Trong suốt quãng thời gian đi học, tôi cá là các bạn đã ôn luyện đến mức cảm nhận một bài văn, bài thơ như một vị thần, đến mức tác giả nhìn vào cũng chưa chắc lường trước được tác phẩm của mình nó thâm thúy như thế. Phải nói thật là tôi là một người yêu thích văn chương, ngay từ hồi cấp hai tôi đã viết một vài câu chuyện và chia sẻ cho các bạn cùng lớp đọc và họ khá thích chuyện của tôi. Nhưng các bạn biết không, tình yêu đó bị dập tắt ngay khi mà bắt đầu học nghị luận văn học (tức là đề bài dạng phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm...).Sau đây là một số nguyên nhân cho việc đó.
Ảnh bởi
Tamara Gak
trên
Unsplash

1.Kìm hãm sự sáng tạo

Tình yêu văn học của tôi xuất phát từ sự sáng tạo, những câu chuyện li kì hấp dẫn, hay những sự miêu tả muôn hình muôn vẻ của mỗi người. Khi làm các thể loại văn khác thì mỗi người sẽ có một ý kiến, một sáng tạo riêng cho mình. Khi bạn viết các loại văn khác, bạn có thể nói bất kì cái gì bạn nghĩ ra, bạn thấy hay, bạn cho nó là đúng.(mình không nói đến các bạn học sinh chỉ biết "ăn sẵn")
Ảnh bởi
Green Chameleon
trên
Unsplash
Chắc các bạn cũng thấy một motip quen thuộc của mấy bài nghị luận văn học, đó là :
- Mở bài : .... Tác phẩm ... là một tác phẩm suất sắc của nhà văn ... mang giá trị ... .
- Thân bài : ...Qua ... ta có thể thấy ... . Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ... để tôn lên vẻ đẹp.../ phản ánh .... (nói chung là bới móc hết lên để khen lấy khen để, không khác gì nịnh nọt)
- Kết bài : Tác phẩm... là một tác phẩm hay của tác giả ... . .... (cái này thì gần như lặp lại mở bài rồi thêm tí mắm tí muối)
Các bạn gần như không thể sáng tạo được gì, và bài của bạn gần như giống đến 70% bài của giáo viên nếu như bạn cố viết khác đi, không có thay đổi đáng kể gì cả (mình đang nói đến mặt bằng chung chứ không nói mấy bạn siêu sao, pro vip)

2. Quá khó đối với học sinh

Một trong những điều dẫn đến sự khó sáng tạo ở trên chính là việc phân tích một bài thơ, bài văn đối với học sinh gần như là không thể. Chúng ta là ai ? Tất nhiên là mấy đứa trẻ ranh vắt mũi chưa sạch thì trình độ ở đâu mà đòi nhận xét một trong nhưng tác phẩm để đời của một tác giả lớn. Thế nên các bạn mới được giáo viên mớm cho tới tận răng để học thuộc.
Một trong nhưng giáo viên đã dạy mình (cô ấy đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy và rất nổi tiếng trong vùng) đã chia sẻ rằng bây giờ mà đưa cho cô một bài thơ chưa đọc qua bao giờ thì không thể nào làm được.

3. Không phải cảm nhận của học sinh

Đồng ý là chúng ta có rất nhiều thời gian để suy nghĩ và phân tích, nhưng bạn có thừa nhận đó toàn là ý cảm nghĩ của giáo viên, của người ra đề và người làm sách không. Khi nhìn vào một tác phẩm nào đó, đọc nó, đọc kĩ lần nữa thì chắc gì bạn đã cảm nhận được gì, có khi còn nghĩ nó dở tệ.
Ví dụ như bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ, khi tôi đọc xong thì thấy bài thơ chả có cái gì đặc sắc cả, thơ gì mà không có vần có điệu gì cả. Sau khi được giáo viên khai sáng thì tôi vẫn giữ nguyên quan điểm bài thơ dở tệ, dở hơn cả mấy thơ con cóc của tôi, nhưng khi kiểm tra thì tôi vẫn sẽ khen nức nở luôn (giả tạo lắm phải không).
Với cả có một số đề là kiểu kiểu như : Phân tích tác phẩm "Tấm Cám" qua đó nhận xét về nhân vật Tấm. Tôi chỉ thấy "Tấm Cám" là câu chuyện cần phải loại bỏ khỏi sách, vì câu chuyện dạy chúng ta nghèo mà thôi, ví dụ như mỗi lần có chuyện là Tấm lại lăn ra ăn vạ khiến Bụt phải hiện lên để giúp đỡ chứ không cố gắng giải quyết vấn đề. Rồi thì sau khi tấm trở lại làm Hoàng Hậu thì giết Cám một cách dã man mà bảo Tấm là nhân từ. Nếu là tôi thì cùng lắm là cho trảm thôi chứ như kia thì Cám .......

4. Không thể sử dụng trong cuộc sống

Nghị luận văn học khác với các thể loại văn khác là tính thực tiễn của nó:
+ Hành chính công vụ được sử dụng trong đời sống rất nhiều (được sử dụng trong đơn từ)
+ Nghị luận giúp bạn biện luận tốt hơn, bảo vệ quyền lợi của mình (nghề luật sư hay công tố viên rất cần)
+ Tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp bạn kể chuyện hay hơn(nhà văn, làm content)
Có thể bạn biện hộ là nhờ nghị luận văn học mà bạn tìm ra những điểm hay của các tác phẩm hay, qua đó học hỏi để áp dụng. Vậy tại sao không cho nó trở thành một phương pháp cải thiện việc viết lách đi, tại sao sách không chỉ cho ta áp dụng nó một cách tốt nhất. Bạn biết nghề nào cần sự suất sắc trong nghị luận văn học không? Đó là nhà phê bình văn học đấy (một nghề khá lạ và khó đạt được)
Có một điều nữa là bạn phải viết mấy chục trang thì may ra có điểm cao (mình đang nói tất cả các thể loại trừ hành chính công vụ) ngày nay chúng ta cần những điều ngắn gọn súc tích chứ không phải là dài ngoằng. Thời gian mỗi người ngày một ít mà đọc xong một vấn đề cỏn con mà được trình bày cả nửa tiếng đồng hồ thì có mà hết cả ngày, lúc đấy thì làm ăn kiểu gì ?
Bonus: Rosie Nguyễn đã chia sẻ trong cuốn "Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu" là chị ấy đã mất đi tình yêu văn học sau khi học xong ba năm cấp 3 (mình nghĩ cũng có phần là do nghị luận văn học)