Ngày xưa ôn thi cuối kì cũng là cả một vấn đề với một đứa não phẳng như mình ấy. Bình thường thì nhởn nhơ không thèm học đến đêm trước ngày thi thì ôn lấy ôn để mà chả biết có vô được chữ nào không. Học thì đến tận 2-3h sáng cơ, ngủ thêm vài tiếng đồng hồ nữa thì bị lôi đầu dậy đi thi, cũng may là vừa đủ vớt vát. Có lần mình thức trắng đêm, đầu óc sáng hôm sau cứ lùng bùng lùng bùng, kết quả thì thôi đừng hỏi nữa. Tại sao dị, tại sao tui ngủ có mấy tiếng đồng hồ mà kết quả của tui sẽ khá hơn là tui thức trắng đêm dị? Hay tại tui thông minh đột xuất? Bớt ảo tưởng đi “ku” thực ra thì ngủ một giấc sau khi học chỉ giúp cải thiện trí nhớ của “ku” và khiến cho cái não tàn của “ku” hoạt động hiệu quả hơn thôi.
Kết quả hình ảnh cho vinyl record illustration

Năm 2008, một thí nghiệm ở Đức đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa việc ngủ và học như vầy. Họ đưa ra một danh sách 30 từ cho một nhóm sinh viên và yêu cầu nhóm sinh viên đó phải nhớ những từ đã đưa ra, sau thời gian ghi nhớ, một vài người trong số đó được quyền chợp mắt một chút và số còn lại sẽ đưa vào kiểm tra những từ mà họ đã nhớ được. Kết quả đưa ra cho thấy rằng: những người không được nghỉ ngơi chỉ có thể nhớ được khoảng 7 từ còn những người được nghỉ ngơi tầm 6 phút thì lại có thể nhớ được 8 từ và đối với những người nghỉ ngơi tầm 36 phút thì sẽ nhớ được nhiều hơn 9 từ. Vậy đó, chỉ với một giấc ngủ và thế là tèn ten, nó không những giúp cải thiện trí nhớ mà còn đưa bạn đến nơi muốn nhớ nữa ( nghe như chậu Tưởng Ký của cụ Dombledore ấy nhỉ)
giphy3

“Ơ vậy thế thôi trước khi đi thi tớ học sơ sơ thôi nhé rồi dồn hết thời gian của tớ vào việc ngủ như cậu nói để trời đất dung hòa, vạn vật sinh sôi được không?”
Một thí nghiệm khác vào năm 2010 cho rằng, việc ngủ một giấc sẽ khiến bạn hồi tưởng tốt hơn, và nó còn giúp liên kết những thông tin để giúp bạn giải quyết một vài rắc rối nhỏ. Trong cuộc thí nghiệm này, nhóm sinh viên trải qua thử thách tìm đường ra khỏi một cái mê cung, sau đó được ngủ nghỉ thêm 90 phút. Và những người nói rằng họ mơ về mê cung thực sự sẽ làm tốt hơn ở lần thử thứ hai hơn những người không mơ về mê cung. Điều này chỉ ra rằng những giấc mơ đôi khi giúp ta sắp xếp và củng cố thông tin cho những vấn đề về sau của bạn. Vậy nên trả lời cho câu hỏi ở trên là không cậu nhé, thà như cậu làm một bài toán khó quá giải không nổi hay những vấn đề vắt hoài mà không ra não xong bạn ôm nó ngủ luôn thì may ra giấc ngủ sẽ giúp bạn minh mẫn hơn chứ thử mai bạn kiểm tra thuộc lòng bài thơ văn gì đi thì tớ dám cá với cậu trong bài kiểm tra chẳng có gì khác ngoài trời đất dung hòa đâu,ok?
(Lại) một thí nghiệm khác cho rằng việc ngủ ngoài giúp hồi phục lại bộ não, nó còn tăng khả năng học tập của bộ não nữa. Dựa trên thí nghiệm năm 2010, hầu hết các kết quả đều giống nhau. Sau đó họ được chia ra làm hai nhóm, 1 nhóm được nghỉ 100 phút và nhóm còn lại tiếp tục. Kết quả cũng dễ đoán thôi, nhóm được nghỉ có xu hướng làm tốt hơn trong lần kiểm tra lại.(nghe chẳng khác gì thí nghiệm đầu nhỉ)
giphy4

Không thể phủ nhận là bộ não chúng ta đôi khi chứa quá nhiều thông tin đến nỗi đôi khi chúng ta bị ngu người và toàn trong tình trạng “đang load” và còn tệ hơn nữa khi đang trong tình trạng thiếu ngủ. Các nhà khoa học cho rằng, khi chúng ta đang ở trạng thái tỉnh, những kí ức được lưu lại ở thùy cá ngựa[1]. Nếu làm việc quá lâu mà không được nghỉ ngơi, bộ não sẽ trở nên chậm chạp và có xu hướng đình công khiến cho bạn chẳng còn minh mẫn để làm việc nữa. Khi bạn ngủ, não bộ bắt đầu chuyển những thông tin hay kí ức mà bạn có từ thùy cá ngựa về thùy trước trán để biến kí ức ngắn hạn thành dài hạn, nói cách khác não bạn như ngăn tủ ấy, nhét càng nhiều thông tin thì nó sẽ quá tải, cần có thời gian nghỉ để não có thể chuyển từ ngăn tủ nhỏ sang ngăn tủ lớn đê qua ngày hôm sau bạn có thể tiếp tục cho vào một đống thứ khác vào ngăn tủ nhỏ.
Vậy là bạn đã biết giấc ngủ có vai trò quan trọng như thế nào rồi đó và nó sẽ ra sao nếu bạn dùng không đúng cách như đã giải thích ở trên. Nên lời khuyên là, thôi thì đi ngủ đi nếu bạn đang bị ngu người.
Hy vọng bài này giúp bạn nhận thức rõ hơn về giấc ngủ và bản thân mình.
Source: Howstuffworks

Hồi hải mã hay hồi cá ngựa (hippocampus) là một phần của não trước, là một cấu trúc nằm bên trong thuỳ thái dương. Nó tạo thành một phần của hệ thống Limbic và có liên quan đến hoạt động lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian.