20/6/2021 - Đọc tham khảo quyển sách Khoe bàn chân nhỏ NXB Nhã Nam/Người Trung Quốc XẤU XÍ - nhà văn Bá Dương 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 36 quyển 🕮

    ✤ Đa số người Trung Quốc đều cố gắng "không mất gốc", nghĩa là tích cực chia rẽ, xâu xé nhau. Bất kỳ ở góc biển chân trời nào hễ có người Trung Quốc là có cắn xé lẫn nhau. Nghe nói tại nước Mỹ có một cơ quan chuyên nghiên cứu những đặc tính này để tìm hiểu tại sao người Trung Quốc đối với người da trắng lại rất tử tế mà đối với đồng bào mình lúc nào cũng chỉ như chực muốn giết lẫn nhau.Nếu vậy thì sao những cộng đồng người Hoa lại phát triển qua thời gian?!??

    ✤ Từ khi những bang hội ma-phia trẻ Trung Quốc nổi lên hoành hành trong các quán cơm Tàu, nhiều quán đã phải chi những món tiền lớn để mời một người da trắng đến gác két tiền, như kiểu một loại bùa trừ tà. Chẳng bao lâu sau những băng đảng này không thấy xuất hiện nữa. Đó là nói về giới vô học.Không có ý nghĩa???

    ✤ Còn giới trí thức - đặc biệt là số người Trung Quốc có học vị tại các trường đại học Mỹ - giống như gừng càng già càng cay-tự nhiên họ phải biểu hiện cái đặc tính này một cách tài ba hơn. Cùng dạy tại một trường đại học, lại cùng là người Trung Quốc đáng lẽ họ phải tương thân tương trợ, hòa thuận với nhau. Nhưng khi chứng kiến tận mắt tôi mới thấy được là không phải như vậy. " Chung chung mơ hồ, cảm tính, chủ quan!!!!

    ✤ Những chuyên gia về học " kiêm " học về chuyên gia " đó nếu thuyết trình hoặc giảng dạy về vấn đề đoàn kết thì có thể hay ho đến thượng đế cũng có thể khóc được. Nhưng trên thực tế chẳng lúc nào họ muốn đội trời chung với nhau. Ví dụ: giáo sư A mời tôi đi quán nhưng quyết không mời giáo sư B tham gia. Ông giáo sư C nghe nói tôi ngủ nhà ông giáo sư D, tức khắc thanh minh không muốn kết bạn với cái loại người trục lợi như tôi. Tôi rời nhà ông E, định nhờ ông ấy chở giúp đến nhà ông F, thì ông E nói: " Anh bảo thế nào? Gặp thằng đó à? Thôi, anh đi bộ cho nó khỏe nhé ! ".

    ✤ Các phố Tầu trên thế giới đã thành những động quỷ nuốt tươi người Trung Quốc, thành nơi chứa chấp vô số người ở chui không giấy tờ. ở đó, trẻ con hoặc các bà già nhiều khi không có cách nào ngoài cách làm việc trong các xưởng quần áo lậu với đồng lương không đủ húp cháo cầm hơi, chẳng khác gì những nô lệ da đen thuở nào. Họ chôn vùi cuộc đời trong những xưởng đó mà chẳng ai nghe được tiếng kêu than. Một bộ phận nhỏ không thể đại diện cho một cộng đồng, bối cảnh thay đổi cũng khác xưa.

    ✤ Dù có cơ hội để kêu khóc nhiều khi họ cũng không dám. Những xưởng may lậu này thường chỉ nhắm bóc lột người Trung Quốc chứ không hề dám đụng đến người da trắng. Những người Trung Quốc trong giới học đường và guồng máy chính phủ cũng không là một ngoại lệ. Nếu sếp của anh là người Trung Quốc thì anh hãy coi chừng. Không những anh có thể quên cái việc thăng tiến đi, mà nếu có chuyện thải người thì anh sẽ là kẻ đầu tiên phải cuốn gói. Bởi vì sếp anh phải chứng minh cho người da trắng cấp trên thấy anh ta không thiên vị, rất chí công vô tư. Nhưng sự thực cái óc " tư " của anh ta nếu đem nhét vào con thoi không gian cũng không đủ chỗ chứa. Để làm vừa lòng ông chủ da trắng, anh ta không ngần ngại mổ thịt một đồng bào, bước lên cái thi thể đó như một bàn đạp mà tiến thân.

    ✤ Người Trung Quốc vì đầu óc hãi sợ truyền kiếp nên sẽ vĩnh viễn bị lừa bịp, bắt nạt.Sợ cái gì? Sợ điều gì!?? Không rõ ràng

    ✤ Giống chuyện một phụ nữ Trung Quốc ở Mỹ kể cho tôi nghe hai năm rõ mười những đau khổ của bà trong vụ bị người ta lừa tiền một vố nặng. Thế mà lúc tôi đề nghị đem chuyện đó viết lên báo, thì bà thất sắc, vừa khóc vừa bảo: " Ông ơi! Ông ở tận bên Đài Bắc, đối với bọn chó săn đó thì không có gì phải lo. Nhưng em tôi đang ở Xan Phrăng-xítx-cô. Ông hại nó mất. Ông đúng là cái thằng chuyên gây ra tai họa thôi ! " Nói xong bà chùi nước mắt nước mũi lên người tôi và bắt tôi thề nếu viết gì về bà thì sẽ chết đuối ngay trong cái cốc nước trà.

    ✤ Than ôi ! Trong thế giới này chỉ có cái thiên tính nhu nhược của người Trung Quốc mới không dám căn cứ trên lý lẽ để đấu tranh. Nếu có một vài người dám làm vậy thì những con giòi trong hũ tương cho rằng đấy là những phần tử cực đoan không an phận. Mọi người đều sống theo cái kiểu: " Thôi! Bỏ qua! Bỏ qua đi! Cái gì đã qua thì cứ để nó qua, quá khứ thì hãy để cho nó là quá khứ ! " Rồi chờ đến lúc Ngọc Hoàng thượng đế đột nhiên mở mắt phán: " Người ác sẽ gặp quỷ ác! " Và như vậy khác nào đặt ngang hàng những anh hùng chống bạo lực với loại " côn đồ ", còn người lương thiện lại đồng nghĩa với hèn nhát và dễ bị bắt nạt, thiếu can đảm và phẩm cách. 

    ✤ Tại sao những băng đảng trẻ người Hoa không dám động đến cái người da trắng gác két ở các tiệm cơm Tầu ? Bởi vì họ quá biết rằng ăn hiếp một người Trung Quốc thì cũng dễ như đối với một con kiến. Y sợ sệt nhút nhát đến chết được, đối với bất kỳ việc hung bạo gì cũng đều quen thói cúi đầu nhẫn nhục, miệng câm như hến. Nhưng nếu ăn hiếp một tay da trắng, luật sư xuất đầu lộ diện, thì không biết sự thể sẽ ra sao ?

    ✤ Trước khi tôi đi Mỹ, một người bạn đến chia tay bảo: " Khi nào anh trở lại Đài Loan tôi hy vọng rằng anh sẽ không bảo người Trung Quốc ở đâu cũng là người Trung Quốc nữa ! " Nhưng giờ đây dù có dằn lòng ép dạ thế nào đi nữa tôi vẫn phải bảo: " Người Trung Quốc ở đâu cũng vẫn là người Trung Quốc ".!!!

    ✤ Thượng úy Giắc " có nói một điều rất đau thương như sau: " Những người da trắng các anh có tiêu diệt chúng tôi đâu. Kẻ tiêu diệt chúng tôi là chính chúng tôi đó ! " Không phải người da trắng bài xích người Trung Quốc tại Mỹ; tự thân người Trung Quốc đã làm như vậy, khiến cho chính người Trung Quốc mới bị lâm vào cảnh khốn khó.

    ✤ Cái quan hệ giữa những người Trung Quốc với nhau không hề có cái kiểu này, mà hoàn toàn ngược lại. Những người sẵn sàng giúp đỡ kẻ khác vẫn được gọi một cách văn hoa là " kẻ hiếu sự ". Nếu giữa đường thấy chuyện bất bình mà ra tay thì nhất định bị gọi là " thích lo chuyện không đâu ". Dĩ nhiên những hành động đi ra ngoài cái lề thói này đều bị xem là hành vi có ẩn ý nào đó. Bởi vì nếu như ở Đài Bắc giả sử anh có gục xuống thượng thổ hạ tả, tôi có thể cá với anh một quan tiền rằng không ai đỡ anh dậy.

    ✤ Một năm trước tôi đi xem xi-nê ở Đài Bắc với một người bạn Mỹ. Đang xem dở phim bỗng có một ông cụ tự nhiên từ ghế ngã xuống sùi bọt mép. Một lúc sau hai nhân viên rạp hát đến khiêng ông ấy đi, chắc là đem vào nhà thương. Nhưng không ngờ khi hết phim chúng tôi đi ra mới thấy ông cụ vẫn nguyên hình nguyên dạng bị vứt nằm lăn lóc bên cửa ra vào trên nền đất đầy bùn. Ông cụ nằm đó chẳng khác gì người một bộ lạc bán khai nào đó vừa bị một bộ lạc khác bắt về chứ chả có vẻ gì là " con cháu của rồng thiêng " cả.

    Sinh ra làm người Trung Quốc, ở trên đất Trung Quốc mà muốn giúp người khác không phải là một việc dễ dàng. Tôi đã nói trắng vấn đề này ra trong quyển " Ngã vào hũ tương " rồi. Một người không có những tư tưởng và tình cảm cao quý thì vĩnh viễn không thể tin mà cũng không thể hiểu được tại sao người khác có thể có được những thứ đó. " Những đứa hiếu sự ", " Những kẻ đi lo việc không đâu ", " có ẩn ý gì đó " là những mũi tên độc lúc nào cũng giương sẵn để bắn ngay lập tức vào người có ý định muốn giúp mình.

    ✤ Than ôi ! Người Trung Quốc chúng ta tựa hồ như dừng lại ở giai đoạn tiến hóa của người rừng, ăn lông ở lỗ, trên người lúc nào cũng khoác một cái áo giáp như một con nhím, chỉ để lộ đôi mắt đầy ghẻ lạnh và nghi ngờ, lúc nào cũng dáo dác nhìn như thể tâm hồn không hề được yên ổn.

    ✤ Ở Trung Quốc xếp hàng chỉ là một loại học thuyết, ở Mỹ xếp hàng là một thứ sinh hoạt. Kiểu xếp hàng ở Đài Bắc có thể xem như xếp hàng một nửa. Vì lúc xếp hàng để lên xe thì xem cũng ra vẻ đấy, nhưng khi xe vừa đến thì mọi người lại ùa ra mặc sức tranh dành, mạnh được yếu thua.!!!!

    ✤ Trong chỗ trời long đất lở đó, các nhân vật anh hùng mở đường máu, trèo cả lên đầu lên cổ người khác để chiếm một chỗ ngồi trước mọi người. Đám tàn binh gồm những người già, kẻ yếu thì đầu bù tóc rối, chân nam đá chân xiêu, thất tha thất thểu lên xe mà không hiểu lúc nãy mình vừa khổ công xếp hàng để làm gì. Để cướp một chỗ ngồi hoặc vì sợ không chen được lên xe cho một đoạn đường dài thì còn hiểu được, đằng này đối với xe hỏa, xe ca, chỗ đã có đánh số, không thể nào bay đi mất được, cũng không thể sợ đít người khác dính vào chỗ của mình đã mua, thế mà không hiểu sao người Trung Quốc vẫn còn phải ra sức chen lấn ?

    ✤ Bất cứ nơi nào có người Trung Quốc tụ tập sinh sống, việc điều đầu tiên ai cũng thấy được là " đông, ồn, bẩn, loạn ". " Đông " vì chen chúc nhau mới vui nhộn, " ồn " vì người Trung Quốc thích ra oai hù dọa đối phương, " bẩn " vì không có bụi bay thì làm sao thấy được nắng đẹp, " loạn " vì tinh thần tự do, tự tại.

    ✤ Người Trung Quốc đối với những đau khổ của kẻ khác thường có kiểu tò mò một cách trắng trợn, thích thú mà có vẻ đồng tình, nhưng đối với những thành tựu và hạnh phúc của kẻ khác thì giữ kín như bưng, cực kỳ bí ẩn, tâm địa đố kị cực kỳ ác độc.

    ✤ Người Trung Quốc dù khoan hồng đại lượng cũng tuyệt đối không thể chấp nhận chuyện người mình quen lại khá hơn mình, tuyệt nhiên không thể chịu đựng được bất cứ phần tử nào ở cùng trong cái biển khổ ấy lại thoát ly ra được. Đó là cái gọi là " không muốn thấy cháo của người nghèo đóng váng " (Cùng phường ăn mày mắng nhau dầy chiếu). " Mình đói người khác cũng phải đói " thì lúc ấy mới không thấy được mình đói. " Mình chết đuối thì người khác cũng phải chết đuối " thì lúc đó mới không cảm thấy mình đang chết đuối. Nếu phải nhẩy xuống giếng tự tử tất phải tìm được người nhảy xuống trước để làm đệm cho mình.

    ✤ Trung Quốc là một dân tộc không biết sùng bái anh hùng!!!??. Người Trung Quốc chỉ sùng bái những con ma xui xẻo bị thất bại. Quan Công vì sơ xuất bị ám hại ở Kinh Châu, nên được người đời thắp hương cúng bái. Sở Bá Vương vì cùng đường phải tự cứa cổ nên được xem là anh hùng cái thế. Gia Cát Lượng vì cúc cung tận tụy dưới trướng Lưu Bị nên được tôn thờ là thần cơ diệu toán. Nếu Quan Công giữ được Kinh Châu, Sở Bá Vương có được thiên hạ, Gia Cát Lượng phục hưng được nhà Hán thì người đời sau chắc sẽ không sùng bái họ như vậy. Đối với người chết còn như thế, huống hồ những người đang sống. Cùng xuất thân, cùng một hạng người như nhau mà nó lại cứ dám ngoi lên cao. Nếu không kéo cho nó xuống ngựa thì làm sao chịu được ? Cái tinh thần " phản người cùng một tổ " này là một trong những thứ truyền thống " ưu tú " của dân tộc Trung Quốc từ mấy nghìn năm nay.

    ✤ Người Trung Quốc đối với những người nước ngoài to khỏe xưa nay vẫn chăm chú đến việc giữ hòa bình, nhất là đối với những kẻ địch hung hãn. Dầu cho họ có cưỡi lên đầu lên cổ mình thì cũng cứ khoan hồng đại lượng, thản nhiên chịu đựng. Duy chỉ đối với giữa người mình với nhau thì lại không thể để cho ai làm dù một hạt bụi bay vào mắt, không thể để ai nói điều ong tiếng ve gì về mình. Nếu có chuyện đó xảy ra tức thì phải đập cho vỡ đầu, hạ độc thủ, phóng ám khí.

    ✤ Một người Trung Quốc, như một cá nhân thì thông minh tài trí ; nếu nói về năng lực, tinh thần hăng hái thì chẳng thua ai. Nhưng lạ thay, điều khiển một tỷ người Trung Quốc lại cũng dễ như lùa một đàn cừu. Anh chỉ cần để cho tất cả mọi người cùng chịu khổ, cùng bị hà hiếp như nhau thì họ sẽ chịu đựng được những cực khổ và những sự ức hiếp đến độ không loại người nào có thể chịu được. Nếu thi tài chịu đựng khổ cực, gánh vác tội vạ đồng thời ngậm đắng nuốt cay, nhất định người Trung Quốc đoạt giải quán quân.

    ✤ Người Trung Quốc trong thế giới lý tưởng thì giảng đạo đức, nói nhân nghĩa, nhất thiết có đủ cả những đức tính trung, hiếu, nhân, ái, tín nghĩa, hòa bình. Người Trung Quốc trong thế giới hiện thực lại luôn luôn giãy dụa bên bờ đói khát, nằm giữa ranh giới của sự sống và cái chết. Trong đời người chuyện lớn nhất là làm sao giữ được mạng sống của mình. Để giữ được nó, không có việc gì mà không dám làm, dù phải lừa dối lẫn nhau, dù gặp sao hay vậy, sống tạm bợ cho qua ngày. Cái đạo lý làm người trong thế giới lý tưởng chỉ là tấm gương để cho người khác soi, là lời để cho người khác nghe. Cái hành vi trong thế giới hiện thực mới là cuộc sống thật của mình. Bởi vậy anh mãi mãi không tài nào có thể đoán được ý đồ của người Trung Quốc qua lời nói của họ được. Một người Trung Quốc bảo anh ta chúa ghét khách sáo, nhưng anh đừng tưởng thật mà tùy tiện với anh ta được. Anh ta bảo rằng hôm nay anh ta chẳng hứng nói chuyện gì cả, tuy vậy anh không thể không mời anh ta nói chuyện được. Người Trung Quốc nói, nhiều khi có nghĩa ngược lại, nhưng có lúc nó lại thật là như vậy. Anh có là con giun trong bụng anh ta cũng chưa chắc có cách gì biết đúng được ý của anh ta.

    ✤ Mục đích tối hậu của cuộc đời là sống còn. Mấy nghìn năm gian khổ đã tôi luyện cho người Trung Quốc tinh khôn ra. Cứ cái nguyên tắc nào, cái lý tưởng nào giúp cho họ sống còn được tức là những thứ cao nhất, lớn nhất, hay nhất. Để sống còn, phương pháp duy nhất là sống như con rùa, lúc phải rụt đầu thì rụt đầu. " Tuyết trước nhà ai người nấy quét, chớ có lo đến sương trên mái ngói nhà người khác " (Các nhân tự tảo môn tiền tuyết, hưu quản tha nhân ngõa thượng sương), " nghề có thể nuôi thân thì theo, việc không dính đến mình chớ mó " (Nghiệp khả dưỡng thân tu trước kỷ, sự vô can kỷ mạc lao tâm).

    ✤ Tại Trung Quốc, chỉ cần sự việc xúc phạm một lúc đến hai người trở lên thì tuyệt đối chẳng ai có thể đứng ra phản đối cả. Ai cũng nghĩ kẻ bị thiệt hại không phải chỉ có mỗi một mình ta. Nếu mọi người đều có thể chịu đựng được, không có lý do gì mình lại xuất đầu lộ diện để đối phó. Nếu phải thi sự nhẫn nại, chịu đựng thì trong trường hợp này, không loại người nào có thể so với người Trung Quốc. Đối với việc xâm phạm vào quyền lợi của bản thân, chỉ cần có người khác cũng bị như họ thì người Trung Quốc nuốt giận nín thinh, rút lui không dám đương đầu, không dám làm mếch lòng kẻ đang gây thiệt hại cho mọi người, không muốn cho ai khác có thể được hưởng lợi lây nhờ hành động hoặc sự can thiệp của mình. Còn đối với những việc không liên quan đến quyền lợi bản thân, người Trung Quốc luôn luôn bo bo giữ mình, đứng ngoài cuộc, làm kẻ bàng quan đứng xem bên ngoài, không bao giờ nhúng tay vào. - Người giỏi dại gì đi ngửi cứt chó ? Anh bảo tôi là loại máu lạnh ư ? Máu không lạnh thì làm sao tôi có thể sống lâu trăm tuổi được ?

    ✤ Người Trung Quốc, nếu thấy một việc gì mang đến thuận tiện hay lợi ích cho mình, thì cứ làm chứ không cần biết đến những tai hại mà nó có thể gây ra cho những người khác. Người Trung Quốc làm bất cứ việc gì, trước tiên bao giờ cũng nghĩ đến một vấn đề : " Chuyện này có chỗ nào mình lợi dụng được không ? "

    ✤ Người Trung Quốc khấn Bồ-tát phù hộ cho họ trúng số độc đắc. Nếu họ trúng thì họ sẽ diễn ngay cái tuồng đền ơn, trả nghĩa. Nếu không trúng thì họ sẽ rủa Bồ-tát là đồ tượng gỗ, tượng đất. Chỉ cần có gì hay thì thần thánh nào họ cũng thờ. Bằng không thì họ chẳng tin thánh thần nào cả, chỉ tin vào chủ nghĩa thực dụng của họ mà thôi.Người Trung Quốc không có cái cuồng tín tôn giáo, không hề có những thánh tử vì đạo, lại cũng không thể để xảy ra chiến tranh vì tín ngưỡng.

    ✤ Người Trung Quốc lúc dự hội nghị không bao giờ dám nói ngay ra một cách thẳng thắn và chính xác ý kiến của mình. Hội nghị kết thúc rồi cũng tuyệt đối không dám bỏ đi những ý kiến riêng của mình.

    ✤ Nói chuyện về đạo lý với người Trung Quốc chỉ là chuyện uổng công. Lúc bắt đầu xin góp ý về một việc nào đó thì mọi người không ai có ý kiến gì cả, nhưng khi sự việc đã được quyết định rồi thì tất cả mọi người đều muốn có ý kiến.

    ✤ Nói tóm lại một câu : người Trung Quốc mãi mãi không thể nào một lòng đoàn kết, vĩnh viễn không thể chủ động giữ vững được các quy tắc, cho nên chỗ nào có người Trung Quốc nhất định là có khả năng xảy ra hỗn loạn.

    ✤ Người Trung Quốc không bao giờ quý trọng tình cảm của người khác, cũng không bao giờ quan tâm đến sự sống chết của kẻ khác. Lúc người Trung Quốc nói, họ muốn cả thế giới nghe được lời họ. Lúc đang nói, vì muốn toàn thế giới lắng nghe, nên họ phải gào lên thật to cho tiếng rền mái ngói, cho tất cả đối phương đều khiếp sợ oai mình. Chỉ cần có hai người Trung Quốc ở một chỗ là có thể ồn ào đến chết người được.

    ✤ Nơi nào người Trung Quốc đã đặt chân đến thì không thể có chỗ nào là không bẩn. Có hơn một tỷ người Trung Quốc trên thế giới này, làm sao mà không chật chội được ? Ngoài ồn, chật, bẩn, loạn, lại còn thêm cái tật " thích xem " (người khác đau khổ), hoặc " chỉ quét tuyết trước nhà mình mà không động tý gì đến sương trên mái ngói nhà người khác "Phiến diện

TÓM LẠI: QUYỂN SÁCH NÀY VÔ CÙNG PHIẾN DIỆN, ĐẦY LỜI LẼ CHỦ QUAN, THIẾU CĂN CỨ, MƠ HỒ, CHUNG CHUNG.....CHỈ DÙNG ĐỂ THAM KHẢO.