Mình sẽ kể một câu truyện trước khi vào chủ đề này. Có một thuật ngữ gọi là Placebo : giả dược, chuyên để trị các loại bệnh tưởng tượng .
Một người đi trên đường trong đêm thấy một sợi dây thừng nhưng lầm tưởng là rắn, người này sợ quá không giám về nhà, chạy tới chùa xin thầy cách thức để đánh bại nỗi sợ rắn, thầy bèn cho anh ta một tấm bùa và nói " bùa này có thể đánh bại tất cả các loại rắn". Anh ta hăm hở cầm lá bùa chạy tới chỗ con rắn và nhận ra đây chỉ là sợi dây thừng.
Bạn nghĩ sao nếu người thầy nói thẳng với anh chàng là đó chỉ là tưởng tượng của anh ta, anh ta bị hoang tưởng chẳng có con rắn nào? Anh ta tất nhiên sẽ bị tổn thương dữ lắm, hơn nữa anh chàng cũng không dám chắc đó là rắn hay không để đi về nhà. Cho nên tốt hơn là vị thầy cho anh ta lá bùa - một giả dược. Anh ta sẽ có dũng cảm đối diện với nỗi sợ.

Bạn ngụ ý gì khi bạn nói tích Đức, Phước ? Tránh việc xấu, việc ác?

Đây là một loại tham lam, bây giờ người ta có thể có nhiều tiền rồi, nhưng vấn đề là ở chỗ tiền đó sẽ mất vì một ngày nào đó bạn sẽ chết, cho nên tích Đức đi, một loại tài sản ở kiếp khác, trên ngân hàng nhân quả, có thể tiêu vào kiếp sau. Vẫn con người đó, vẫn tham lam đó, chẳng có gì thay đổi, và xin hãy nhớ cho, tham lam không thể mang lại phúc lạc - Đây chính là thủ đoạn mà nhà thờ và nhà chùa kiếm lời, đánh vào lòng tham của những người cúng dường.

Bạn ngụ ý gì khi làm từ thiện và giúp đỡ những người kém may mắn ?

Có một câu nói là thế này " Nếu cảm thấy bất hạnh, hãy nhìn xuống". Đây là loại hạnh phúc gì ? Từ việc cảm thấy hơn người khác? Đây là một loại bạo hành trá hình, nghe qua tưởng như rất nhân văn nhưng nó chỉ là thủ đoạn của bản ngã, bãn ngã chỉ tồn tại qua so sánh. Bạn có thể đi từ thiện, bạn cảm thấy mình có ý nghĩa, cao cả. Nhưng làm sao bạn có thể cho đi nếu bạn không có nhiều hơn người ta? Tận sâu trong tâm trí mình bạn ẩn dấu suy nghĩ mình là bậc bề trên, những người được giúp đỡ là kẻ dưới. Đó là lý do vì sao Phật ko đi làm từ thiện, ông ấy thiếu gì tiền, là hoàng tử cơ mà.

Bạn có thể làm việc tốt, từ thiện, nhưng chẳng có Đức nào được tích, bởi nhân quả chỉ là "giả dược" mà chư Phật nghĩ ra để dụ các bạn

Bạn có hiểu vì sao mà Phật Giáo đã bay màu tại Ấn Độ không?
Bởi Phật nói - Chẳng có cái ngã nào, cái ngã thánh nhân sau cũng vẫn là ngã, vứt nó đi
Nhưng người Ấn Độ không muốn nghe lời Phật nói, nếu không có cái ngã nào thì những việc tốt của chúng tôi làm, công phu khổ hạnh thành thánh nhân cũng vứt đi sao? Thế những kẻ phạm tội cũng có thể thành Phật sao? Và họ là đúng đấy, trong Đạo Đức Kinh Lão Tử nói "Thánh nhân bất nhân dĩ bách tính vi sô cẩu” - tốt xấu cũng như nhau, nhị nguyên nên vất đi.
Tất nhiên sau này các tổ sư đã học được cách khác, không nên quá thẳng thắn như Phật, họ đã tạo ra cái gọi là học thuyết nhân quả, tích đức, cúng dường, Phật Giáo đã học được cách sinh tồn, họ đã tạo ra giả dược để dụ người ta vào Phật Giáo.
Đầu tiên họ nói - Tích đức, làm việc tốt, trở thành Phật Tử
Sau khi bạn trở thành Phật tử , họ nói - Hãy trở thành sư đi, theo con đường của Phật, thành bồ tát cứu độ chúng sinh - cái ngã còn lớn hơn
Bây giờ họ sẽ nói : - Vứt bỏ cái ngã thánh nhân đi, vô ngã mới là cái ngã thật- Bây giờ bạn rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan, quay về thế tục cũng khó mà vứt bỏ cái ngã thánh nhân đi cũng khó, nhưng ít ra chư Phật cũng dồn bạn vào thế phải chọn lựa rồi, còn tốt hơn bạn bỏ chạy ngay từ bước đầu tiên.
Jesus nói câu cuối cùng trước khi chết là " Cha ơi, con phó thác linh hồn trong tay cha". Nếu câu này có ý nghĩa nào thì nó chính là cái nghĩa này, vứt cả cái linh hồn - con thượng đế, cứu chuộc nhân loại. Vô ngã đích xác nghĩa là gì.
Tất nhiên tâm trí bình thường sẽ không hiểu được, mọi hệ thống đạo đức sẽ bị phá hủy, xã hội sẽ đại loạn, nhưng sự thật là như vậy, mình sẽ lấy vài ví dụ cho các bạn dễ hiểu.
Ví dụ đầu tiên là phản ứng tạo ra nước.
H2 + 02 = H20
Nếu bạn đơn giả để khí H2 và O2 thì chúng không thể tạo ra phản ứng, để phản ứng này xảy ra bạn bắt buộc phải có nhiệt hoặc điện làm chất xúc tác.
Thân thể là H2, tâm trí là O2, và điện là linh hồn
Không có linh hồn, thân thể và tâm trí không thể tạo ra nghiệp, nghiệp là sản phẩm của quá trình thân thể và tâm trí có linh hồn làm chất xúc tác. Thân thể không thể ăn cắp, ý nghĩ không thể ăn cắp.
Ý nghĩ ăn cắp + Thân thể + Linh hồn = nghiệp ăn cắp
Việc này cũng giống như cái máy tính
Phần cứng là thân thể
Ngôn ngữ lập trình là tâm trí
Điện là linh hồn
Không có điện máy tính vô dụng, cũng như không có linh hồn không có nghiệp.
Vấn đề là ở chỗ khi người ta đạt tới giác ngộ, người ta đi tới việc biết mình không là thân thể, không là tâm trí, người ta là tâm thức, nhận biết. Giống như bạn mơ, trong mơ bạn có thể trở thành thánh nhân, tội đồ, nhưng đến sáng mọi mơ biến mất, bạn nhận ra mình không là thánh nhân hay tội đồ.
Việc đạt tới linh hồn đi tới chấm dứt mọi nghiệp trong quá khứ, tiền kiếp, bởi vậy cho nên bạn có làm bao nhiêu việc ác, việc thiện cũng chẳng có khác biệt gì, tất cả đều là vô nghĩa, chỉ là mơ