Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội: Series “Tôi đang học được gì tại ULIS?” Language, culture and society: “What have I been learning at ULIS – VNU?" series.
Ngôn ngữ, văn hoá và xã hội: Series “Tôi đang học được gì tại ULIS?” Language, culture and society: “What have I been learning at ULIS – VNU?" series.
English below
Hòa mình dần với việc học tập, tôi tiếp tục chương trình sau đại học của mình với môn “Ngôn ngữ, Văn hóa và Xã hội”, một cái tên mang đậm màu sắc của xã hội học trong sự khởi nguồn và kết nối sâu sắc với ngôn ngữ.
Thật thà mà nói, khi lần đầu tiên đọc tên môn học, tôi đã thực sự bất ngờ vì sự mênh mông của môn học trong sự nỗ lực để khám phá sự liên hệ mang tính biện chứng tăng dần khi ngôn ngữ được coi là công cụ của văn hóa và văn hóa là một biểu hiện của xã hội.
Để rồi qua từng buổi học, tôi nhận ra ngôn ngữ mà mình đang sử dụng một cách hiển nhiên hàng ngày đang ẩn chứa sức mạnh của riêng nó, nhờ nó các yếu tố của văn hóa và xã hội được khắc họa với nhiều tầng ý nghĩa và đòi hỏi cái nhìn đa chiều đầy sâu sắc.
Trong bài tập nhóm của mình, chúng tôi đã tìm hiểu về ngôn ngữ của các streamers. Nghe thật thú vị phải không? Cá nhân tôi đã rất hào hứng để khám phá xem họ đã sử dụng ngôn ngữ của mình như thế nào để tương tác, dẫn dắt để hút người xem và ngược lại người xem dùng ngôn ngữ gì để phản hồi lại sự dẫn dắt đó. Hơn thế nữa, đó là cách ngôn ngữ hỗ trợ để họ tạo nên nét riêng hay một cộng đồng riêng, một đế chế của chính họ trên không gian mạng, một cái phễu vô hình với nhiều lớp lọc để tối đa hóa sự thu hút người xem đến một nội dụng nhất định.
Với cùng sự tò mò đó về những vương quốc riêng trên mạng xã hội, trong bài luận cuối môn, tôi tìm đến với một kênh khác với bài viết chủ đề là bàn về trai hư. Wow, tôi đã tự hỏi, chủ kênh đã sử dụng ngôn ngữ như thế nào để thuyết phục chính tôi cũng như người đọc khác để tin rằng định nghĩa và đặc điểm của anh ấy đưa ra về trai hư và cách anh ấy dẫn dắt đọc giả vào thế giới của anh ấy? Đây là kết luận của tôi:
“Bài viết này đã được viết bởi một nam tác giả, người đã khắc họa bản thân như một người giáo viên uyên bác đang giảng bài nhằm xây dựng lại hệ tư tưởng của xã hội về hình ảnh “trai hư” và những gì “học trò” của anh ấy có thể học được với cương vị là những “trai ngoan” rằng họ vẫn có thể thể hiện sự nam tính, có được thành công trong tình yêu theo cách mà anh ấy xây dựng. Và sau đó sẽ trở thành thành viên của công đồng anh ấy, giúp củng cố quyền lực của anh ấy và kiếm tiền từ quảng cáo hay lượt xem.”
Một kết luận chứa đựng nhiều điều phải không? Qua môn học, điều tôi ấn tượng nhất đó chính là những thực thể ngoài kia như các tổ chức, truyền thông, nhóm sắc tộc hay tôn giáo, nhóm độ tuổi hay giới tính hay chính mỗi con người chúng ta đã và đang sử dụng ngôn ngữ của mình để tìm cách đập vỡ và xây dựng lại hệ tư tưởng cho những đối tượng khác nhằm thể hiện thứ ẩn sâu sau tất cả những điều đẹp đẽ như giá trị đạo đức, giá trị cộng đồng, bài học quý giá,v.v. - đó là quyền lực.
Tôi xin kết bài viết bằng những từ ngữ mà tôi ấn tượng “trong nhóm; ngoài nhóm; định kiến; chuẩn mực; khuôn mẫu; phân biệt đối xử; vật thể hóa; phi nhân hóa và trao quyền”
Có lẽ một ai đó sẽ nghĩ rằng môn học sao tiêu cực thế hay do đơn thuần là cách chính bản thân tôi đã định hình về môn học qua lăng kính của mình? Cá nhân tôi nghĩ rằng, môn học đã đánh thức sự chủ động, tỉnh táo và cảnh giác của chúng ta trong việc tiếp nhận thông tin khi ý thức được các phễu thông tin đang được tung ra mọi nơi và điều quan trọng là có cái nhìn đa chiều cùng tư duy phản biện để chính chúng ta không dễ dàng trở thành “con dân” của một đế chế nào hay ít nhất chính chúng ta thấy việc là một phần của nó là phù hợp. Và theo chiều ngược lại, chúng ta có nên chăng cẩn thận hơn với việc sử dụng ngôn ngữ để quyền lực chúng ta tạo ra sẽ phản ánh gần hơn hay đúng hơn những giá trị trên mặt ngôn từ?

Gradually immersing myself in studying, I continued my postgraduate program with the course “Language, Culture, and Society”, whose name bears a distinctly strong sociological flavour with its origin and deep-rooted connection to language.
To be honest, when I first read the course title, I was truly amazed by its vast scope in an effort to explore the increasingly interdependent relationships as language is viewed as a tool of culture, and society is considerably expressed through culture.
As the classes went on, I realized that the everyday language taken for granted actually possesses its own power. Via language, cultural and social elements are depicted with multiple layers of meaning, requiring a multi-dimensional and profound perspective.
In our group project, we explored the language used by streamers. Sounds intriguing, right? I was personally excited to discover how they used language to interact, guide, and attract viewers, and how, in return, the viewers responded with their own language. Moreover, we examined how language helps them create their own distinctive style or a unique community, a sort of online empire, where an invisible funnel with various filters is employed to optimize viewer engagement with specific content.
With the same curiosity about these online realms, I turned to another channel for my final paper, focusing on the topic of 'bad boys.' I wondered how the channel owner made good use of language to convince me and other readers to believe in his definitions and characteristics of a 'bad boy' and guide us into his world. Here is my conclusion:
“This article was written by a male author who self-portrayed as a knowledgeable “teacher” delivering his lesson on reconstructing a new ideology of the society about “bad guys” and to impart lessons to his online “students” in order that they, self-labelled as “good guys” can exhibit their masculinity, succeed in having love and treat women in the manner he advocated, and then become a member of his community to reinforce his power and also help him monetise his content via advertisements and views.”
Quite a conclusion, isn’t it? What impressed me most throughout this course was realizing that entities such as organizations, media, ethnic or religious groups, age groups, or gender groups, and even each of us individually use language to try to dismantle and rebuild ideologies for others. This aims to reflect the underlying power beneath all those beautiful values like morality, community values, and precious life lessons.
I would like to end this essay with the words that stood out to me: 'ingroup; outgroup; prejudice; norms; stereotypes; discrimination; objectification; dehumanization; and empowerment.' Some may think that this course is rather negative or perhaps it is simply how I have perceived it through my own lens. From my angle, the course has awakened a sense of proactivity, awareness, and vigilance regarding how we receive information, especially when we are mindful about informational funnels, being deployed everywhere. The key is to sustain a multi-dimensional outlook and critical thinking so that we do not easily become the 'residents' of any online empire—or at least we feel that being a part of it is appropriate. Conversely, shall we also be cautious about how we use language to ensure that the power we create reflects more closely or accurately the values conveyed through our words?

Thinking Out Loud
/thinking-out-loud
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất