Nghi thức cắt bao quy đầu của các tôn giáo độc thần dòng Abraham
Cắt bao quy đầu quá sớm có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Đọc đến đây chắc bạn cũng đang kiểm tra giống tôi ( ͡° ͜ʖ ͡°) Bài...
Cắt bao quy đầu quá sớm có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Đọc đến đây chắc bạn cũng đang kiểm tra giống tôi ( ͡° ͜ʖ ͡°)
Bài viết dưới đây là của bạn mình, bút danh Phong Trung, nó thích nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa, tôn giáo, hiện đang theo học ở Indonesia dạng học bổng văn hóa do Chính phủ Indo cấp. Nó thường viết những bài về chủ đề văn hóa, tôn giáo trên facebook cá nhân, mình xui đưa lên spiderum cho anh chị em gần xa tiếp chiêu thì nó lười. Hôm nay quyết định tiền trảm hậu tấu, mọi ý kiến, câu hỏi nếu có mọi người thoải mái đóng góp, mình sẽ giục tác giả vào trao đổi, trả lời.
-----
Nói chuyện với mình đôi khi rất nhạt nhẽo. Hôm nay ra quán cà phê làm bài tập, chán quá ngẩng lên hỏi thằng bạn, nó là người Indonesia Hồi giáo: "mày có cắt bao quy đầu không?" Mình hỏi nó bằng tiếng Anh (circumcision) mà nó không biết, mà lại không thể vạch ra cho nó xem rồi giải thích được nên phải mở từ điển ra. Không biết từ điển có giải thích đúng không nữa nhưng đến giờ nó vẫn chưa trả lời.
1. Do Thái giáo
Từ trên 3.000 năm trước, cắt bao quy đầu đã trở thành một nghi lễ bắt buộc đối với nam giới người Do Thái. Nghi lễ này được gọi là Brit Milah (Bris Milah) và được coi là điều kiện tiên quyết trong Giáo Ước với Thiên Chúa.
Theo Kinh Torah của Do Thái giáo (Cựu Ước), Thiên Chúa đã ra lệnh cho Tổ Phụ Abraham tự cắt bao quy đầu của chính mình cũng như tất cả các thành viên nam trong gia đình, dòng họ, kể cả nô lệ. Theo luật Do Thái, bất cứ nam giới nào không thực hiện nghi thức này đều bị coi là tự phá bỏ giao ước với Thiên Chúa và sẽ bị khai trừ ra khỏi cộng đồng “con dân của Chúa”.
Theo truyền thống, Bris Milah là một nghi thức quan trọng nên cần có sự quan tâm và chúc phúc của cả đại gia đình. Nghi thức này thường được tổ chức trong vòng 8 ngày sau khi em bé sinh ra, thường là vào ngày Sabbath – tức thứ Bảy – tức Saturday.
Nói thêm về ngày Sabbath thì trong chương Sáng Thế ký, Thiên Chúa đã tạo ra tất cả trời đất này trong 6 ngày và đến ngày thứ 7 thì Ngài mệt quá và nghỉ ngơi. Với ý nghĩa đó nên người Do Thái nghỉ ngày thứ Bảy.
Sang đến Cơ Đốc giáo, vẫn niềm tin đó nhưng các Ki-tô hữu cho rằng giao ước mới được thành lập giữa Thiên Chúa và con người dưới sự hiện diện của Chúa Jesus thì ngày Sabbath được chuyển sang Chủ Nhật (Chúa Nhật).
Chúa Jesus bị đóng đinh và chết trên cây thánh giá vào ngày Sabbath cũ của Cựu Ước nhưng đã Phục Sinh vào ngày Sabbath của giao ước mới, tức là vào Chủ Nhật, nên các Ki-tô hữu chuyển sang nghỉ ngày này. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, theo đúng truyền thống thì Chủ Nhật là ngày bắt đầu của một tuần mới chứ không phải thứ Hai.
2. Cơ Đốc giáo
Cùng với giao ước mới, Cơ Đốc giáo cũng có nhiều thay đổi so với Do Thái giáo. Cũng giống như hiện nay, các tín đồ Cơ Đốc giáo thường không thực hiện nghi thức cắt bao quy đầu thì mới được nhận sự che chở của Thiên Chúa. Chúa Jesus có dạy, tất cả mọi người, bất kể nam nữ, bất kể thành phẫn hội nào, có cắt bao quy đầu hay không, nếu tin vào Thiên Chúa đều được bảo vệ. Các tín đồ dựa vào lời dạy này đã chính thức loại bỏ nghi lễ này khi Cơ Đốc giáo tách dần ra khỏi Do Thái giáo.
Mấu chốt vấn đề nằm ở điểm, giao ước mới theo lời của Chúa Jesus là hướng tới dân ngoại chứ không cô lập trong cộng đồng người Do Thái nữa. Bất cứ ai tin vào Người sẽ trở thành “con dân của Chúa”. Quan điểm này được các tông đồ của Chúa Jesus hết sức lưu tâm.
Sau khi Thánh Phao-lô (Paul), từ một “mục sư” (rabbi) Do Thái giáo trường phái chính thống luôn phản đối sự thay đổi của những Ki-tô hữu, một ngày trên đường tới Damas nhận được chỉ dụ của Chúa Jesus đã “cải đạo” (không hẳn) và dành hết phần đời còn lại của mình phụng sự Người.
Thánh Paul nhận thấy rằng muốn mở rộng niềm tin vào Thiên Chúa, “Quang đại giáo phái” thì cần phải loại bỏ bớt những thủ tục không cần thiết, trong đó có nghi lễ Bris Milah, đặc biệt là người Hi Lạp thời điểm đó không sẵn sàng cắt bao quy đầu.
Vì vậy trong những lần họp tôn giáo sau đó, Bris Milah chính thức không còn là điều kiện trong giao ước mới của con người với Thiên Chúa nữa.
3. Hồi giáo
Sang đến thế kỷ thứ 7, Allah của Hồi giáo đã giữ lại nghi lễ này trong những lần mặc khải cho Tiên tri Mohammed thông qua Thiên Thần Gabriel, nhưng không phải điều kiện tiên quyết trong giao ước với Thiên Chúa.
Sang đến thế kỷ thứ 7, Allah của Hồi giáo đã giữ lại nghi lễ này trong những lần mặc khải cho Tiên tri Mohammed thông qua Thiên Thần Gabriel, nhưng không phải điều kiện tiên quyết trong giao ước với Thiên Chúa.
Trong Hồi giáo, việc các bé trai cắt bao quy đầu được gọi là Tahara và đây không phải là một nghi lễ bắt buộc như Bris Milah trong Do Thái giáo nhưng được khuyến nghị trong một số dòng Hồi giáo nhất định.
Theo lời dạy của Mohammed trong Sunnah, Nhà Tiên Tri khẳng định đây là luật trong tất cả đàn ông Hồi giáo. Lý do chính cho việc này không phải là giao ước với Thiên Chúa mà là sự sạch sẽ cần có khi cầu nguyện. FYI, Hồi giáo rất nghiêm ngặt trong vấn đề vệ sinh khi cầu nguyện, trước khi cầu nguyện các tín đồ cần phải tắm rửa, làm sạch cơ thể và nếu ở trong sa mạc không có nước thì phải tắm bằng cát. Cắt bao quy đầu sẽ giúp nam giới được sạch sẽ hơn, không có những cạn bẩn bám lại.
Hồi giáo không quy ước nam giới phải cắt bao quy đầu vào độ tuổi nào nhưng thường là trước sinh nhật thứ 17. Khác vơi Do Thái giáo, đây không phải là một nghi lễ quan trọng nên không cần phải tổ chức tiệc và mời người thân đến chứng kiến mà chỉ cần đi đến bệnh viện rồi về nhà nghỉ 1 tuần thôi.
Ở Malaysia, ca tiểu phẫu này được xem là một bước ngoặt cho một bé trai bước sang tuổi trưởng thành. Ở một số nơi khác, bố mẹ sẽ đưa bé trai đến bệnh viện thực hiện tiểu phẫu khi cậu bé đó có thể hoàn thành bài cầu nguyện đầu tiên từ đầu đến cuối.
4. Facts
Lập luận để thuyết phục bản thân là một vấn đề quan trọng trước khi một tín đồ thuộc một trong ba tôn giáo anh em bên trên đưa ra quyết định có nên thực hiện ca tiểu phẫu này không.
– Với Do Thái giáo, mặc dù được viết trong Torah, nhưng rất nhiều người Do Thái phản đối nghi lễ này vì cho rằng nó không cần thiết, không hiểu vì sao Thiên Chúa lại có yêu cầu không liên quan này (tuy nhiên khoa học chứng minh nó rất tốt cho sức khỏe nam giới). Họ lấy một lời mặc khải khác của Thiên Chúa trong Torah cho rằng con người không được thay đổi các bộ phận nên cơ thể làm nền tảng cho lập luận của mình.
– Tín đồ Cơ Đốc giáo cũng chia sẻ quan điểm trên và đặc biệt nhấn mạnh thêm nữa là lời dạy của Chúa Jesus về giao ước mới không có vấn đề này cũng như nhấn mạnh vào việc Giao ước mới được hình thành từ ngày Phục Sinh.
– Trong Hồi giáo, vốn dĩ thủ thuật này là không bắt buộc hoặc sẽ được hoãn lại cho đến khi bạn sẵn sàng, đặc biệt là đối với những người mới cải đạo.
Lập luận để thuyết phục bản thân là một vấn đề quan trọng trước khi một tín đồ thuộc một trong ba tôn giáo anh em bên trên đưa ra quyết định có nên thực hiện ca tiểu phẫu này không.
– Với Do Thái giáo, mặc dù được viết trong Torah, nhưng rất nhiều người Do Thái phản đối nghi lễ này vì cho rằng nó không cần thiết, không hiểu vì sao Thiên Chúa lại có yêu cầu không liên quan này (tuy nhiên khoa học chứng minh nó rất tốt cho sức khỏe nam giới). Họ lấy một lời mặc khải khác của Thiên Chúa trong Torah cho rằng con người không được thay đổi các bộ phận nên cơ thể làm nền tảng cho lập luận của mình.
– Tín đồ Cơ Đốc giáo cũng chia sẻ quan điểm trên và đặc biệt nhấn mạnh thêm nữa là lời dạy của Chúa Jesus về giao ước mới không có vấn đề này cũng như nhấn mạnh vào việc Giao ước mới được hình thành từ ngày Phục Sinh.
– Trong Hồi giáo, vốn dĩ thủ thuật này là không bắt buộc hoặc sẽ được hoãn lại cho đến khi bạn sẵn sàng, đặc biệt là đối với những người mới cải đạo.
Tuy nhiên cần phải lưu ý một vài facts có thể trả lời tại sao Chúa Jesus không hoàn toàn loại bỏ nghi lễ này đi cũng như tại sao thời điểm của giao ước mới quan trọng và tại sao Tiên Tri Mohammed không áp dụng nghiêm lệnh với quy tắc này là vì Chúa Jesus được sinh ra là người Do Thái giáo có cắt bao quy đầu từ nhỏ và Tiên Tri Mohammed thì không.
----
Tác giả: Phong Trung
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất