Chắc hẳn mọi người không quá xa lạ với các khái niệm gần đây để cải thiện đời sống tâm lý và tinh thần, như Ikigai, Chủ nghĩa Khắc Kỷ, etc; và một trong số những khái niệm mới nổi khoảng 2 năm trở lại đây là "Chánh niệm".
"Chánh niệm" là gì? Khi mình mới biết đến cụm từ này, mình được giải nghĩa đơn giản nó là "Mindfulness". Mindfulness is like the awareness of self-existence in life, and live for the moment -> Có nghĩa là bạn ý thức được bạn đang sống trong thực tại, cảm nhận được mọi thứ tại thời điểm này (chính là thời điểm bạn đang đọc bài viết :D), và chọn sống cho thời điểm bây giờ chứ không phải vì thì quá khứ hoặc thì tương lai. Ngồi xuống và cảm nhận mình hít vào thở ra với một tinh thần sảng khoái cũng là mindfulness đó.
Tuy nhiên như ở trên, nó chỉ là những khái niệm rất cơ bản và cho mọi người hiểu được định nghĩa và áp dụng nó trong cuộc sống nếu nó phù hợp với mình - túm lại là về số đông. Còn về mặt lý thuyết, cụm từ này xuất phát từ đâu, tại sao lại có cụm từ này, nó nằm trong một tổng thể bức tranh hay câu chuyện nào để tạo thành ý nghĩa này thì mình không tìm hiểu cho đến bây giờ.
Thực ra việc tìm hiểu cũng khá tình cờ, mình mới đọc xong kinh A Di Đà và đang trong quá trình nghiên cứu giải nghĩa các cụm từ trong kinh Phật, thì vô tình đọc được "Chánh niệm" cũng là một cụm từ trong Phật Pháp. Và ngoài Chánh niệm ra, chúng ta cũng còn các "Chánh" khác, nên mình sẽ giải thích bối cảnh và liệt kê các "Chánh" khác cùng ý nghĩa của các cụm từ đó.
--
Có tổng cộng 8 chánh đạo, hay còn được gọi là Bát Chánh Đạo (phần); có nghĩa là 8 yếu tố chân chính/chân chánh giúp con người hướng đến một cuộc sống cao thượng, hạnh phúc, an lạc, giải thoát, không khổ đau và đạt được "giác ngộ". Sâu xa hơn, các bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả.
8 chánh đạo ấy bao gồm:
1. Chánh kiến/ Chính kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ; không bị ảnh hưởng với các định kiến, cố chấp, vọng tưởng, etc.
2. Chánh tư duy: Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chính, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người. Tư duy không sử dụng để mưu mô tính toán hại người khác hoặc lợi dụng người khác.
3. Chánh ngữ: Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
4. Chánh nghiệp: "Nghiệp" gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.
<Về từ "Nghiệp", mình nghĩ chúng ta hiểu đơn giản theo cụm chúng ta vẫn biết là "Gieo nhân nào - Gặt quả đấy"/ "We are what we eat">
5. Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
<Ở đây chúng ta hiểu đơn giản là, sống và phát triển dựa trên đúng năng lực và thực lực của mình mà không đạp lên người khác để đi lên :D>
6. Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
<Ở đây chúng ta chỉ cần hiểu là chăm chỉ, siêng năng, cần cù, chịu khó, kỷ luật, đặt ra các giới hạn cần thiết cho bản thân để hướng mình đến mục tiêu cuối/ mục tiêu chung>
7. Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm:
- "Ức niệm" là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua.
- "Quán niệm" là quan sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
<Nhưng cá nhân mình thích ý nghĩa về mindfulness như mình đã nêu bên trên>
8. Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
<Ở đây mình hiểu là tu tập bản thân, sự thanh tịnh trong thân - khẩu - ý để chiêm nghiệm và rút ra được cho mình những điều riêng trong cuộc sống; và cuộc sống đều do nhân-duyên nên thả lỏng bản thân và đón nhận mọi thứ>
--
Thực ra cá nhân mình nghĩ rằng, về cơ bản các chánh nêu trên chúng ta đều đã được đọc và học trong cuộc sống mà không cần phải qua tôn giáo. Mọi kiến thức đều cần chọn lọc dựa theo quan điểm sống mọi người và trải nghiệm cuộc sống.
Nhưng mình vẫn tâm đắc nhất với cụm "Mindfulness". Ý thức được bản thân tại thời điểm hiện tại, ở đây, cảm nhận được chính bản thân mình hoà nhập cùng mọi thứ xung quanh. Đó là cảm giác rất tuyệt vời và khiến mình muốn ngày nào cũng ngồi cà phê để cảm nhận rõ/mindful về chính mình mà không bị ảnh hưởng, chi phối bởi những yếu tố khác như công việc, gia đình, etc.
--
Mình có tham khảo định nghĩa các "chánh" từ nguồn này, trong này có giải nghĩa thiên về Phật Pháp nhiều hơn, mọi người có thể tham khảo:
Ngắm mèo đi ngủ là một phút dừng lại của tui để mindful :3
Ngắm mèo đi ngủ là một phút dừng lại của tui để mindful :3