Người Gia Rai
Nếu bạn đến Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, khả năng cao là bạn sẽ đi qua mô hình (như thật) của nhà mồ Gia Rai. Việc tôn sùng sự sinh...
Nếu bạn đến Bảo tàng Dân tộc học ở Hà Nội, khả năng cao là bạn sẽ đi qua mô hình (như thật) của nhà mồ Gia Rai.
Việc tôn sùng sự sinh sôi của tự nhiên và những thứ liên quan đến nó -- quan hệ tình dục, bộ phận sinh dục, việc chửa đẻ -- khá phổ biến trong nhiều nền văn hóa ở Việt Nam mình. Nhưng thẳng thắn như người Gia Rai thì hơi bị hiếm. Theo nhà nghiên cứu Hồ Thị Thanh Nhàn, người Gia Rai không những không e ngại gì mà còn cường điệu hóa chi tiết lên cho nó ấn tượng.
Trong khi đề tài phồn thực trong điêu khắc của các tộc khác thường được khái quát thành biểu tượng như linga - yoni của người Chăm, nõ - nường của người Việt, hoặc điêu khắc đình làng vẫn có chút dè dặt, kín đáo, thì đề tài phồn thực của người Gia Rai lại vô cùng mạnh mẽ qua hình tượng đôi nam nữ đứng song song trong tư thế giao hoan, thản nhiên như muốn khẳng định, “đây là một phần tất yếu của cuộc sống”... Chi tiết đặc tả kỹ lưỡng nhất trong tượng giao hoan là bộ phận sinh dục của nam và nữ, hầu hết đều được cường điệu đến mức phi lý.
Những bức tượng này đặt ở nhà mồ, hay có thể hiểu là chung cư cao cấp của người đã khuất. Gọi là chung cư vì người Gia Rai chôn cất những người trong gia đình vào cùng một mộ, theo dòng họ của mẹ (chế độ mẫu hệ). Nghe nói lễ bỏ mả là lễ hội lớn nhất của người Gia Rai.
Mà từ từ, bạn có biết người Gia Rai là ai không?
Thực ra thì 10 phút trước tớ cũng không rõ họ là ai, sống ở đâu, mặc quần áo gì. Tớ chỉ mang máng nhớ họ ở Tây Nguyên, cái chỗ có Đà Lạt và một số địa danh nghe hay hay như kiểu Pleiku, Đăk Glei. Hình ảnh kinh điển về người Tây Nguyên là mấy chàng đóng khố ôm cồng chiêng, còn các nàng thì... vót chông?
Sau khi Google về người Gia Rai thì tớ có thể kể cho các bạn thế này:
1. Họ sống ở Gia Lai (tất nhiên!) Đây là cái tỉnh có Pleiku và đôi mắt biển hồ đầy nào đó. Để bạn hình dung được Gia Lai ở đâu trong trí nhớ mờ sương về địa lý Tây Nguyên, thì đây: Nếu muốn tìm Gia Lai trên bản đồ, cách dễ nhất là mò tới khu vực Tây Nguyên rồi chọn miếng to nhất. Gia Lai là tỉnh lớn thứ 2 về diện tích ở Việt Nam, chỉ sau Nghệ An. Gia Lai to gấp 3 lần cả Hà Nội và Sài Gòn cộng lại.
Người Gia Rai cũng sống ở Kon Tum (Đăk Glei trong Giấc mơ Chapi là ở đây) và Đăk Lăk (Buôn Ma Thuột ở đây, còn yêu nhau thì về).
2. Tiếng Gia Rai là một ngôn ngữ anh em chú bác với tiếng Chăm và tiếng Malaysia. Tiếng Việt thuộc một hệ ngôn ngữ khác hoàn toàn. Đây là từ điển tiếng Gia Rai tra từ tiếng Anh. Tớ không biết "anh yêu em" trong tiếng Gia Rai là gì, mặc dù đã mò mẫm một hồi. *emoji thất vọng*
3. Cùng với một số dân tộc khác, người Gia Rai là tác giả của văn hóa Sa Huỳnh (khoảng 1000 năm TCN, sau Đông Sơn một chút). Bạn vẫn có thể ngắm nghía văn hóa Sa Huỳnh trong: thánh địa Mỹ Sơn, gốm đất nung không tráng men vẽ vời mà điêu khắc rất tinh vi, đá thủy tinh (mà phim cổ trang Trung Quốc hay gọi là "lưu ly").
4. Người Gia Rai theo chế độ mẫu hệ. Trong đám cưới, chú rể sẽ được cô dâu đến đón về nhà mình và sẽ bẽn lẽn đáng yêu như hình bên.
5. Người Gia Rai có cồng chiêng, đàn t'rưng, trường ca Đăm San.
6. Thời trang: Các chị mặc váy quấn và áo chui đầu cổ thuyền; các anh mặc khố, áo sát nách khoe cơ bắp, có thể đi dép tổ ong nếu thích.
7. Từ Gia Rai có nghĩa là "Người của Thác nước."
Bạn vừa đọc xong một bài trong Bây giờ mới biết, một blog con con của tớ. Tớ có thói quen lang thang, vớ được cái gì google cái đó. Thấy hay hay nên tớ viết lại cho mọi người cùng đọc. Bạn có thấy hay hay giống tớ không?
Về Bây giờ mới biết:
- Bài sẽ ngắn và không sâu lắm. Nếu bạn muốn dài và sâu thăm thẳm thì qua zeal tìm hàng này.
- Không chuyên về lĩnh vực nào cả, tớ đi ngang cái gì thì viết về cái đó, và thường không phải là chuyên môn của tớ.
- Bạn có thể thoải mái bình luận, khen chê, yêu cầu bài viết tiếp theo... (còn có nghe hay không thì lại là việc của tớ).
Bonus thêm cái ảnh đầy suy ngẫm.
Du lịch - Ẩm thực
/an-choi
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất