Người Nhật đã bị sỉ nhục như thế nào trong ngày 2/9/1945?
Ngày 2/9/1945, Đế quốc Nhật, thành viên cuối cùng phe Trục, đã đầu hàng đồng minh trên thiết giáp hạm USS Misouri của hải quân Hoa...
Ngày 2/9/1945, Đế quốc Nhật, thành viên cuối cùng phe Trục, đã đầu hàng đồng minh trên thiết giáp hạm USS Misouri của hải quân Hoa Kì. Người dân trên thế giới vui mừng vì đã kết thúc cuộc đại chiến đã kéo dài ròng rã suốt 6 năm (1/9/1939 - 2/9/1945), và gọi ngày này là V-J Day, viết tắt của "Vitory over Japan Day". Báo chí thế giới đồng loạt đăng tấm ảnh đoàn đại biểu Nhật Bản dẫn đầu bởi ngoại trưởng Shigemitsu kí văn kiện đầu hàng trên boong tàu Missouri, mà quên mất những chi tiết nhỏ mà người Mỹ cố tình sắp đặt để hạ nhục người Nhật.
Đầu tiên là việc nước Nhật phải đầu hàng trên một con tàu lớn ngay tại thủ đô của mình. Vào thời đại của thiết giáp hạm, chúng là đại diện cho một quốc gia. Bản thân con tàu là một vùng lãnh thổ hải ngoại của quốc gia. Vì vậy, việc "vùng lãnh thổ" kẻ thù được đặt ngay thủ đô của mình và ngoại trưởng Shigemitsu phải đi đến đó đầu hàng là một sự sỉ nhục rất lớn đối với Đế Quốc Nhật Bản.
Hành động thứ hai của Mỹ là bắt đoàn đại biểu Nhật Ban lên tàu bằng cầu thang bên dưới tháp pháo A, gần mũi tàu nhất. Đây là hành động làm khó đoàn đại biểu Nhật, khi mà dãy cầu thang này dài gấp đôi so với cầu thang ở đuôi tàu, và ngoại trưởng Shigemitsu bị mất một chân sau vụ ám sát hồi năm 1932.
Rồi khi lên tàu thì người Nhật thấy những các vệ binh Mỹ cao trên 6 feet (1m8) đứng xung quanh. Điều này tạo nên một sự đe dọa và sự sỉ nhục rằng người Nhật thật nhỏ bé so với người Mỹ.
Ngoài ra trên boong tàu USS Missouri khi đó treo cờ của các nước đồng minh, thể hiện rằng chiến thắng này là dành cho các nước đã sát cánh cùng nhau chiến đấu chống Phát Xít. Điều này thì bình thường trong mọi buổi lễ kí văn kiện đầu hàng, người Nhật không cảm thấy gì nhục nhã vì điều này. Tuy nhiên, bên cạnh những lá cờ đại diện cho các nước Đồng Minh thì Mỹ còn treo thêm một lá cờ khác. Đó là cờ của thiếu tướng Perry, người đã dẫn đầu hạm đội Mỹ neo tại vịnh Tokyo bắt nước Nhật mở cửa vào thế kỉ 19. Người Nhật khi đó run sợ trước những con tàu sắt mà Mỹ đem đến, đến mức họ gọi chúng là những "con tàu đen". Chúng là dấu mốc quan trọng cho sự sụp đổ của chính quyền Mạc Phủ và khởi đầu cho cuộc Duy Tân Minh Trị. Và vị trí mà con tàu Missouri đậu vào ngày 2/9/1945 chính là tọa độ mà thiếu tướng Perry neo đậu năm xưa. Người Mỹ như cố tình nhắc người Nhật rằng: "Từ xưa đến giờ, nước Mỹ luôn hùng mạnh hơn Nhật Bản."
Một chi tiết khác là hai tháp pháo A và B của thiết giáp hạm Missouri được xoay một góc 20 độ. Lý do là cho trống chổ để đặt bàn kí văn kiện nhưng như vậy thì chỉ cần xoay tháp pháo B là đủ. Lý do thực sự là những khẩu pháo nằm ngay trên đầu đoàn đại biểu Nhật.
Bên cạnh đó, sự sỉ nhục rõ ràng nhất mà người Mỹ sắp đặt nằm ở chính văn kiện đầu hàng mà hai bên kí. Văn kiện này gồm hai bản, một tiếng Anh và một tiếng Nhật. Trong khi bản tiếng Anh được bọc bằng da tốt thì bản của Nhật được bọc bằng vải buồm và được khâu một cách qua loa.
Cuối cùng, sau khi buổi lễ kết thúc, đoàn đại biểu Nhật phải quay về ngay, còn người Mỹ thì tổ chức ăn mừng ngay tại chổ. Hơn 400 máy bay của phi đội Task Force 38 bay diễu hành ngay tại vịnh Tokyo. Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, người dân Nhật đã quá khiếp sợ trước những chiếc máy bay Mỹ sẵn sàng thả bom bất cứ lúc nào và bất kì đâu. Vì vậy, việc hơn 400 máy bay Mỹ bay trên bầu trời thủ đô Tokyo là một sự răn đe của Mỹ đối với Nhật Bản.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất