Nhiều người thắc mắc, ngủ nhiều có tốt không hay ngủ bao nhiêu là đủ. Mình thấy câu trả lời còn tùy. Khi bản thân thấy đủ là đủ. 
Có những ngày mình chẳng buồn ngủ nhiều mà còn dư năng lượng (có lẽ do ăn nhiều trái cây và đường trong trái cây bổ sung năng lượng quá nhiều) nên ngủ ít nhưng thức dậy vẫn khỏe khoắn và tỉnh táo. Có những ngày mình ngủ li bì cả ngày chẳng mở nổi mắt. 
Ở góc độ khoa học, có lẽ cơ thể bị mất cân bằng và nó cần thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn để điều chỉnh lại mọi thứ. Một cơn buồn ngủ cũng báo hiệu bạn cần nghỉ ngơi. Ngủ nhiều hay ít cũng tùy thuộc vào hoạt động, năng lượng, mức độ cân bằng,... của mỗi người.
<i>Giấc ngủ giúp tái tạo năng lượng. Ảnh: Internet</i>
Giấc ngủ giúp tái tạo năng lượng. Ảnh: Internet

Ngủ là cấp độ thải độc cao nhất (hơn cả nhịn ăn) là vì:

Khi chúng ta nghỉ ngơi hoàn toàn (ngủ), thì cơ thể sẽ dành toàn bộ thời gian cho các việc cần thiết. Bạn cứ tưởng tượng, cơ thể có một đội quân hùng hậu làm việc. Khi bạn ăn uống, sẽ có một toán lính được phân bổ để lo việc tiêu hóa thức ăn. Khi bạn làm việc hay học tập, sẽ có một nhóm khác đảm nhiệm việc sáng tạo, suy nghĩ,... Khi bạn bệnh sẽ có một nhóm khác thực hiện công việc chữa lành,... Bạn có để ý, khi chúng ta ăn no, cơ thể sẽ tự động buồn ngủ (căng da bụng, chùng da mắt). Nên nếu vừa ăn xong bạn lao vào làm việc tiếp thì đội quân bị phân tán, năng lượng bị chia tách để vừa suy nghĩ vừa tiêu hóa thức ăn, dẫn đến các nhiệm vụ của chúng không được thực hiện trọn vẹn, nên bạn có thể dễ bị sốc hông hoặc đau dạ dày. 
Hiểu một cách đơn giản, khi ngủ, bạn sẽ dừng lại hầu hết các công việc thường ngày, cơ thể sẽ được giảm tải. Lúc đó, nó mới có thời gian để tập trung phục hồi và tái tạo các tế bào bị hư hỏng, chữa lành các vùng bị thương, tự ăn các khối u hoặc các vùng tích tụ chất độc (nếu có), vì nếu sau một thời gian dài bạn nhịn ăn và khi cơ thể tạm hết năng lượng thì nó sẽ bật chế độ “tự thực”. Nhờ vậy các vùng đang có vấn đề cũng được giải quyết. Nên ngủ là cấp độ thải độc cao nhất! 
Đừng lo lắng vấn đề cơ thể “tự ăn chính nó”. Vì thân thể này được tạo ra để tiến hóa và chúng không ngu ngốc đến mức tự kết liễu mình, mà thực tế là nó luôn bật các chế độ tự bảo vệ sự sống cho chính nó. Chỉ khi bạn nhịn ăn hợp lý một thời gian (đủ để cơ thể hoàn thành nhiệm vụ) thì “tự thực” không phải là vấn đề gì to tát lắm. Nên nếu được, thỉnh thoảng bạn có thể nhịn ăn gián đoạn (16:8, nhịn bữa sáng, nhịn ăn cách ngày,...), nhịn ướt, nhịn khô hoặc mỗi tuần/mỗi tháng nhịn ăn một ngày,... Hãy linh hoạt sao cho phù hợp với cuộc sống của bạn. Vì nhịn ăn cũng là cách thải độc rất cao (sau giấc ngủ, theo góc nhìn của mình).
Thêm vào đó, cơ thể cũng sẽ hoạt động tốt nhất nếu chúng làm việc “đơn nhiệm” (quan điểm riêng). Đừng bắt nó vừa chữa bệnh, vừa tiêu hóa thức ăn lại còn phải sáng tạo hay lo lắng cho công việc. Bạn đi làm cũng mong được nghỉ cuối tuần mà, thì cũng đừng bóc lột sức lao động của cơ thể khi bắt nó hoạt động liên tục mỗi ngày. 
<i>Ngủ là cấp độ chữa lành cao nhất. Ảnh: Internet</i>
Ngủ là cấp độ chữa lành cao nhất. Ảnh: Internet
Nên khi mệt, hãy chợp mắt một chút. Khi ăn no, thư giãn. Khi bệnh thì nhịn ăn tăng ngủ. 
Nhớ yêu quý, biết ơn và luôn lắng nghe cơ thể này. Nó có lý do thiêng liêng để tồn tại, và bạn cũng vậy. 
Lê Diễm Diễm