Bắt đầu bằng chuyỆn đi vào nghề này thế nào?
Thật hay là có một không gian cho mình lưu lại những suy nghĩ này. Cái ý định viết xuất hiện thường lắm, thường trực nữa chứ mà chưa khi nào hệ thống hóa lại hộ một cái thành series cho được.

1. Cách tôi đến với nghề Nhân sự

Nói chính xác là nghề tuyển dụng. Khi mới nhận công việc làm một Nhân Viên tuyển dụng, mình chưa có gì cả. Chưa từng nghĩ sẽ làm và tìm hiểu xem làm nghề này học cái gì, cần gì để làm, ....
Chính những ngày tháng thất nghiệp đã làm nên chuyện. Hẳn rồi, tôi vẫn còn rất tâm đắc cái rút ra của bản thân, rằng học cách How to work còn chưa khó bằng How to unemploy. Thời gian tiền-thất nghiệp-trọng tâm tn- đều đã mang lại những bài học cực quý giá, mà dự án/tasks sau ấy có khó tới mấy mình vẫn chưa thấy sánh bằng.
Tiền- là khi bạn ra quyết định mình sẽ chuyển job, dừng cái công việc đang làm lại, và tìm cái gì đó mới mẻ. Một ngày tháng 6. Thông báo với công ty, và ngày last day rơi vào tháng 8. Trong khoảng nớ, đầu óc khá là bận rộn, nhưng hơi bị có tâm. Thường cặm cụi làm lụng một cái gì đó rất chỉnh chu, nhằm để lại cho "người kế nhiệm" người mà sắp được tuyển vô làm núi công việc mình vẫn đang làm này được hệ thống hóa hộ. Đến độ thấy cũng chả cần tìm job mới job mủng làm gì, có thể đi đâu đó một chút, nhảy lên tàu Thống Nhất đi từ Bắc chí Nam, đi bộ trên bãi biển hay leo lên ngọn núi nào mới mới....
Image result for climb the mountain langbiang
Credit to Pinterest_Prapat. Ai lên đây rồi, nhìn phát biết luôn ở đâu. 
Cho tới khi hết tiền- (hết giai đoạn tiền-) mình loay hoay tìm job thật. Thấy những buổi chia tay (với team, với hội, với sếp, với công ty,...) và những món quà mọi người hì hục handmade (hay đi store lựa lâu ơi là lâu) dành tặng mình sao mà nặng tới thế, tới mức khiến chân mình có ý định bước chậm lại, níu cả cái mặt phải nhìn lại phía sau, cả mức hối hận vì chả thèm deal/negotiate 1 tẹo nào cả trước những offer vô cùng hoành tráng/độc quyền và vượt cấp mình vừa được nghe. Và mình apply liên tục, hạ tiêu chí luôn.
Đọc quá là nhiều JD và tìm hiểu cực chi tiết về công ty người ta. Bằng website của họ hay công cụ tìm kiếm. Xâu chuỗi các thông tin về bộ job mà họ đang tuyển, cách họ release ra truyền thông, hay reference/review về công ty ấy. Và chẳng nghĩ ngợi hay ràng buộc gì những thông tin ấy tự ghim vào trí nhớ của mình rõ mòn một. 
Image result for job search
Mượn hình của The Muse. Lúc đó ngồi thế này hằng hơn 8h/ngày.
Và khi bị từ chối bởi một số công việc một cách không rõ ràng và đầy bất thuyết phục thì mình đi phỏng vấn công-việc-sẽ-là-nghề-của-mình ấy một cách chân phương nhất. Kết quả pass y như hồi phỏng vấn lần đầu tiên. Nói cái gì mà mình đúng với bản năng của mình nhất, không chạy theo JD hay yêu cầu của người ta. Nói bằng ý thức/kiến thức của chính mình. Vòng 1 buổi sáng 9h. Vòng 2 buổi chiều 14h, ngày hôm sau nhận được offer. Đi làm 3 ngày sau đó (Monday)!

2. Insights tôi thấy

Bắt đầu biết quản lý đủ thứ: email, database, papers, network...
Bắt đầu bằng việc tìm kiếm và đọc CV của ứng viên.
Rồi lưu làm sao tìm kiếm lại được nhanh nhất có thể. 
Rồi tìm hiểu về nghề tuyển dụng.
Rồi đọc về công việc một Headhunter.
Rồi học cách tư vấn và làm thế nào trở thành một chuyên viên tư vấn nghề nghiệp.
Rồi nhìn ra được bản chất công ty muốn nhân viên làm gì, và bản chất nghề mình đang làm là thế nào.
Rồi training lại cho đàn em mới vào theo cách mình đang đi, dù nó chả match gì với công ty (Công ty vốn có tài liệu training chi mô-hoàn toàn không).
Rồi thấy rằng công ty có chiều hướng thay đổi tốt dần lên. 
Rồi tìm ra tinh hoa cái nghề của mình: có 2 điểm
Nhìn thấy bản chất một người trong vòng 3 câu hỏi.
Nhận định đúng người đó hợp với job nào trong vòng 2 lần job-matching.
Rồi học cách lắng nghe và đặt câu hỏi. Để ứng viên nào cũng mở lòng cho mình được thông tin xác đáng. 
Rồi học cách tiếp tục học. Rồi đọc nhiều về tinh thần Work-life-balance và Work-life-blend.
Và phát hiện ra một cái rất hay: vị trí Exit Interviewer. 
TBC...