10 năm về trước, IELTS là chứng chỉ hiếm người sở hữu và có đòn bẩy cực lớn trên con đường học vấn, nghề nghiệp. Khi đó, học IELTS đồng nghĩa với việc sẽ đi du học hoặc làm việc tại nước ngoài. Tuy nhiên quay trở về hiện tại, IELTS đang dần trở thành một xu hướng học tập của thế hệ  Z. 
Song song với mặt tích cực rằng thế hệ trẻ hiện nay sở hữu bằng IELTS từ rất sớm, nhưng đằng sau đó là một cuộc chạy đua áp lực với thành tích cùng nỗi sợ bị bỏ lỡ. Do đó thay vì học được “tư duy”, các bạn lại học vô cùng chóng vánh với những mẹo để làm bài. Thực tế, bản chất của việc học không phải để lấy thành tích, mà là để trau dồi thêm kiến thức và cải thiện bản thân. Nhờ suy nghĩ này, mình nhận ra rằng IELTS không chỉ giúp mình rèn luyện tiếng anh học thuật, mà còn đem đến cho mình nhiều bài học hơn thế. 



1. Kỹ năng tư duy

Suốt 12 năm đi học, khi có người hỏi sau bài thuyết trình: “Các bạn có câu hỏi gì không?” thì mình sẽ câm như hến. Trước khi học IELTS, mình rất ít khi đặt câu hỏi cho những thông tin mình được tiếp nhận và thường tránh tranh luận. Thế nên, tư duy phản biện hay tư duy logic của mình gần như là số 0. 
Luyện IELTS Writing là nền móng đầu tiên giúp mình xây dựng Thinking Skills, cụ thể là tư duy phản biện và tư duy logic. Những tư duy này giúp mình đưa ra các luận điểm và dẫn chứng mạch lạc, tránh những giả định (assumption) cảm tính hóa, để từ đó bài Writing của mình có sự chặt chẽ và tính thuyết phục cao hơn.


Vậy cụ thể sử dụng tư duy này giải quyết vấn đề như thế nào? Hãy cùng mìnhnhìn vào ví dụ muôn thuở của người học Tiếng Anh:
A: “Mình học tiếng Anh 12 năm mà mãi chưa giỏi.”.
B: Bạn có biết nguyên nhân hay lý do tại sao không?
Câu trả lời sẽ logic và thuyết phục hơn nếu A đưa ra những lý do cụ thể, chẳng hạn như:
Lý do thứ nhất: Vì mình không có nhiều thời gian cho việc học tiếng AnhLý do thứ hai: Do phương pháp học tiếng Anh của mình chưa hiệu quả
Để giải quyết được triệt để vấn đề thì A cần phải tiếp tục trả lời các câu hỏi “tại sao” từ 2 lí do trên
Với lý do 1: Tại sao bạn không có nhiều thời gian học tiếng Anh?
Vì mình bận chơi game; bận đi cà phê với bạn,...
Với lý do 2: Tại sao phương pháp học tiếng Anh bạn đang áp dụng lại chưa hiệu quả?
Với câu hỏi này bản thân người học cần tìm hiểu bản thân đang gặp vấn đề gì trong quá trình học tiếng Anh (không có từ vựng khi nói, nghe không được, viết sai ngữ pháp,…) để có thể thay đổi phương pháp học khác.
Thông qua quá trình liên tục đặt câu hỏi, phân tích, đánh giá để tìm hướng giải quyết, mình thấy cách mình đưa ra quyết định trở nên nhất quán hơn, bớt đi yếu tố cảm xúc và sự bối rối trước những câu hỏi mở.

2. Kỹ năng quản lý thời gian 

Để hoàn thành trọn vẹn bài IELTS, gia hạn thời gian cho từng phần là điều bắt buộc. Do đó để tối ưu thời gian, mình phân loại bài từ dễ tới khó rồi tập trung làm trong khoảng cố định. Điều này giúp não bộ dần quen với tốc độ làm bài cũng như tránh được sự sao nhãng không cần thiết. Ngoài ra thay vì học các mẹo làm bài, mình tập trung vào học hiểu bản chất, rèn cho mình tư duy giải đề nói chung để không tránh rủi ro khi gặp các dạng đề khó. 

Trong công việc, mình áp dụng theo quy tắc trên bằng các bước đơn giản như sau:
Step 1: Phân loại công việc cần làm theo deadline, rồi theo mức độ từ khó đến dễ
Step 2: Gia hạn thời gian cố định cho từng đầu việc
Step 3: Set đồng hồ đếm ngược, và tập trung 100% cho task đó. Không thêm, không bớt. 
Step 4: Nhìn lại cả quá trình, tự đúc rút ra kinh nghiệm để cải thiện cho những đầu việc tiếp theo.
Làm việc trong tâm thế như đang ngồi trong phòng thi giúp mình tăng năng suất và sự tập trung của mình lên đáng kể. Cách làm này tuy đơn giản nhưng lại thúc đẩy sự tập trung, giúp mình cải thiện năng suất làm việc của mình hơn trước. 

3. Kỹ năng tiếp nhận và xử lý thông tin

Mình luôn cho rằng sách hay tin tức chuyên sâu luôn cần một khoảng thời gian “đủ rảnh” để bắt đầu đọc. Học IELTS Reading, tốc độ đọc của mình được tăng lên nhờ phương pháp Skim and Scan. Với cách đọc lướt và tìm ý chính, mình có thêm thời gian để đọc những bài viết chuyên ngành thay vì các bài giải trí thông thường trên facebook. Trong công việc, mình áp dụng phương pháp này trong việc viết báo cáo làm sao cho ngắn gọn nhưng vẫn bao hàm nội dung chính nhờ rút kinh nghiệm từ những lỗi sai khi luyện Reading & Listening. 


4. Kỹ năng giao tiếp

Mình là người có xu hướng phải chuẩn bị những gì mình nói trong đầu trước khi giao tiếp với người khác, bởi nếu không, mình sẽ bị nói dông dài, lan man. Tuy nhiên khi học IELTS Speaking, mình nằm trong tình thế “thay đổi hay là rớt band”. Thời gian đầu khi chưa biết phải bắt đầu từ đâu, mình thường áp dụng những cấu trúc phổ biến như: AREA hay T-I-M-E. Cụ thể sau khi luyện tập, mình đã biết được cách hệ thống nội dung sao cho đủ ý nhưng vẫn ngắn gọn. 

Khi tranh luận hay đề xuất ý tưởng với cấp trên, mình thu hút được nhiều sự tập trung và đồng tình hơn nhờ cách truyền đạt theo mô hình lập luận xã hội: Đưa ra giải pháp - Lí do - Ví dụ cụ thể - Phản biện. Đặc biệt, mình còn học được lối suy nghĩ theo cấu trúc: What - Why - When - How mỗi khi lên kế hoạch. Điều này giúp mình tự tin hơn vào khả năng giao tiếp của mình với người đối diện, cũng như mạnh dạn hơn trong việc đề xuất các ý tưởng trong công việc. 

Kết

IELTS về bản chất, là một chứng chỉ đánh giá khả năng sử dụng Tiếng Anh, nhưng trong quá trình luyện thi IELTS, ta hoàn toàn có thể tích lũy cho mình những kỹ năng quan trọng khác. Vì suy cho cùng, giá trị quan trọng nhất của việc học là biết cách áp dụng kiến thức, kĩ năng vào trong đời sống. 
Trau dồi tư duy là cả một quá trình tự rèn luyện và đúc kết. Một trong những nguồn uy tín mà mình thường truy cập: https://zim.vn/blog/ - tổ chức giáo dục đào tạo Tiếng Anh và tư duy ngôn ngữ uy tín tại Việt Nam. Theo học tại Anh Ngữ ZIM, mình không chỉ hướng dẫn về cách tư duy mà còn cung cấp cho người học các phương pháp học tập được nghiên cứu chuyên sâu (SMART, Reverse Pyramid, TIME,...) Các bạn có thể truy cập để tích lũy cho mình những Thinking Skills hữu ích.