NGHỆ THUẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI: Một góc nhìn khác từ tội ác của nhân loại?  - Bài viết được lấy cảm hứng từ cuốn Sapiens - Lược sử loài người
1. Nói về cuốn sách Sapiens
        Review về cuốn sách này, tôi không có nhiều lời lắm vì hai lý do. Một là đã có sẵn một bản review đã khá chi tiết bên Trạm Đọc rồi. Hai là, tôi chưa đọc xong cuốn sách này. Tôi chỉ có thể nói là tôi khá ủng hộ các bạn trẻ, như tôi, nên đọc nó để thấy được mình nhỏ bé như thế nào. Cùng với đó là sự nắm bắt tuyệt vời của tác giả trong việc tạo các mối liên kết giữa rất nhiều khía cạnh đời sống mà cuốn sách mang đến: Lịch sử, Chính trị, Văn hóa, Kinh tế,...
        Có một điều, tôi không hứng thú quá nhiều vấn đề đến thế nên tốc độ đọc cuốn này đã lân la được hơn 2 tháng mới đến nửa quyển. Thứ tôi chú ý đến chỉ là chuyên ngành lịch sử nghệ thuật, thứ tôi hướng tới tạo nền tảng cho việc học sau này ở đại học thôi.
2. Người tốt - kẻ xấu?
        Một khái niệm tôi chắc chắn đồng ý. Rằng chiến tranh là điều tệ hại nhất mà nhân loại có. Nó khiến cho con người ta mất mát quá nhiều ở tất cả các vấn đề.  Thống kê về số người chết luôn là một con số cao, dù là ở thế chiến thứ I hay II, dù ngay cả trong thời bình của hầu hết các nước trên thế giới. Nhân sinh xã hội bị áp bức (bất bình đẳng với mối quan hệ chủ - nô lệ, thiếu tính công bằng, phân biệt chủ tộc,etc). Văn hóa bị áp đặt theo xu hướng phương Tây ở một số nước phải kể đến như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Hoa,etc...
        Nhưng bên cạnh đó, một số rất rất nhỏ có thể nói là mặt ưu điểm của giai thoại là sự phát triển của Nghệ thuật. Tôi sẽ nói lý do tại sao ngay lúc này đây.  Đầu tiên là nền nghệ thuật được giao hợp lại với nhau. Ví dụ như trong giai thoại Anh đô hộ Ấn Độ, tạo nên nền văn hóa đan xen. Thay vì chỉ đi nhà thờ, người Ấn Độ còn đam mê chơi cricket và uống trà. Họ còn học cả ngôn ngữ Anh, khiến nó trở thành ngôn ngữ trung lập. Cùng với đó là một số những kiến trúc mang ảnh hưởng của phương Tây cũng được xây dựng trong khoảng thời gian này.
        Sự giao thoa nghệ thuật không chỉ nằm ở mối quan hệ Đế quốc - thuộc địa. Trung Hoa không phải là một ví dụ của việc "nước lớn nuốt nước bé" mà là việc cử người đi học ngành nghề. Tần Thủy Hoàng, khỏi phải nói về những vụ bê bối quá nổi tiếng với chính sách tàn bạo. Dù vậy, công của ông này cũng phải ghi nhận khi thống nhất được hầu hết các dân tộc trên một lãnh thổ rộng lớn và bành chướng như thế. Cùng với đó là Vạn Lý Trường Thành - kiến trúc lịch sử nhân loại, và Khu mộ vua Tần Thủy Hoàng - được chứng minh là đã học hỏi từ nền nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. (trong sách thì ghi là giả thuyết nhưng thực tế đã được chứng minh vào năm 2015)
        Nên gọi cái thế giới nghệ thuật mà nhân loại đang sống là "Cái nồi thập cẩm" bởi sau một quãng thời gian dài đã tạo nên những nền văn minh lai ghép. 
Nền văn hóa vương triều của La Mã có phần Hy Lạp gần bằng phần La Mã
Văn hóa vương triều Abbasid có một phần Ba Tư, một phần Hy Lạp và một phần Ả rập
Tại đế quốc Mỹ, tổng thống Mỹ có dòng máu Kenya, vừa ăn pizza Ý vừa xem bộ phim yêu thích của mình, một thiên sử thi nước Anh về những cuộc nổi dạy của người Ả rập chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ.
3. Sản phẩm của Đế quốc sau chiến tranh
        Sự xâm lược của một Đế quốc lớn là một hành động "khởi tạo" lên phần lớn nghệ thuật mà ta thấy ở bảo tàng, ở những di tích lịch sử nổi tiếng. Như đền Taj Mahal được cho là chịu ảnh hưởng theo lối kiến trúc phương Tây.  Hay như nhà ga xe lửa Chhatrapati Shivaij ở Mumbai, xây dựng gần như mô phỏng nhà ga Victoria ở thành phố Bombay. (tên gọi của lối kiến trúc này là Gothic - tôi có nên viết một bài về phong cách kiến trúc này không khi mà nó gần như xuất hiện ở hầu hết các địa điểm nổi tiếng)
        Có một vấn đề đặt râ là, liệu sự thay đổi chính trị có phá hủy công trình văn hóa cũ? Rất may, với trường hợp của nhà ga này thì chính phủ Hindu lại không có ý định phá bỏ nó, dù cho việc họ đã thay tên nó theo tên của một vị thần. Cũng giống như một số nét văn hóa phương Tây thường ngày (uống trà, chơi criket) thì nó vẫn được bảo tồn như một giá trị nghệ thuật dấu mốc cho thế giới.
        Hay một ví dụ khác ở Việt Nam. Nhà hát Opera được xây dựng dưới thời Pháp thuộc nhưng hoàn toàn được bảo trì và còn được sử dụng đến ngày nay. Nhà hát cũng là một sự mô phỏng về kiến trúc của nhà hát Opera lớn ở Paris. Sự pha trộn không làm cho văn hóa giữa hai trường phái loãng mà lạ tạo nên một tổng thể khá bắt mắt.
Với một số trường hợp khác, như  ở Hy Lạp cổ đại thì khá nhiều tác phẩm sculture (tượng, điêu khắc) bị phá hủy, hoặc hư hại trong những cuộc chiến đầy máu lửa. Thứ mà hầu hết xuất hiện ở bảo tàng ở Paris, hay ở Rome, đều là bản làm lại nhằm lưu giữ giá trị nghệ thuật.
4. Đế chế toàn cầu - một tương lai của nhân loại?
        Việc hình thành một cái nồi thập cẩm văn hóa lại đưa ra một vấn đề khác. Đó là hình thành thể chế chính trị chung toàn cầu. Giờ đây, khi mà các hệ tư tưởng chủ nghĩa phương Tây như là chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cộng sản,etc được biết đến rộng rãi hơn, thế giới gần như đang hướng về một. Rất nhiều nhà tri thức, theo đánh giá của tác giả, đều được kêu gọi để tham gia cái gọi là "Đế chế toàn cầu". Nhưng họ vẫn đang đắn đo khá nhiều trong việc có nên tham gia hay trung thành với dân tộc của họ. Và xu hướng nhận định của tác giả Yuval là
Ngày càng có nhiều người lựa chọn thể chế này
5. Ý kiến chủ quan của Nhi về vấn đề
        Điều đầu tiên Nhi muốn nhấn mạnh, Nhi không hề ủng hộ chiến tranh vì nó quá đau thương. Chiến tranh trong lịch sử nhân loại đã quá đủ cho hàng loạt những hệ quả sau này rồi. Nhưng, mặt khác, không nên phủ nhận một công lao không nhỏ trong việc hình thành văn hóa. 
        Một số những điểm Nhi vẫn chưa hài lòng về bài viết của mình. Nhi vẫn chưa thực sự đủ tầm để đánh giá một vấn đề lớn, từ khía cạnh nghệ thuật hay chính trị nên không tránh khỏi những sai sót. Mà Nhi thì thề là Nhi không ham mê chính trị nên việc tiếp thu nó chẳng dễ dàng gì khi nó gắn chặt vào từng giai thoại trong lịch sử cả.
        Vẫn mong mọi người ủng hộ Nhi ở Spiderum và Wordpress cá nhân ạ.