Dịch từ Joshua Mansoo Kim - PITCHFORK
Bìa album Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế
Bìa album Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế
Album ra mắt của bộ ba thể nghiệm đến từ Việt Nam đã mang đến một sự tấn công “quá nhanh quá nguy hiểm” của các styles và cảm xúc đa dạng. Âm thanh hỗn loạn đầy kịch tính, nhưng vẫn tạo nên cái chất khó có thể lẫn đi đâu được.
Năm 2018, những thành viên của Rắn Cạp Đuôi collective đã mời các nhạc công đến và ngẫu hứng cùng họ trong 48 giờ nonstop. Vì hầu như Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có các anh hoạt động âm nhạc thể nghiệm, sự kiện là một cách để kết nối họ với mọi người và sáng tạo âm thanh. Khoảng thời gian này cũng như cách tạo nên một nhóm nhạc, ở thời điểm hiện tại bao gồm Phạm Thế Vũ, Đỗ Tấn Sĩ, và Zach Sch, cùng làm nhạc: Trong một cái lán nhỏ trên núi, các anh đã thu âm không biết bao nhiêu giờ đồng hồ các chất liệu âm nhạc và Sch đã biên tập và kết nối chúng lại với nhau.
Trong quá trình phát triển âm nhạc của Việt Nam chưa có nhiều những người tiên phong năng nổ, và trong thế kỉ 21 - từ Đại Lâm Linh đến Sound Awakener và cố nghệ sĩ Vũ Nhật Tân - chưa bao giờ quan tâm đến Internet như cách Rắn Cạp Đuôi “tự phong” cho mình là “câu lạc bộ meme”, thích đặt tên cho tiêu đề kiểu “linus tech tips (>ω^)” (tên một youtuber). Các anh chịu ảnh hưởng từ những nghệ sĩ với lượng lớn fanbase online, từ hyperpop tới James Ferraro, nhưng họ cũng tham chiếu Chino Amobi, một producer có tầm nhìn với kỷ nghệ post-club (một genre thể nghiệm mang màu sắc từ chủ nghĩa hậu hiện đại với chất liệu của nhạc điện tử và house) , phản chiếu lại những hình ảnh qua lăng kính vạn hoa trong album ra mắt “Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế.”
Bộ ba "Cạp Chim"
Bộ ba "Cạp Chim"
Trong phân đoạn đỉnh nhất, album đã mang lại một đoạn nhạc choáng ngợp đầy kì diệu. “ “Eri Eri Eri Eri Eri Rema Rema Rema Rema Rema” liên tục ngưng nghỉ rồi lại bắt đầu, vô số những đoạn vocal bị bóp méo và hiệu ứng âm thanh chóng mặt thu thập từ cơn điên của những tiếng cào vang vọng. Nó đã đi qua nhiều cung bậc cảm xúc - khủng hoảng từ terrorcore (genre nhạc với chất liệu từ những theme kích động và tempo nhanh), sự kích động từ nhạc nền, nhịp roi quất vùn vụt theo beat funhouse - mà không làm mất đi sự cuốn hút từ giác quan nhạy bén về nhịp độ âm nhạc. “Distant People” có nhiều sự thay đổi trong âm sắc, nhưng thật khó để nhận biết chuyện gì đang xảy ra dựa trên sự phát triển của mạch cảm xúc. Bài hát bắt đầu bằng một đoạn lo-fi aquatics sau đó bị thế chỗ bởi một loạt các âm thanh điện tử thoáng qua. Synth có vài điểm tương đồng khá mờ nhạt với SOPHIE gợi nên bầu không khí u ám, mọi sự đổ dồn vào nhịp lặp lại với những tiếng synth điên dại. Xuyên suốt cả phân đoạn này là bản thể của track đó, với sự an yên giữa những hỗn loạn quay cuồng. Chính sự nhịp nhàng này đã nói lên được tinh thần của tác phẩm: ngủ ngày ngay ngày tận thế (sleeping through the apocalypse.)
Cho tới lúc này, một thứ âm nhạc vô thức đầy ly kỳ như thế chưa từng xuất hiện trong màu sắc âm nhạc của Rắn Cạp Đuôi. Xuyên suốt nửa thập kỉ, họ đã phát hành nhiều albums, track lẻ, kể cả solo lẫn chơi cùng nhau, với sự đa dạng tuyệt đối trong âm thanh. Chưa bao giờ có làn sóng freak-out cũng như sử thi hậu thời kì guitar của Mark McGuire, với nhạc nền dựa trên giọng hát và sự tìm tòi những âm thanh điện tử. Một tầm nhìn chi tiết và đầy đủ đã định nghĩa “Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế”, mở ra trang mới với producer đến từ Berlin - Ziúr và kỉ lục này được xem là màn ra mắt mới của bộ ba Rắn Cạp Đuôi là điều dễ hiểu. Khuynh hướng sáng tạo bằng cách tái tạo những chất liệu có sẵn tạo ra cảm giác tương đồng với nguyên lý về trung tâm, và điều này còn được thể hiện bằng tên ban nhạc: Rắn Cạp Đuôi, một sự khắc họa thị giác về ouroboros, một biểu tượng của sự đổi mới.
<a href="https://www.discogs.com/search?type=artist&amp;q=Chino%20OR%20Amobi">Chino Amobi</a>&nbsp;–&nbsp;A Message To The Black Man<br>
Chino Amobi – A Message To The Black Man
Ouroboros
Ouroboros
Giống như những nghệ sĩ thể nghiệm đương đại đến từ Á châu, bao gồm Senyawa, Gabber Modus Operandi, and Otay:onii. Rắn Cạp Đuôi kết hợp những khía cạnh văn hóa truyền thống vào âm nhạc của họ. Trong “Mực nang”, những bộ gõ được dùng trong các lễ hội ăn mừng chiến thắng, vụ mùa bội thu và biến nhạc cụ dẫn nhạc thành âm thanh của chiếc máy bay không người lái. Âm thanh của một giọng nói ma mị lơ lửng bên trên, như thể nói rằng tinh thần yêu nhạc đã tràn đầy hơi thở đương đại của band. Chất nhạc Việt được sáng tác trên nền nhạc lóng lánh của “Aztec Glue” và tiếng nói của người Việt trong nền công nghiệp âm nhạc đang gần hơn với “Đmẹ giật mồng” và khả năng tiềm tàng của âm nhạc châu Á. Tây phương thường miêu tả âm nhạc “châu Á” với tính hà khắc từ âm nhạc truyền thống, nghe như kiểu “đương đại” hay “âm hưởng phương Tây” được xem như xa xỉ đối với họ. Chỉ trong 27 phút “Ngủ Ngày Ngay Ngày Tận Thế” là một cảnh tượng mù mờ và vô định, cũng là một tuyên ngôn đầy cảm hứng “ Âm nhạc Á châu có thể là bất cứ thứ gì”, cùng một lúc.