“Sống Thanh Thản Như Người Thuỵ Điển” (2018) sẽ là quyển cẩm nang hữu ích giúp bạn xem xét lại vật dụng của mình và bỏ bớt những thứ bạn không cần đến nữa, vốn có thể gây phiền toái cho người thân của mình. Việc này đặc biệt quan trọng một khi bạn già đi và đối mặt với cái chết. Thay vì để lại gánh nặng sắp xếp, vứt bỏ đồ đạc cho con cháu mình, bạn có thể kiểm soát được việc dọn dẹp, chẳng những vậy, bạn còn có thể chậm rãi ôn lại những ký ức cả đời người của mình.
Quyển sách này dành cho đối tượng nào?  
- Những ai thích tích cóp đồ đạc hay cần một phương pháp cứng rắn để có thể dọn dẹp.
- Những ai cần thêm không gian sống.
- Bất kì ai muốn có một cuộc sống ngăn nắp và thanh thản. 
“döstädning” là gì?
Trong tiếng Thuỵ Điển, thuật ngữ “döstädning” có nghĩa đen là “dọn dẹp trước lúc chết”. Và như tác giả đã nói “thuật ngữ này có nghĩa là bỏ đi những thứ không cần thiết và làm cho ngôi nhà của bạn đẹp hơn, gọn gàng hơn, ngăn nắp hơn khi bạn nghĩ thời điểm mình bước sang hành trình khác đang đến gần …”
Nghe rất đơn giản phải không? Thế nhưng, thực tế không đơn giản như bạn nghĩ. Magnusso đã đề cập trực tiếp đến khía cạnh “tình cảm” khi chúng ta bắt tay vào công cuộc dọn dẹp đồ đạc. Tác giả cũng thẳng thắn nhắc nhở chúng ta rằng, nếu ta đã không được ngó ngàng gì đến một món đồ trong suốt nhiều năm qua, liệu chúng ta có thật sự sẽ nhớ về chúng? Giá trị thật sự của món đồ đó là gì? Và quan trọng hơn, chúng ta sẽ để lại gia sản gì cho con cháu mình?
Theo Magnusson, döstädning là “một hình thức sắp xếp cố định có thể giúp cuộc sống hàng ngày của bạn trôi chảy hơn.”. Do đó, cuốn sách không chỉ dành cho những ai đang ở những năm tháng cuối đời. Bất kì ai cảm thấy đồ đạc của bản thân là một gánh nặng đều sẽ tìm thấy những lời khuyên khôn ngoan từ quyển sách này.
Nội dung sách: Học cách xem xét lại các vật dụng của bản thân.
Có lẽ bạn đã nghe đến những ích lợi mang đến từ việc giữ cho ngôi nhà ngăn nắp, dù để theo đuổi lối sống tối giản hay vì bạn cho rằng một môi trường trong lành sẽ giúp cho tâm trí sáng suốt. Thế nhưng có một lý do quan trọng khác bạn phải làm vậy, đó chính là bảo đảm rằng bạn không để người khác phải làm công việc này.
Bạn có thể cho rằng dọn sạch hoặc sắp xếp lại cuộc sống là phiền phức, tốt nhất nên tránh né hoặc trì hoãn. Nhìn chung, chúng ta hay cất đồ đạc ở tầng hầm, trên gác mái hoặc nhà kho để khỏi phải nghĩ về chúng nữa; tuy nhiên, hãy nghĩ xem, nếu như chính bạn không muốn dọn dẹp các thùng đồ, xem cái nào đáng cái nào không, vậy thì tại sao bạn lại muốn người thân của mình phải làm việc đó khi bạn qua đời?
Bạn có thể không thích dọn dẹp, nhưng phần sau sẽ cho thấy dọn dẹp không hẳn là một cửa ải vất vả. Thường xuyên xem xét lại đồ đạc và giữ nhà cửa gọn gàng có thể đem lại sự dễ chịu và an tâm.  
 Điều mình rút ra được sau khi đọc quyển sách này:
- lý do bán đi vật gia truyền sẽ tốt hơn là giữ lại nó;
- dọn dẹp là dịp để gắn kết gia đình; và
 - một chiếc “thùng-quẳng-đi” sẽ giúp gia đình bạn tránh khỏi sự xấu hổ
Điều gì khiến cho quyển sách tuy ít nhưng vẫn có sức ảnh hưởng và khác biệt so với những cuốn “dạy dọn dẹp” khác? 
Đó là nhờ lối viết đầy dí dỏm và khiêm nhường, với quan điểm rồi một ngày nào đó, từng người trong số chúng ta cũng sẽ rời bỏ thể gian này. Liệu có ai muốn người thân và bạn bè nghĩ về mình như một kẻ cóp nhặt đồ đạc?
Như tác giả đã tuyên bố ngay lời mở đầu: “Hãy để tôi giúp cho người thân của bạn sẽ chỉ lưu giữ những ký ức tươi đẹp về bạn, thay vì những điều kinh khủng”
=>> Nếu bạn yêu thích cuốn sách này, có thể chọn đặt mua ngay tại: http://bit.ly/2HGU6Ck