Người Càng Khôn Ngoan Càng Ít Nói.
Ông cha ta có câu " Thùng rỗng kêu to", không phải lúc nào lên tiếng cũng là khôn ngoan. Nói dài, nói dai thành nói dại, bộc lộ càng...
Ông cha ta có câu " Thùng rỗng kêu to", không phải lúc nào lên tiếng cũng là khôn ngoan. Nói dài, nói dai thành nói dại, bộc lộ càng nhiều điểm yếu của bản thân. Không phải ngẫu nhiên mà những người càng kiệm lời và im lặng quan sát xung quanh thường được đánh giá là càng "nguy hiểm". Họ mặc dù nói ít nhưng mỗi câu nói đều mang nhiều ý nghĩa thâm sâu. Nhiều người cho rằng những người ngại giao tiếp là những người kém kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, những người dành nhiều thời gian trầm ngâm suy nghĩ và đánh giá xung quanh, rất ít khi cất lời nhưng mỗi khi lên tiếng là đúng lúc đúng chỗ đúng chủ đề thì mới thực sự là những kẻ đáng gờm và có trí tuệ vượt bậc.
Vậy họ đang làm gì trong lúc im lặng?
Những người trầm lặng là những người quan sát tuyệt vời.
Người hướng ngoại dành nhiều thời gian để trò chuyện và giao tiếp với người khác trong khi đó người hướng nội tận dụng để quan sát môi trường xung quanh. Họ là những người suy nghĩ rất nhiều và không ngừng chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác trong đầu họ.
Họ có thể nghiên cứu con người và môi trường xung quanh sau đó hình thành một số ý kiến rất hữu ích và chính xác. Bản tính bảo thủ và không thích tương tác của họ mang lại cho họ nhiều thời gian để quan sát và lắng nghe mọi người xung quanh.
Những người trầm lặng coi trọng và đánh giá cao ý kiến của người khác.
Nếu bạn nói ít hơn một chút, thì bạn sẽ cảm thấy hài lòng về sự thật rằng mọi người yêu quý bạn vì đã khiến họ cảm thấy mình quan trọng và đáng lắng nghe. Cần kiên nhẫn để lắng nghe ai đó một cách chăm chú và sử dụng nó để thu được nhiều kiến thức nhất có thể. Ngoài việc làm giàu thêm kiến thức của mình, bạn còn tăng khả năng nhìn nhận xử lý vấn đề và nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình.
Đồng thời, bạn cũng tạo cho người đối diện cảm giác được nhìn thấy, được nghe và được hiểu, và đây là điều mà không nhiều người có đủ năng lực làm được.
Họ có ý thức về những gì họ nói.
Họ không thích thốt ra tất cả những gì họ cảm thấy hay những lời vô nghĩa. "Nói đâu trúng đó" là phong cách của họ nhiều hơn. Thông tin quan trọng và giá trị được họ thốt ra dù chỉ một lần trong cuộc trò chuyện đôi khi cũng đủ khiến bạn sững sờ. Họ đưa ra quyết định của riêng mình dựa trên việc lắng nghe những gì người khác nói và những gì họ quan sát được theo thời gian. Họ cố gắng học hỏi từ những sai lầm của người hướng ngoại và đưa ra quyết định tốt hơn cho bản thân.
Họ dành thời gian để phân tích và đưa ra phản biện.
Những người ít nói không trực tiếp đi đến kết luận trong mọi tình huống. Họ nắm bắt càng nhiều thông tin càng tốt vì họ có đầu óc vững vàng. Họ thích yên tĩnh hơn vì nó giúp tâm trí họ có cơ hội đi lang thang và suy tư.
Họ chuẩn bị tinh thần cho mọi câu hỏi có thể xảy ra (mà có lẽ họ sẽ không bao giờ phải trả lời) và do đó hiểu được tính linh hoạt trong nhận thức và đưa ra quan điểm. Xử lý cuộc thảo luận quan trọng đối với họ hơn là sự tham gia bằng lời nói.
Họ có một tư duy độc lập.
Vì những người hướng nội không có đời sống xã hội đặc biệt linh hoạt, họ không đi chơi với những người ồn ào, do đó làm giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi những điều thị phi, rắc rối. Họ luôn dành thời gian để thấu hiểu cá nhân của họ. Vì họ thường là người cẩn trọng, độc lập, họ giữ khoảng cách với những người tiêu cực có thể làm họ cạn kiệt năng lượng tinh thần và cảm xúc.
Những người trầm lặng là những người có bản năng học hỏi.
Những người ít nói luôn khát khao kiến thức. Sự tò mò đáng kinh ngạc của họ thúc đẩy họ tiếp tục học hỏi những điều mới. Họ ghét buôn chuyện với mọi người, không phải vì họ đang chống đối xã hội hay kém cỏi, mà vì họ không thích lãng phí thời gian của mình để nói về người khác sau lưng họ.
Họ thà dành nhiều thời gian hơn để viết hoặc đọc sách để mở mang đầu óc. Nhờ kiến thức phong phú, họ không nói những điều vô nghĩa, thay vào đó, họ mê hoặc mọi người bằng những cuộc trò chuyện đầy kích thích và mang giá trị trí tuệ cao.
Họ thích tự chăm sóc bản thân.
Dành thời gian trong cô đơn thay vì tiệc tùng giúp họ có thời gian để tìm kiếm tâm hồn và phát triển bản thân. Kết quả là họ có sức khỏe tâm lý và tình cảm tốt hơn so với những người không bao giờ hướng nội. Theo Eckhart Tolle, tác giả của bộ sách Sức Mạnh Của Tĩnh Lặng thì dành càng nhiều thời gian để khám phá thế giới nội tâm, điều khiển tinh thần và cảm xúc của mình càng giúp bạn đạt được những giá trị hơn trên con đường học hỏi và hoàn thiện bản thân. Đó cũng là thông điệp lớn nhất mà ông muốn gửi gắm trong những cuốn sách của mình. Nói ít đi, quan sát nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn từng phút giây hiện tại là chìa khóa cho trí huệ và cuộc sống viên mãn.
"Suy nghĩ là tốt khi bạn không nhầm lẫn chúng với bạn là ai và khi đó suy nghĩ không phải là vấn đề. Suy nghĩ là một công cụ tuyệt vời để tạo ra mọi thứ trên thế giới này. Nó chỉ trở thành vấn đề và là nguồn gốc của đau khổ khi bạn nhầm lẫn giữa suy nghĩ với con người của bạn."
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất