Vào một ngày cuối đông, mây đỏ ngầu như muốn đốt cả thế gian...
"Ngày tàn, châm điếu cần mong trời còn sáng thêm..."
Vẫn chất giọng ma mị, khàn với đời, trong với lòng, DSK mở đầu track "ngày tàn" bằng cách tả thực cuộc đời mây khói của mình.
Khi nắng đã tắt, bóng đêm đến, đó là lẽ thường. Nhưng DSK lại đối đầu với quy luật đó theo cách chẳng giống ai "châm điếu cần mong trời còn sáng thêm". Đọc câu đó, tôi lại nhớ tới Xuân Diệu: "Tôi muốn tắt nắng đi..."
Quy tắc của thế giới nằm trong tay người nghệ sĩ. Trong cái khoảng vô định giữa nắng và đen, giữ mù và tỏ,... làn khói từ điếu cần mờ đi, thở than cũng như cách Xuân Diệu từng nghĩ: "...Không cho dài thời trẻ của nhân gian..." - chỉ là "mong". Nhưng cái "mong" đó còn khác vạn lần so với sống chấp nhận với vần xoay của cuộc đời. Cuộc sống có thăng, có giáng, một ngày có sáng có đêm, con người sống rồi chết,... Vận động, cái ranh giới mỏng manh của nỏ nuốt trôi con người vào vô tận.
("Ngày tàn, châm điếu thảo mong trời có sáng thêm..." - Đen)


"Dìu tao về với bóng đêm
Còn 1 cuộn mới mới quấn thêm"
Ánh sáng từ điếu cần - hay một ánh sáng nào đó là điểm tựa mơ hồ cho con người ta tựa vào, đón nhận bóng đêm đã phủ kín? Điếu cần - là niềm vui của DSK, và ngày tắt rồi, ánh lửa tàn trên môi cũng chẳng còn lâu, nhưng bóng đêm thì dài ngay trước mặt. Tôi không chắc mình xa xôi được bao nhiêu khi nhìn vào câu chữ đó, nhưng tôi nghĩ, nghĩ đến cuộc đời. Giông gió tới, ta thường co cụm trong sợ hãi, đánh mất tất cả và bị bóng đen của nó nuốt trọn. DSK thì bình tĩnh khác lạ, hút cần - giữ lại niềm vui và ánh sáng, còn nữa "còn một cuộn mới cuốn thêm". Bóng tối đến, ừ đến, đến thì sao, chỉ cần giữ cho mình cái tâm hồn một làn khói, một niềm vui và cái đỏ tươi cười nhìn vào nó.

"Tao hút cũng nhiều, giọng tao cũng lạc dần"
Hút nhiều - hút qua bao đêm, bao "ngày tàn"? Không ai rõ, chỉ có một điều rõ: "giọng tao cũng lạc dần". Chúng ta không bao giờ đếm nổi những điều ta hay làm nhất trong cuộc sống,  chúng ta chỉ biết nó đã làm nên chúng ta như thế nào. Một thói quen, qua thời gian, hằn lên ta những "sẹo đời". Cuộc sống đôi khi chúng ta chỉ công nhận thành quả, chẳng bao giờ công nhận quá trình.
"Nhưng vần toàn là lính của tao, láo tao đá cho lạc vận
Thì ẩn dụ chơi mãi cũng bẩn k*
Đẳng cấp tao nó khác rồi, thần thánh, lời của tao là thần chú"


"Nhưng mà cũng bình thường thôi
khi luật sư gửi lời chia buồn tới thân chủ
Kháng án ngoài đời tao thua
Ngoài đời thì đéo có vua, đéo có ngai
Nhân chứng bên nó đéo nhận diện ra, mà vẫn lĩnh án
Bên mình 1 ông ngao ngáo vào phiên tòa
1 bà kẻ chuyện trinh thám với chủ tọa
Tao với cả ông anh chỉ biết ôm mặt như kiểu chơi ú òa"

"Anh là ai trong mối quan hệ nào". DSK là king của Rapviet, là tướng của vần và chữ, nhưng như thế "cũng bình thường thôi"! Bình thường theo lý giải của DSK đó là "kháng án ngoài đời tao thua" - đấu tranh cho cái lý của mình cũng thua.
Không vua, không ngai, thế giới phẳng như một trang giấy, ai cũng có quyền viết lên trên đó. Chữ sau đè lên chữ trước.
"Nhân chứng bên nó đéo nhận diện ra, mà vẫn lĩnh án
Bên mình 1 ông ngao ngáo vào phiên tòa
1 bà kẻ chuyện trinh thám với chủ tọa"
Không có gì như mong muốn, có nhiều điều làm ta thấy vọng, có những điều chúng ta chẳng bao giờ hiểu tại sao, có những việc vô nghĩa vẫn xảy ra,... Chỉ trong ba câu mà DSK đã khái quát được tất cả luân thường xã hội. Thật hỗn loạn, thật sâm si, thật khó hiểu,... và ở trong cái hộp đó, người có lý lại là người thua - lại "ôm mặt như kiểu chơi ú òa". 

"Ngày tàn, nhưng mà thôi, ko sao
Buồn tao hút cần sa, vui nhận ra đời có nhân quả"
Từ "ngày tàn" thứ hai xuất hiện sau chuyến đi từ nhân sinh, xã hội. Đó không phải là khoảnh khắc giữa ngày và đêm, đó là ngày tận thế. Tàn rồi! Nhìn vào sự đời thường khiến ta ngao ngán thốt lên lời chua cay đó. Nhưng với DSK, anh gạt mọi thứ đi như làn khói: "nhưng mà thôi, ko sao Buồn tao hút cần sa, vui nhận ra đời có nhân quả".
Nhân quả - thật hiếm người không hoài nghi về sự tồn tại của nó. Công bằng, gieo nhân gặt quả,... xã hội méo mó hơn cái lý tưởng của chữ nhân quả. Mà chính DSK cũng phải thốt lên rằng
"Người tốt thì chết sớm
và sống cũng chỉ lo hôm nay nhà không hết cơm" - Làm đéo gì.

"...vui nhận ra đời có nhân quả". Hoan lạc, đắc tâm, đắc đời... DSK giấu tất cả cảm xúc đó vào làn khói quanh anh, mơ mộng vào chốn bồng lai mà người người lo lắng.
"Thôi thì cuộc đời cho gì mình lấy đấy". Thật bình thường, ý nghĩa câu rap hiện lên ngay trên bề mặt của nó. Hiện lên và dễ thấy, nhưng bao người chấp nhận được cái bề nổi ấy.
"Vốn sinh ra ông trời tặng cho mỗi người một hộp bút chì màu
Hộp 12 cây, hộp chỉ có 6
Nhưng rồi mày sẽ vẽ gì với những màu mày đang có
Đen, trắng, xanh, tím, vàng, đỏ." - Còn nhà giàu, con nhà nghèo.
Cố gắng, đó là thước đo duy nhất của cuộc đời. Cuộc đời có méo mó, chẳng có ngai, cũng chẳng có vua,... thì ta chỉ có thể vui cười khi ta đã cố gắng.
Kết quả hình ảnh cho firewood photography

"Hào quang nhiều lúc hắt ra từ bãi bầy nhầy khi chạm tay ....
...Bọn mày hót thi tao góp 1 bãi nước đái vào đám cháy
Rồi để bọn mày cháy tiếp, như lũ thiêu thân ở trong đấy"
Hòa quang - từ đẹp đẽ để đi cùng những vật vĩ đại như mặt trời, như thần thánh,... thực tế lại chỉ là "bãi bầy nhầy". Những thứ vô giá trị người ta lại đem lên thờ, lại làm lửa để soi đường cho họ.

"..góp 1 bãi nước đái vào đám cháy
Rồi để bọn mày cháy tiếp, như lũ thiêu thân ở trong đấy"
DSK là vua - hay anh ấy chỉ ẩn dụ cho một thứ gì đó sâu xa hơn. Phải chăng đó là xã hội đuổi theo phù phiếm, đuổi theo danh vọng. Một vật "bầy nhầy", "một bãi nước đái", một thứ tệ hại,... xã hội ai ai cũng cố gắng có dấu ấn của mình ở trong đó. Để có "ánh sáng". Để có thể theo cái "hào quang" phù phiếm của kẻ nào đó tôn lên. Và chỉ cần DSK - "đái một bãi" cả đám cũng chen nhau mà chết trong lửa đỏ. Không nghi ngờ gì nữa, DSK là vua, là một vị thần cao hơn tất cả.
"Nhạc tao rhym như sông biển, nhạc bọn mày như cơn mưa, ma chi la mưa bóng mây
Thì sao mà phải quan tâm, chỉ là cơn mưa bóng mây"

"Ngày tàn, có 1 anh nghệ sĩ nghèo ngồi gảy đàn lấy le Với cô bé trèo cây me, một hạnh phúc nhỏ bé
Chút may mắn nhỏ lẻ"
Xa rời khỏi những triết thuyết về cuộc đời, DSK dừng lại với thực tại và hư ảo của bản thân. Anh nghệ sĩ nghèo ở đây phảng phất bóng anh nghệ sĩ trong lời ca Quang Lê "ngày xưa ai mến nhạc yêu đàn, ngày xưa ai nghệ sĩ thênh thang...". Anh nghèo, vì anh chỉ đàn cho một khán giả. Anh đàn cho cô bé - cô bé cũng đến từ một bài hát "ngày xưa có cô bé trào cây me...". Chất nhạc, chất thơ, khói mây và khói núi dễ khiến tôi tự hỏi đâu là thật đâu là ảo. Anh nghệ sĩ, hay cô bé, hay cả hai? Hay DSK đang tự tách mình và nói chuyện với một bản thể khác? Bản thể của sự ngây thơ, của cảm xúc trong veo, đưa tầm mắt lên cao nhất có thể, qua những ngọn cây. Hay đó là một điều sâu xa hơn mà tôi không thể chìm vào?
"Hôm đấy cô ấy thỏ thẻ:
"Vậy ngày tàn thì là tàn 1 ngày hay là ngày tàn của nhân thế"."
Trước khi câu hỏi trên xuất hiện, DSK đã ngầm đưa hai khái niệm ngày tàn vào ver 1 của "ngày tàn". Nhưng, tầm khái quát đã nâng đến một mức cao hơn.
"Tôi bảo là cả 2, cứ mỗi lần ngày tàn 1 tận thế
...
Chỉ còn mỗi ngày tàn, là ngày bầu trời 1 màu xám
như trong gạt tàn tro bụi bay bạt ngàn
Bên túp lều trên ngọn đồi u sầu
Nơi ưu tư đánh phủ đầu
Không có chỗ cho hưng phấn
Trên nguyên tắc ở đây thì chẳng có gì thực sự cử động mà chỉ nhích đi từng phân
Như cầm cự
Tâm sự treo trên ngọn gió hoang tàn,
Thế giới đã quên đi bọn nó, những kẻ phiến loạn ngang tàng
Ngọn đồi u sầu
Nơi những linh hồn ko cam thường hay lảng vảng vẫn lang thang
Đó là, đó là nơi bình minh ko có tiếng chim hót kêu líu lo
Gà không gáy
Biển sương dường như là ko đáy
Một nơi khỉ ho cò gáy, con người thì đầy những ý tưởng ko hay"
DSK định nghĩa một cách sâu sắc cho khái niệm "ngày tàn của nhân thế". "Ko có chỗ cho hưng phấn", "trên nguyên tắc... chẳng có gì thực sự cử động", "cầm cự", "tâm sự treo trên ngọn gió hoang tàn", "thế giới đã quên đi bọn nó", "ngọn đồi u sầu", "bình minh không có tiếng chim hót", "những linh hồn ko cam thường hay lảng vảng", "con người thì đầy những ý tưởng không hay"... Đó là một thế giới tàn lụi trong cảm xúc uể oải. Một thế giới chết cả trong mặt triết học "không cử động". Một thế giới chỉ tồn tại trong một nguyên tắc chết. Một thế giới chết không niềm vui. Một thế giới chết trong làn sương ngột ngạt không tan của vô thường. Một thế giới chẳng còn sự phát triển, nơi mà những cố gắng, những tranh đấu chẳng thoát khỏi màn sương của thời gian. "Con người thì đầy những ý tưởng ko hay" - thế giới chỉ tàn khi con người không còn tư duy, không còn mơ mộng, không còn một tư duy khác lạ, không còn niềm vui,... và sâu xa hơn nữa.
"Nuối tiếc gì, ném cái sự lạnh lẽo kia vào đống cháy".
Kết quả hình ảnh cho screenshot

Sau một trận đánh nữa bằng vần ngữ, DSK vẫn chỉ thể hiện "nhưng mà cũng bình thường thôi" trong ver cuối
"tao chỉ là hạt cát, chỉ là hạt cát trên sa mạc
nên người ta hay chỉ trỏ"
Người ta - họ lớn lắm, họ khổng lồ lắm - họ chỉ và những hạt cát. Thay vì nhà văn, nhà thơ, hay nhạc sĩ, giờ tôi lại thấy trong câu nói của DSK một nhà khoa học - Newton: "Tôi chỉ là đứa trẻ lang thang trên bờ cát vô tình nhặt được vài con ốc đẹp..."
"ranh giới là sợi chỉ nhỏ, thiện ác cứ vòng vo trớ trêu như bỉ vỏ và đéo bao giờ hết sóng gió"
Ranh giới giữa một vị vua, một người bình thường, giữa ngày và đêm, giữa thiện và ác,... tất cả thật mỏng manh. Cái chất không sắc - sắc không đã lờ mờ trong câu hỏi về ngày tàn, giờ hiện rõ trong câu nói của DSK. "Không tức thị sắc, sắc tức thị không". Cuộc sống là một chuỗi vô thường, là nơi thử thách, khó khăn và trắc trở chẳng bao giờ hết. Con người thì "...cũng chỉ là da thịt".
Nhưng DSK tứ nói "tao cũng là người nhưng là người có con dao đang ở dưới gối". DSK luôn có một phản kháng mạnh mẽ trước sóng gió, trước những thứ đã tưởng quật ngã anh hết lần này tới lần khác, mọi thứ được gói gọn trong một chữ "nếu"
Kết quả hình ảnh cho hungary

"tao có thằng bạn thân, tên là Paranoid uh
nghệ thuật biến con kiến thành con voi và
tao đã tin những lời bọn mày nói ra....
 Paranoid uh
tao đéo tin những lời bọn mày nói ra"
"Nghệ thuật là ánh trăng lừa dối". Những lời DSK viết và rap liệu có chìm trong ánh trăng đó? Nếu có, thì anh đã chẳng biết voi biết kiến, biết hoài nghi, biết cười trừ trước lời kẻ khác viết.
Với tôi, đó là một lời kết không thể sắc hơn. Một lời kết đã bắt được cái hồn rõ nhất của bài rap: "sự thật".

P/s:
1, "Tôi chỉ biết một điều là tôi không biết gì".
2, "Mày cho tao đồng nào mà như quan tòa bắt tao phải bào chữa"
3, Cảm ơn bạn Khánh Hiền vì đã cho tôi sử dụng những bức ảnh của bạn ấy trong bài.