Người Miền Nam lạm dụng từ “ Bao” một cách vô nghĩa
-Tôi là người Miền Trung, nói chính xác hơn tôi là người duyên hải Nam Trung Bộ (có nghĩa là các tỉnh từ Đà Nẵng tới Bình Thuận), cũng...
-Tôi là người Miền Trung, nói chính xác hơn tôi là người duyên hải Nam Trung Bộ (có nghĩa là các tỉnh từ Đà Nẵng tới Bình Thuận), cũng như bao đứa trẻ khác ba má tôi vẫn cố gắng cho con cái học Đại học mặc dù tôi đi thi trễ 2 năm so với chúng bạn, mài đũng quần 4 năm trên ghế giảng đường ra trường với tấm bằng Sư Phạm khá trong tay, cũng như bao như người luôn có 2 lựa chọn. Nếu nhà bạn có mối quan hệ sẵn thì nên về tỉnh mà xin việc làm hoặc là Nam tiến mà cụ thể hơn là Sài Gòn theo cách gọi của người quê tôi để kiếm cơ hội.
Lúc mới bước chân vào thành phố mang tên Bác, đang tập tành dần với lối sống người Miền Nam nhộn nhịp và sô bồ thì tôi cũng chả hơi đâu quan tâm với để ý gì nhiều chỉ biết chú tâm với việc mình làm rồi về phòng trọ. Sau khi đã dần quen, thì dần để ý tới ngữ điệu và cách dùng chữ của người trong này hơn.
Mả thứ tôi để ý nhất là mấy tấm biển quảng cáo của các xe bán hàng dạo vì dù sao tôi vẫn là người có thu nhập thấp ở đây mà. Thì có một từ mà tôi để ý ở các xe bán dạo vì đây là lối bán hàng bình dân và thân thuộc hơn với người dân ở đây đó là từ “bao” và nó cũng xuất hiện ở những nơi như nhà hàng hay những quán ăn của người trung lưu. Ví dụ như ra xe bán Sầu Riêng là “bao” ăn, hay ra xe bán Thơm (hay dứa, khóm theo cách gọi của từng vùng) là“bao” ngọt, dô nhà hàng hải sản kêu cua thì sẽ có quảng cáo là cua “bao” gạch, hay là“bao” tươi, hoặc cụ thể hơn quán đó nói chúng tôi “bao” ngon. Lúc ban đầu cũng lờ mờ hiểu từ bao là gì, nhưng sau khi hỏi và tìm hiểu thì mới biết từ bao ý nghĩa là đảm bảo ví dụ như bao ăn, bao ở là đảm bảo về ăn ở. Vậy thì lại có xảy ra một ngịch lý ở đây là liệu cô bán cua có đảm bảo cua mình mua về ăn mà ko có gạch cua có đem ra đổi được không, hay mở sống tại chỗ nếu không có gạch thì đổi, hay như chú bán sâu riêng nếu không ăn được thì chú nói từ “bao” làm gì vì đường nào nếu mà bạn mua về thì phải ăn nó rôi, dù nó có chưa chín hay vấn đề gì đó đi chăng nữa hay mình cũng hiểu theo ý là sầu riêng là loại trái cây khó mà tìm ra quả ăn được nên để đảm bảo cho chất lượng người ta nói là “bao” ăn. Hay lấy hẳng ví dụ về cái cửa hàng hải sản kia đi nếu gọi món lên mà bị phản ánh lên là hải sản mà nguyên liệu không tươi thì liệu người ta có không tính tiền bạn không nếu đây là nhà hàng buôn bán một cách đàng hoàng, hay liệu mình có nghĩ là nó không ngon mà người ta không lấy tiền mình vì lý do là người ta đảm bảo là bao ngon cơ mà. Như vậy từ bao giờ người Miền Nam sử dụng một từ gần như là vô nghĩa cho cái công cuộc bảo vệ khách hàng bảo vệ chất lượng sản phẩm hay nói rộng ra nói đến tính trung thực của người làm ăn. Hay chỉ mong điền nó lên biển quảng cáo để khách hàng thấy mà tin tưởng hoặc người khác điền mình cũng điền lên cho bằng người ta. Hay liệu là cách kinh doanh “ăn sỗi ở thì” mà các cụ hay nói mà tụi con cháu phải làm như vậy để cho cái gọi là đảm bảo kia một cách lấp liếm đi sự vô nghĩa của nó khi đưa nó lên biển quảng cáo.
Hay câu chuyện thằng bạn tôi vừa đi 1 chuyến du lịch mà theo lời nó kể thì tệ hơn cả từ tệ của nó nữa. Chuyện là như vầy đợt tháng khi Việt Nam đang kiểm soát dịch và nhà nước đang muốn kích cầu kinh tế bằng du lịch. Thì công ty thằng bạn tôi cho đi du lịch với hướng dẫn viên là luôn có câu khẩu hiệu là cảnh tham quan “bao” đẹp, “bao” ăn ở những nơi gọi là độc đáo ở địa phương nhưng khi nó tìm hiểu và tham quan thực tế thì thất vong tràn trề vì họ dẫn tới những nơi mà khi người nơi đâu có biển cũng có bãi cát, một cái đồi với trang trí đầy trái tim trồng ít hoa để mọi người chụp ảnh có kỷ niệm chuyến đi, rồi người bán hải sản với những vòng cổ có thể mua được ở thành phố với giá rẻ hơn mà những địa điểm này miễn phí cho người dân tham quan du lịch .Bạn cứ tới nơi và có biển là có bãi cát và những thứ liên quan chỉ khác là cái tên gọi và bạn đặt chân ở đâu . Mặc dù tôi không nói là những nơi miễn phí là xấu và địa điểm nào cũng có cái hay và cả câu chuyện đằng sau nó.
Nhưng ta có đặt vấn đề ngược lại thì ở đây một từ được cho là đảm bảo cho chất lượng dịch vụ mà tôi mua của các anh, bằng một từ theo tiếng miền Nam gọi là đảm bảo cho một dịch vụ hay sản phẩm mua lại vô nghĩa như vậy, hay chúng ta hiểu rằng cái gì cũng có lúc này lúc khác và bỏ qua cho nhau mà sống rồi lấy một từ ra để lấp liếm cho cái đảm bảo đó. Liệu ngoài kia còn có từ nào vô nghĩa mà chúng ta đang lạm dụng nữa hay không nó có đại diện cho một khía cạnh hay một từ nói lên chất lượng của sản phẩm nữa hay không hay chúng ta nói tặc lưỡi một cái cho qua và lần sau chỉ nhắc nhẹ với bản thân rằng không mua chỗ này nữa.
Hay chúng ta biến một từ "bao" có nghĩa đảm bảo thành vô nghĩa chỉ để cho có một từ cho tấm biên quảng cáo của mình bớt nhàm chán.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất