1. Nghị định về hóa đơn là gì?

Nghị định về hóa đơn là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hóa đơn như cách phát hành và sử dụng hóa đơn, mức xử phạt trong trường hợp vi phạm, các nguyên tắc xuất hóa đơn,… Vậy những nghị định này có cần thiết và quan trọng không?
Câu trả lời là rất quan trọng, thậm chí các văn bản pháp luật này có thể được coi là “cẩm nang” cho mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia mua/bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Nếu bạn muốn được sử dụng hóa đơn một cách hợp pháp cũng như được Pháp luật Việt Nam bảo vệ khỏi những rủi ro và thiệt hại không đáng có, bạn bắt buộc phải tuân thủ đúng các điều khoản được nêu ra trong nghị định.

2. Ba nghị định về hóa đơn cần nắm rõ

Dưới đây là ba văn bản nghị định về hóa đơn mà bạn có thể tham khảo trước khi soạn thảo và phát hành hóa đơn của mình:

2.1 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nghị định số 51/2010/NĐ-CP là một trong những văn bản pháp luật cực kỳ quan trọng mà bất cứ tổ chức, cá nhân nào cũng cần phải lưu ý trước khi phát hành hóa đơn. Nghị định được đưa ra vào ngày 14 tháng 5 năm 2010, gồm 40 điều luật về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, cụ thể như sau:
– Điều 1 đến Điều 4: Quy định chung về hóa đơn bán hàng hóa và dịch vụ.
– Điều 5 đến Điều 13: Quy định về việc tạo và phát hành hóa đơn.
– Điều 14 đến Điều 20: Quy định về việc sử dụng hóa đơn.
– Điều 21 đến Điều 27: Quy định về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong quản lý và sử dụng hóa đơn.
– Điều 28 đến Điều 37: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
– Điều 38 đến Điều 40: Điều khoản thi hành
Đối tượng áp dụng của Nghị định 51/2010/NĐ-CP bao gồm những tổ chức cá nhân bán/mua hàng hóa – dịch vụ hoặc liên quan tới việc phát hành và sử dụng hóa đơn, các đơn vị in hóa đơn và cơ quan quản lý thuế các cấp.

2.2 Nghị định số 04/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Nghị định 04/2014/NĐ-CP được Chính phủ Việt Nam ban hành vào ngày 17 tháng 1 năm 2014 với mục đích sửa đổi và bổ sung một số điều luật trong Nghị định 51/2010/NĐ-CP. Có tổng cộng 6 điều khoản được điều chỉnh là:
– Khoản 1, Khoản 2 Điều 4, Nghị định 51/2010/NĐ-CP
– Điều 5, Nghị định 51/2010/NĐ-CP
– Điều 6, Nghị định 51/2010/NĐ-CP
– Khoản 2 Điều 8, Nghị định 51/2010/NĐ-CP
– Khoản 2 Điều 10. Nghị định 51/2010/NĐ-CP

2.3 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Nếu xuất hóa đơn điện tử là một trong những đầu việc vô cùng quen thuộc và quan trọng của bạn thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua nghị định này. Được ban hành vào ngày 12 tháng 9 năm 2018, nghị định 119/2019/NĐ-CP gồm tổng cộng 37 quy định rất cụ thể về hóa đơn điện tử.
– Điều 1 đến Điều 13: Quy định chung về hóa đơn điện tử
– Điều 14 đến Điều 24: Quy định về việc quản lý và sử dụng hóa đơn điện tử
– Điều 25 đến Điều 30: Quy định về việc xây dựng và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu hóa đơn điện tử. 
– Điều 31 đến Điều 34: Quy định về tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
– Điều 35 đến Điều 37: Điều khoản thi hành
Đối tượng áp dụng của Nghị định 119/2019/NĐ-CP bao gồm những tổ chức cá nhân bán/mua hàng hóa – dịch vụ hoặc liên quan tới việc phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử, các đơn vị cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (Phần mềm đọc và xuất hóa đơn điện tử, phần mềm xử lý tự động hóa đơn điện tử,…) và cơ quan quản lý thuế các cấp.
UBot hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phát hành và sử dụng hóa đơn. Hẹn gặp lại bạn vào các bài viết sau nhé!
#UBot    #UBot_Invoice   #akaBot   #kế_toán   #thông_tư78    #nghị_định15   #hóa_đơn_điện_tử  #phần_mềm_kế_toán   #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn