Hãy trân trọng tháng năm đi học năm tháng trân quý nhất của tuổi thơ
 Không những được đặt mình chạy theo dòng thời gian của phim mà người xem còn được khắc ghi câu thoại nhắn nhủ của nhân vật Lintang ở cuối phim rằng: “Không bao giờ được từ bỏ”.  Em còn cảm nhận được rằng từng góc quay và ngụ ý chiếu sáng trong phim như báo trước số phận của nhân vật khi đạo diễn sử dụng gam màu trầm chỉ loe lói ánh sáng khi tới Lingtang hay tới hình ảnh nghèo xơ xác của người dân những bữa ăn ảm đạm những góc chiếu tù túng ngược lại với góc quay rộng ánh mạnh khi tới những khu công nghiệp hay quay tới những quan chức (có lẽ ngụ ý về sự khác biệt giai cấp ở Indo) nhưng lại dùng toàn bộ ánh sáng khi chiếu các cảnh quay hạnh phúc hay về những điều tươi vui trên cánh đồng ở lớp học của lũ trẻ. Ngoài ra, toàn cảnh không chỉ là góc nhìn của lũ trẻ mà từng mẫu chuyện ghép lại từ chuyện tình cảm rất đỗi con trẻ của chàng trai mơ mộng Ikal với Aling; đến câu chuyện vượt hơn 80km mỗi ngày đi qua nguy hiểm khi có cá sấu để đến trường của Lintang; hay đứa trẻ thứ 10 Harun sống rất tình cảm…Phim còn lồng ghép cho thấy khả năng thiên tài của lũ trẻ được bộc lộ từ nhỏ và được phát triển khi đến lớn như chàng trai kháu khỉnh Kucai một lớp trường với khả năng tập hợp và thuyết phục mọi người quay trở lại lớp học khi thầy hiệu trưởng qua đời và cô giáo Musilimal không tới lớp, khi lớn anh đã trở thành 1 chính trị gia,…
Mỗi thành viên trong lớp đều có tính cách riêng biệt, đều khác biệt về tài năng mà nhìn vào chúng đều sẽ cảm nhận được khát khao muốn thể hiện tài năng của mình, nhưng sự tài tình của ngôi trường đơn sơ này là chúng được dạy về tình yêu thương và đều được tạo ra cho mình những không gian riêng biệt để sáng tạo, để cho thấy rằng lũ trẻ không phải là những não bộ được sao chép hay những não bộ công nghiệp mà đó là sự thiên phú và hoàn toàn được tôn trọng. Khi máy xúc đang đào mỏ khoáng sản ở trường, trường như sắp sụp đổ. Một mình cô Mus đứng lên đòi lại ngồi trường cho tụi nhỏ. Cô nói nếu “ai muốn phá ngồi trường, thì hãy bước qua xác của tôi” điều này thực sự đám khâm phục về trách nghiệm với nghề của cô. Điểm sáng này còn cho thấy sự tài tình của giáo viên ở ngôi trường này khi không có một khuôn khổ gò bó nào cho những sự sáng tạo của lũ trẻ.Và hơn hết tất cả lũ trẻ trong trường đều rất đoàn kết, mà chính bản thân chúng không nghĩ rằng tinh thần đoàn kết vô giá ấy đã tạo ra những kì tích, những kỉ niệm vô giá xuyên suốt tuổi thơ của mình.
Điều đáng tiếc nuối của bộ phim có lẽ là cái kết về cuộc sống nghiệt ngã và “thiếu may mắn” cho thấy bối cảnh chính trị xã hội tác động rất nhiều theo mọi khía cạnh. Thuần khiết biết bao những mơ ước thuở bé ấy nhưng người xem đến cuối phim lại là cái chậc lưỡi cho lũ trẻ cho dù xuyên suốt phim chúng đều bị so sánh với ngôi trường xịn hơn từ những ranh giới rất nhỏ. Số phận của Lintang như biểu thị cho cái chậc lưỡi ấy dù mang trong mình não bộ thiên tài về toán về lý về ý chí khi đi học nhưng lại không thắng nổi được gánh nặng về trách nhiệm gia đình khi cha qua đời khiến anh phải từ bỏ việc học và trở thành công nhân sau này. Và chủ nghĩa thực dụng đã xóa sổ ngôi trường ấy khiến người em ngậm ngùi về sự phân cấp, về cái nghèo, về các vòng tuần hoàn độc hại của tư bản và ở nhân vật Lintang-“sự ngưỡng mộ ngọt ngào”. Xem xong phim em như có một lời cảm ơn rất lớn đền nền giáo dục ở Việt Nam về những gì mình được dạy và cả về hoàn cảnh chính trị của đất nước về độc lập hòa bình theo mình lớn lên suốt bấy lâu.