Sau khi cày ngày cày đêm xong một series phim hay bá cháy, ngoài việc google tên dàn diễn viên trong phim và tìm kiếm Instagram của họ, chúng ta, những dân mê phim đích thực, có thể làm gì để xem phim một cách "so deep"? 
Một vài TV Series với tên tập phim gây thương nhớ

Một số ví dụ về những tập phim với tiêu đề "bay não"

Ai là fan của Breaking Bad...giơ tay?
Mặc dù đã kết thúc được 7 năm qua 5 mùa với tổng cộng 62 tập, cho đến nay, Breaking Bad vẫn xứng đáng là tượng đài bất tử trong lòng nhiều người yêu thích thể loại "new-age criminal" (phim tội phạm thời đại mới). Tập cuối cùng của Breaking Bad được gọi là Felina. Thoạt nhìn, tiêu đề này có thể làm chúng ta liên tưởng đến tên 1 thương hiệu thức ăn cho mèo nào đó. Tuy nhiên, nếu phân tích thật kỹ thì cái tên này ẩn chứa rất nhiều tâm huyết, spoilers và não của người đặt tên. Đầu tiên, Felina được cho sự tri ân của tập cuối tới bài hát El Paso của Marty Robbins (đã xuất hiện trong những phân cảnh đầu tiên cảu tập phim). Theo như lyrics của bài hát, Felina có thể là hình ảnh người con gái Mexico mà Martin đã đem lòng yêu để rồi viết nên một bản tình ca để dành tặng cô (Out In The West Texas Town Of El Paso/I Fell In Love With A Mexican Girl/Nighttime Would Find Me In Rosa's Cantina/Music Would Play And Felina Would Whirl/Blacker Than Night Were The Eyes Of Felina). Tiếp theo, chúng ta có thể nhìn thấy một phép chơi chữ ở đây: Felina-Finale. Cuối cùng, nếu bạn là một người học giỏi hóa, bạn có thể giải mã dòng chữ Felina thực chất phải được viết là FeLiNa, một hợp chất của ba nguyên tố trong bảng tuần hoàn Fe (sắt), Li (liti) và Na (natri), và nhìn rộng hơn nữa thì cái tên Felina chính là sự tiết lộ về cái kết bi tráng của toàn bộ series huyền thoại này: Đó là Máu, Ma Túy và Nước mắt.
10 năm Breaking Bad: Cảm ơn vì những điều tồi tệ tuyệt vời! - Ảnh 8.
Nguồn: Kênh 14
Tạm biệt Breaking Bad với nhịp độ "hay" của phim duy trì ở mức càng về sau càng cuốn, bây giờ chúng ta sẽ bàn một chút về Game of thrones, tuy nhiên không phải về mùa cuối đáng thất vọng, mà về tên 1 tập phim với lớp chồng lớp ý nghĩa. Đó là tập 6, mùa 1 với tựa đề: "A Golden Crown". Spoilers alert: Bất cứ ai đã xem qua tập phim này đều biết, The Golden Crown ở đây ám chỉ cái xô vàng nóng chảy mà Khal Drogo đổ lên đầu Viserys Targaryen, con rồng phake tự nhận. Khal thậm chí còn nói với Viserys rằng ông sẽ trao cho hắn ta "a crown" (một chiếc vương miện). Nhưng hơn thế, tập phim cũng tiết lộ việc Ned Stark phát hiện ra rằng tên bạo chúa tuổi teen Joffrey Baratheon khó có thể là con trai của Vua Robert vì không giống như cha mình với mái tóc đen đầy tự hào, cậu ta mang mái 'tóc vàng hoe' nhà Lannisters, và golden crown ở đây vừa mang hàm ý giễu cợt sự ngu ngốc của nhà vua khi không mảy may nghi ngờ giọt máu đào mang màu vàng này đồng thời có thể là spoiler cho việc nhà Lannister lên nắm quyền King Landing ở những mùa sau. Khám phá này của Ned Stark chính là một bước ngoặt bộ phim khiến ông phải trả giá bằng cái đầu của mình.
Giây phút "sụm nụ" của con rồng phake nhà Targaryen
Tóm lại là: Tựa đề thường là spoiler hạng nặng của tập phim nhưng chúng ta chỉ hiểu sau khi đã xem xong phim.

9 Kiểu đặt tên tiêu đề tập phim nghe nguy hiểm và hay nhức nách

Phía trên là 2 ví dụ về những tựa đề tập phim đỉnh của chóp. Thông thường, khi cày một series phim nào đó, hiếm khi có ai lại quan tâm xem tiêu đề của từng tập phim là gì thay vì xem liền mạch tập này sang tập khác để ngấu nghiến các tình tiết ngày một leo thang. Buồn thay, mình chính là người thuộc nhóm đại đa số kia, xem phim liền tù tì, có khi còn tua. Tình cờ là, trong 1 vài giây phút, vào đi vào lại trang chủ của series Hàn Quốc Mine trên Netlfix vừa mới kết thúc gần đây để load đợi tập mới được công chiếu, mình có ngẫu hứng đọc thử những tên tiêu đề của từng tập phim. The Wings of Icarus, Strait is the Gate, The Uncomfortable Truth and fasle Peace, How an Elephant Gets Through a Door. Ôi thật là những tiêu đề phim đẹp đến nao lòng! Mọi người nghĩ thử nghĩ mà một khi đã thương mến những tên tiêu đề như vậy, làm sao mà chúng ta có thể cưỡng lại nổi ham muốn tìm hiểu quy tắc tạo nên chúng cơ chứ?
Đó chính là nguồn gốc của cảm hứng để mình viết bài này. Sau nhiều giờ Research thì dưới đây là những phương pháp đặt tên tiêu đề tập phim tiêu biểu nhất, được tổng hợp bởi trang TV Tropes với sự biên dịch ngựa ngựa của mình (một cựu sinh viên chuyên ngành Biên Phiên Dịch Tiếng Anh HANU, fresh graduate niên khóa 2017-2021).

The Pilot (Hay dịch ngựa là... Tập Thử Nghiệm)

Thực tế là The pilot không thể tính là một phương pháp đặt tên bởi không có quy tắc nào ở đây cả. Những tập phim pilots sẽ có tên là "Pilot" không lệch 1 ly. Tuy nhiên những tập phim Thử Nghiệm này vẫn là một phần khoog thể thiếu của 1 show truyền hình Mỹ điển hình nên chúng ta có thể bắt đầu với một vài thông tin thú vị xoay quanh nó.
Trước đây, một TV Series không phải cứ bấm máy là đã đủ điều kiện để xuất hiện đều đều hàng tuần trên truyền hình. Pilots là những tập phim đầu tiên của 1 series, được quay như một bản thử nghiệm để cung cấp cho đơn vị phát hành những ý tưởng cơ bản về nội dung của toàn series, được thử nghiệm trên một nhóm người xem nhất định để xác định tệp khán giả tiềm năng và đánh giá tiềm năng lợi nhuận mà phim mang lại. Thông thường, có ít nhất 10 tập pilots đã được quay nhằm thuyết phục nhà đài mua tác phẩm và không phải tất cả 10 tập đều được phát sóng.

Odd Name Out (Hay dịch ngựa là... Tên Dị Nêu Ra)

Ok, đọc xong cái tựa ở trên, mọi người có lẽ dường như cảm thấy mình đang cầm trên tay một tập Harry Potter với những lời bùa chú nghe rất ngớ ngẩn ngộ nghỉnh do phong cách dịch phèn của mình. Tuy nhiên, đây là phương pháp thứ đầu tiên để đặt tên tập phim.
Không phải tựa đề phim nào cũng là câu tóm tắt nội dung của tập phim. Thay vào đó, nhiều nhà làm phim chọn cách lôi tên của một nhân vật đặt vào tiêu đề. Cách làm này dường như có tác dụng gây chú ý với người xem khi thông báo về sự xuất hiện của một nhân mới trước khi nhân vật đó có cơ hội làm bất cứ điều gì. Series sitcom khoa học đình đám The Big Bang Theory đã áp dụng phương pháp này cho việc đặt tên các tập phim của mình. Điển hình là tập "The Zazzy Substitution" (Sự thay thế Zazzy), trong tập phim này, Sheldon mua liền một lúc 6 bé mèo, đặt tên lần lượt cho 5 bé đầu tiên theo tên các nhà khoa học đã làm việc trong Dự án Manhattan (Robert Oppenheimer, Enrico Fermi, Richard Feynmann, Edward Teller, Otto Frisch), trong khi đó chú mèo thứ 6 có tên là Zazzles (Một cái tên hoàn toàn không có ý nghĩa).
The Big Bang Theory - "The Zazzy Substitution" - Cinema Cats
Nhìn ảnh này phải 7 con mòe chứ nhỉ =)))

Theme Naming (Hay dịch ngựa là...Đặt Tên Theo Chủ Đề)

Một số tác giả thích lồng ghép chủ đề vào tựa phim để tạo ra cảm giác thống nhất hoặc gắn kết trong tác phẩm của họ. Một vài người thậm chí sử dụng chủ đề để đặt tên của các nhân vật. Series Mentalist là một ví dụ tiêu biểu cho phương pháp này. Bộ phim kể về cuộc đời của nhiều tên sát nhân hàng loạt, và Red John là một trong số tên khét tiếng nhất. Vậy nên, mỗi tiêu đề tập phim có liên quan đến Red John đều chứa từ red, dưới bất cứ hình thức nào, từ từ đồng nghĩa cho đến những con số mã hóa: "His Red Right Hand",  "Red Sky in the Morning", “18-5-4” (Bảng chữ cái Aplhabet R-E-D), “Rose-Colored Glasses”.

Episode Finishes the Title (Hay dịch ngựa là...Tên Show Bỏ Vào)

Thay vì dành nhiều chất xám tạo nên những tiêu đề sang chảnh nhưng dễ quên, một vài nhà làm phim quyết định tận dụng luôn tên show để lấy ý tưởng đặt tên cho từng tập phim. 
- Bộ sitcom Mỹ Everybody Hates Chris bắt đầu bằng mỗi tập phim bằng cụm từ "Everybody Hates...": "Everybody Hates The Pilot", "Everybody Hates Sausage", "Everybody Hates Playboy",...
Watch Everybody Hates Chris Streaming Online | Hulu (Free Trial)

- Trong series Never Have I Ever của Netflix về đề tài coming of age, nhà làm phim thậm chí còn lười hơn nữa. Tuy vẫn sử dụng phương pháp này, nhưng phần tên show được thay thế bằng dấu "...", xuất hiện ở đầu mỗi  tiêu đề. hàm ý để người xem tự biết đường lắp ghép chứ ai rảnh viết hết: 
2. ... had sex with Paxton Hall-Yoshida.
3. ... gotten drunk with the popular kids. ...
4. ... felt super Indian. ...
5. ... started a nuclear war. ...
6. ... been the loneliest boy in the world. ...
7. ... been a big, fat liar. ...
8. ... pissed off everyone I know.
Never Have I Ever (TV Series 2020– ) - IMDb

Excited Title! Two-Part Episode Name! (Hay dịch ngựa là... Đây Là Một Tập Phim Hay Lắm! Hãy Xem Nào!)

Cách thức đặt tiêu đề với những dấu chấm than đầy cảm xúc là đặc trưng từ xứ sở mặt trời mọc trong các bộ anime. Tiêu đề các tập phim hoạt hình, tiêu biểu là Shounen và Magical Girl Warrior, có xu hướng sử dụng hai câu cảm thán đặt cạnh nhau để hợp thành 1 tiêu đề (các câu có thể có thể chả có miếng liên quan nào). Các câu cảm thán có thể tiết lộ vài chi tiết cốt truyện quan trọng hoặc tóm tắt sơ lược nội dung của tập phim. Cấu trúc phổ biến nhất là câu cảm thán thứ nhất sẽ là một bản tóm tắt của tập phim, trong khi câu còn lại là lời nhận xét về tập phim mà có thể những diễn viên chính sẽ nói. One Piece là vua của các tập phim với tiêu đề phấn khích như: "I'm Luffy! The Man Who Will Become the Pirate King!", "Desperate Situation! Beast Tamer Mohji vs. Luffy!", "Monsters Appear! Don't Mess with the Whitebeard Pirates!",... Ước tính 298 trong số 329 tập (90,5%) đã sử dụng cấu trúc 2 câu cảm thán trong tiêu đề.
Nghe mà thấy phấn khích dùm :)))

Definite Article Title (Hay dịch ngựa là... Sự Mở Đầu Của Mạo Từ)

Rất nhiều series phim truyền hình đình đám của Mỹ thường bắt đầu các tập phim bằng mạo từ xác định "The" kết hợp với danh từ theo sau nó để tạo nên tiêu đề. Các fan của Friends hẳn không còn lạ gì với cấu trúc "The One with the ..." hoặc "The One Where ..." mở đầu mỗi tập phim. Một ví dụ khác là trong show Seinfeld, gần như mọi tập phim đều có tiêu đề bắt đầu bằng "The": "The Contest", "The Junior Mint", "The Dinner Party", "The Marine Biologist",... Đây cũng là một thủ pháp cho các nhà làm phim lười để tránh lãng phí thời gian nghĩ ra một tiêu đề hay cho mỗi tập phim, vì nhiều khi có mấy khán giả quan tâm đến tiêu đề cơ chứ!
Friends: The One Where Tui Xem Đi Lại Chục Lần Vẫn Cười Ẻ Như Ngày Đầu

Cross-Referenced Titles (Hay dịch ngựa là...Tiền Trảm Hậu Chiếu)

Hiểu đơn giản thì trong series sẽ có ít 2 tập phim với nội dung liên quan đến nhau, cho nên tiêu đề của chúng cũng tạo nên một mối lên kết đầu-cuối hay mở đầu-kết thúc. Ví dụ:
- Đặc vụ của S.H.I.E.L.D: Tập một "End of the Beginning" và tập cuối "Beginning of the End" lần lượt mở và kết thúc phần "Uprising".
- American Horror Story: Murder House có hai tập cuối là "Birth" và "Afterbirth".
- American Horror Story: Hotel có "She Wants Revenge" và "She Gets Revenge"
- Breaking Bad: Các tập "Half Measurement" và "Full Measure" mùa 3.

Character Name and the Noun Phrase (Hay dịch ngựa là...Harry Potter Và Hòn Đá Phù Thủy)

Đây là là một cách thức tiêu chuẩn để đặt tên cho các tác phẩm riêng lẻ trong một chuỗi liên kết lỏng lẻo cũng là hình thức đặt tên tập phim phổ biến nhất trong cách bộ phim dành cho trẻ em. Thường thì cụm danh từ được đề cập sẽ có dạng X of Y. Một biến thể phổ biến là sử dụng "and" thay vì dạng sở hữu, đưa ra Character Name's Noun Phrase or Character Name and his Noun Phrase (Cụm danh từ của Tên nhân vật hoặc Tên nhân vật và Cụm danh từ của anh ta)
https://static.tvtropes.org/pmwiki/pub/images/hpsorcstone.jpg

Một số ví dụ tiêu biểu:
- Harry Potter và 7 phần phim đã quá iconic: 
Harry Potter and the Sorcerer's Stone (Harry Potter và Hòn đá Phù thủy)Harry Potter and the Chamber of Secrets (Harry Potter và Phòng chứa Bí mật)Harry Potter and the Prisoner of Azkaban (Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban)Harry Potter and the Goblet of Fire (Harry Potter và Chiếc cốc lửa)Harry Potter and the Order of Phoenix (Harry Potter và Hội Phượng Hoàng)Harry Potter and the Half-Blood Prince (Harry Potter và Hoàng tử lai)Harry Potter and the Deathly Hallows (Harry Potter và Bảo bối Tử thần)
- Bộ Doraemon có các tiêu đề bắt đầu bằng "Nobita và ..." hoặc "Nobita's...": "Nobita and the steel troops", "Nobita and the island of miracles", "Nobita's Cardboard Space Station", "Nobita's Long Day",...
- Tất cả các tập của Joey đều có tiêu đề "Joey và [cụm danh từ]": "Joey and the Student", "Joey and the Book Club",...

Unusual Chapter Numbers (Hay dịch ngựa là... Khi Trật Tự Không Còn Quan Trọng)

Một số nhà sản xuất phim thích phô bày tính cách "dị" của bản thân qua phim của mình bằng việc đặt tên tiêu đề với những con số không giống ai. Ví dụ các tập phim số lẻ 1,3,5,7,.. thì đặt tên bằng số chẵn và ngược lại. Thậm chí họ còn dùng phân số, số nguyên tố. Điều này, tuy nhiên, khiến cho các đơn vị phát hành phim không mấy hài lòng, vì chúng khiến họ bị rối vì khán giả phàn nàn là bị rối :)))
Ví dụ: 
- Phim Chiến tranh giữa các vì sao: Phần đầu tiên được đánh số là Tập IV. Tiếp theo là các tập V, VI, I, II, III, VII theo thứ tự đó. Hỏi Chấm Không Hiểu Lý Do ???
- Loạt phim Naked Gun: phần thứ hai được đánh số 2 1/2 và phần thứ ba được đánh số 33 1/3. Ủa, Rồi Làm Vậy Để Làm Gì???
STAR WARS™ Battlefront™ II: Celebration Edition | Download and Buy Today -  Epic Games Store

Nói chung trên đây là một số ví dụ đơn giản nhất mà mình chọn ra. Nếu bạn thích, hãy ấn vào link dưới đây để chiêm ngưỡng hết những tên tiêu đề với các con số dị gây nhức nhối con tim nhà phát hành phim.

Title Drop (Hay dịch ngựa là...Từ Thoại Phim Trở Thành Tiêu Đề)

Khi một câu thoại trở thành tiêu đề của tập phim, rõ ràng là nó rất quan trọng. Vì vậy, khi một trích đoạn, câu thoại được sử dụng trong tiêu đề, khán giả sẽ ngầm hiểu rằng biên kịch đang ném cho mình một thông tin rất đáng chú ý. Quy tắc đặt tên tập phim này đôi khi hay bị nhầm lẫn với Odd Name Out (Tên Dị Gọi Ra) vì đoạn hội thoại có thể bao gồm tên nhân vật được nhắc đến. Tuy nhiên, hai cái này hoàn toàn được phân tách riêng biệt. Title Drop có tổng cộng 3 biến thể khác nhau đi liền. Đầu tiên là Finale Title Drop, được sử dụng câu thoại gần cuối hoặc cuối của tập phim được đưa lên làm tiêu đề. Trong trường hợp này tiêu đề không tiết lộ thông tin quá quan trọng như Title Drop, nhưng nó vẫn góp phần giải thích thêm cho khán giả. Finale Title Drop hay xuất hiện chủ yếu trong các bộ phim kinh dị và các vở kịch được viết thời Victoria. Loại thứ hai là Title Drop Chapter, thường dùng trong một chương của tiểu thuyết hoặc một tập phim. Ở đây, tên chương hoặc tên tập phim sẽ giống y hệt tên cả bộ tiểu thuyết hoặc series với mục đích nhấn mạnh càng các diễn biến quan trọng. Loại cuối cùng là Visual Title Drop, trong đó tiêu đề có thể được thể hiện một cách trực quan, trong một bố cục cảnh quay cụ thể hoặc bằng cách đặt một đối tượng cụ thể vào khung hình nhằm thu hút sự chú ý đến nội dung quan trọng sắp diễn ra. 
Ví dụ:
Mỗi tập của Bộ The Beiderbecke Trilogy (The Beiderbecke Affair, ...Tapes and ...Connection) đều sử dụng lời thoại đầu tiên làm tiêu đề mõi tập: "What I don't understand is this...", "Can anybody join in?", "We call it the White Economy",...
The Beiderbecke Connection (TV Mini Series 1988) - IMDb

Học gì từ việc học cách mỗi tập phim được đặt tên

Nói chung là không học được gì đâu, đọc cho vui thôi =))) Bye.
À, khoan đã, thực tế, mình nghĩ nó cũng giúp ích một tẹo cho những ai làm Copywriter, Content Creator trong việc viết tiêu đề ấy. Hồi trước ở công ty cũ, mình có mượn tiêu đề của một số series để làm chất liệu viết tiêu đề cho bài viết của mình. Đợt đấy mình phải viết blog SEO cho một web về váy cưới của Mỹ. Sau nhiều tuần nhai đi nhai lại những cấu trúc như “How To..”, “Keyword-The ultimate guide…”, sau khi xem xong loạt tiêu đề phim Mine, mình đã nghĩ ra cách là cho tiêu đề bài viết của mình thú vị hơn chút đỉnh bằng việc tham khảo (và thay đổi cho phù hợp theo keyword và nội dung bài viết muốn triển khai) cách đặt tên từng tập của TV Show Say Yes To The Dress https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Say_Yes_to_the_Dress_episodes . Ví dụ: “Once upon a bride” => Once upon a price: Cost to rent wedding dress (từ khóa: cost to rent wedding dress). Ngoài ra, mình cũng đi mượn cách đặt tiêu đề của một số tập phim trong các TV shows nổi tiếng khác của Mỹ như Friends (cấu trúc “The one with…), The Simpsons, The Big Bang Theory, các show mới trên Netflix đặt tiêu đề hay,... nữa. Nhưng mà rút kinh nghiệm từ chính mình, sử dụng cái này ít thôi, không phản tác dụng đấy. Những tiêu đề hoa mỹ quá đôi khi lại không thu hút được người đọc tiềm năng và đẫn họ vào web bởi vì họ chỉ tìm kiếm nội dung cơ bản, trong khi tiêu đề bài SEO thì nghe cứ như một bài thơ =)))))
Nguồn tham khảo: