họ vẫn quen gọi bằng tiếng Me Tây, và bất cứ người nước nào đến xứ sở họ và có vợ Việt, như Mỹ chẳng hạn thì các người vợ sẽ được gọi bằng Me Mỹ…"
“Qua Dốc Miếu” - họa sĩ Lê Quốc Lộc sáng tác năm 1974
    Nếu ta thấy rằng dân Việt đã từng chiến đấu thế nào ở trong lịch sử, thì ta sẽ thấm thía nhiều hơn nữa về cái đức tính hiếu hòa của họ. Đó là dân tộc anh hùng mà không có anh hùng ca, bởi vì người Việt không xem mọi sự chém giết là một vinh quang. Cho đến khi đã chiến thắng oai hùng, họ cũng hiền lành như vậy, hòa hảo như vậy. Những vua chúa họ ngày xưa khi đã quật ngã kẻ thù xâm lược vẫn chịu nhún nhường triều cống để mua thái bình cho đất nước mìnhdù phải trả bằng giá đắt của lòng tự ái cá nhân hay là bảo vật ở trong kho tàng. Dù có mất công tìm kiếm bao nhiêu đi nữa ở trong văn chương của họ, bác học cũng như bình dân, ta vẫn không thấy một tác phẩm nào đề cao lửa máu chiến chinh. Mà bất cứ đâu cũng bày ra cảnh sản xuất êm đềm, những lờitình tự trong sáng, nỗi niềm thương yêu, hy vọng chứa chan. Nơi lớp bình dân ngậm ngùi khi bị cưỡng bách làm người lính thú không có hình ảnh oanh liệt đã đành, mà kẻ sĩ kia múa gươm thét ngựa ra chốn chiến trường cuối cùng lại quay trở về với nơi khao khát được sống yên lành nơi chốn quê hương, bên người vợ hiền, gần người mẹ già đáng kính, đàn con thơ ngây trong những sinh hoạt giản dị, bình thường.

  Tuy vẫn chống lại phong kiến Trung-Hoa suốt cả thời gian Bắc thuộc, nhưng họ vẫn niềm nở đón người Tàu đến mua bán tại xứ sở của họ. Chưa nói là những người này vốn giỏi về ngành thương mại đã chiếm đoạt được khá nhiều tài sản quí giá trên đất Việt-Nam. Ấy thế mà đối với họ, người Việt vẫn gọi bằng cái danh từ « các chú », như gọi bà con thân thuộc của mình. Nếu ta biết rõ hiện nay trên thế giới có biết bao nhiêu dân tộc vẫn ngăn cản người Trung-Hoa đến để mua bán như là cấm cản một sự phá hoại kinh khủng, thì ta thấy rõ người Việt có một tinh thần liên kết dân tộc đến như thế nào. Hơn nữa, không phải người Trung-Hoa sang buôn bán ở nước Việt-Nam với một tính cách của dân xâm lược (bởi lẽ nếu là xâm lược thì dân Việt-Nam sẵn sàng đánh đuổi), nhưng họ đã sang nhiều đợt như là đoàn người tị nạn, hoặc là mưu việc sinh kế vì quá nghèo nàn trong xử sở mình, cho nên họ vẫn gặp sự chia sẻ cảm thông của người dân Việt.
Quầy đổi tiền , bán tạp hóa, hương liệu của mấy anh Bảy Chà trên đường Catinat ,…người Pháp gọi là Chettys
    Không chỉ đối riêng với người Trung-Hoa dân Việt có thái độ ấy, mà hầu như đối với tất cả mọi dân tộc khác, người Việt cũng tỏ ra rất ôn hòa, liên kết, nếu các dân tộc này đừng mưu toan đem ách thống trị mà đặt lên đầu, lên cổ của dân tộc họ. Vì vậy, người Việt vẫn gọi người bạn Ấn-Độ của họ bằng cái tên : gọi « anh Bảy » – Anh Bảy Cà-Ri hết sức thân mật như họ đã dùng tiếng « chú Ba Tàu » gọi người Trung- Hoa. Anh Bảy, chú Ba, rõ ràng là các vị thứ quen thuộc trong một gia đình.
    Khi nghĩ về các đại danh từ ấy, tôi thấy có lẽ không dân tộc nào trên địa cầu này có cái tinh thần phân minh mà lại rộng rãi như người Việt-Nam. Qua cách xưng hô, đối đãi của họ hằng ngày, họ có hẳn một cách nhìn riêng biệt, xứng đáng với cái ý thức của một giống nòi thật sự văn minh, và văn minh ấy có một chiều sâu quan trọng, bao trùm được hết mọi người. Nếu đem so sánh với biết bao nhiêu dân tộc hiện nay đang còn ghét nhau chỉ vì màu da, chỉ vì tiếng nói, hoặc chỉ vì mối tranh chấp lịch sử quá xa xưa rồi, thì ta thấy rõ người Việt có một trình độ văn minh tinh thần cao hơn các dân tộc ấy rất nhiều, và người Việt xứng đáng làm đàn anh tinh thần các dân tộc ấy một cách hiển nhiên.
họa sĩ lão thành Đinh Minh - ĐỒ CỔ CHÍ HIẾU
Đình làng - họa sĩ Đinh Minh
    Khi ai hỏi đến tác phẩm lớn nhất của dân tộc mình, công trình kiến trúc vững nhất của giống nòi mình, người Việt có thể kiêu hãnh đáp rằng : « Đó là lãnh thổ mà bao nhiêu đời dân Việt đã góp công sức tạo thành và không ngừng nghỉ điểm tô ». Đó là chứng chỉ cụ thể và hùng hồn nhất của cái tinh thần bất khuất, đó cũng là cái văn bằng xứng đáng hơn hết của óc sáng tạo thiên tài.
    "Ở trên đất nước chúng tôi nơi nào cũng có anh hùng. Hãy đi vào các xóm làng, hỏi các nấm mồ, các bụi cây, hốc đá, quí ngài sẽ nghe kể lể biết bao nhiêu chuyện phi thường về giống nòi Việt ». Điều đó quả là sự thực hết sức hiển nhiên, đúng như lời nói của một con người quật khởi miền Nam – ông Nguyền Trung Trực –khi ông trả lời trước bọn đế quốc xâm lược rằng đến bao giờ cỏ còn mọc trên đất Việt thì người dân Việt vẫn còn mãi mãi chống đối để tiêu diệt kẻ xâm lăng. Và cái phi thường của họ đã thành một cái tác phong hết sức bình thường, bởi vì mãi mãi họ vẫn là một dân tộc kiêu dũng, oai hùng, không chịu cam tâm lệ thuộc bất cứ là giống người nào.
Người Việt Cao Quý | BookBuy.vn
Xuất bản 2019 - NXB Khoa học xã hội