Ngày 16 - Kiểm Soát Ngân Sách - 30 Ngày Để Trở Thành Người Đàn Ông Tốt Hơn.
Với nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là thắt chặt thắt và kiểm soát tài chính của chúng ta....
Với nền kinh tế đang trong đà tăng trưởng, điều quan trọng hơn bao giờ hết là thắt chặt thắt và kiểm soát tài chính của chúng ta.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC KIỂM SOÁT NGÂN SÁCH
1. Cho phép bạn kiểm soát. Một người đàn ông phải luôn kiểm soát. Nhưng khi bạn không kiểm soát ngân sách, tiền của bạn sẽ kiểm soát bạn thay vì ngược lại. Bạn cần trở thành người có kế hoạch, chứ không phải là người bồng bềnh với đầu óc trên mây.
2. Giảm căng thẳng. Nếu bạn không kiểm soát ngân sách, chắc chắn bạn sẽ gặp phải tình huống không có manh mối về số tiền bạn có trong tài khoản và bạn sẽ phải chịu một số loại phí thấu chi. Không biết mình có bao nhiêu tiền có thể tạo ra rất nhiều căng thẳng không cần thiết. Bạn không biết liệu mình có đủ tiền trả tiền thuê nhà của tháng hay không; bạn không biết mình sẽ chi trả cho trường hợp khẩn cấp như thế nào nếu nó phát sinh… Bằng cách kiểm soát ngân sách, bạn có thể biết chính xác những gì đang diễn ra.
3. Tăng sự tự tin. Biết chính xác tiền của mình đang đi đâu sẽ làm tăng sự tự tin của bạn. Ngoài ra, kiểm soát ngân sách có thể giúp bạn đưa ra quyết định nhanh hơn và tự tin hơn. Thay vì ôm đồm và đắn đo mọi giao dịch mua hàng, bạn có thể chỉ cần xem xét ngân sách, xem liệu bạn có sẵn tiền để mua hay không và đưa ra quyết định là đủ.
CÁCH KIỂM SOÁT NGÂN SÁCH
1. Đánh giá thu nhập hàng tháng. Tập hợp lương của bạn và tìm ra chính xác số tiền bạn kiếm được mỗi tháng. Bạn cần biết mình phải làm việc với bao nhiêu tiền trước khi bắt đầu lập ngân sách.
2. Liệt kê các chi phí cố định. Chi phí cố định là những chi phí không đổi mỗi tháng. Bạn thường không thể làm gì nhiều để thay đổi số tiền bạn phải trả cho các chi phí cố định. Chi phí cố định có thể bao gồm: tiền thuê nhà, tiền thế chấp, bảo hiểm xe hơi, tiền mua xe, bảo hiểm sức khỏe…
3. Tổng thu nhập hàng tháng trừ tổng chi phí cố định. Số tiền còn lại là những gì bạn có thể dùng cho các chi phí biến đổi. Nếu chi phí cố định nhiều hơn tổng thu nhập hàng tháng, bạn đang gặp rắc rối. Bạn có thể cần phải chuyển đến một ngôi nhà nhỏ hơn hoặc có thể bán xe hơi và mua một chiếc xe máy để có tiền chi trả cho những thứ như thực phẩm, xăng và tiền tiết kiệm.
4. Ước lượng chi phí biến đổi. Chi phí biến đổi là những chi phí biến động từ tháng này sang tháng khác. Bạn có thể có một mức độ kiểm soát đối với các chi phí biến đổi. Đây là phần bạn có thể cắt giảm nhiều nhất và bắt đầu vượt lên trong tài chính của mình. Các chi phí biến đổi bao gồm các khoản như tạp hóa, ăn uống hay giải trí.
Hai khoản chi phí biến đổi quan trọng nhất và là khoản mà bạn nên lập ngân sách trước khi lập ngân sách cho bất kỳ khoản nào khác, là quỹ hưu trí và quỹ khẩn cấp. Khi về hưu, chúng ta không còn có thể phụ thuộc vào công việc của mình hoặc trợ cấp chính phủ. Vì vậy, việc đó là tùy thuộc vào chúng ta và bạn nên chuẩn bị trước.
Ngoài việc tiết kiệm cho lúc nghỉ hưu, hãy dành một số tiền mỗi tháng cho quỹ khẩn cấp. Số tiền này chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như thất nghiệp đột xuất hoặc sửa chữa ô tô. Ngay cả khi ban đầu bạn chỉ có thể dành ra 25 đô la một tháng thì vẫn tốt hơn là không có gì. Hầu hết các chuyên gia tài chính đồng ý rằng bạn nên tiết kiệm đủ cho chi phí sinh hoạt từ ba đến sáu tháng.
Ngoài tài khoản hưu trí và quỹ khẩn cấp, bạn cũng có thể muốn lập ngân sách cho cái mà tôi gọi là “tài khoản tự do”. Tôi gửi một khoản tiền hàng tháng vào tài khoản để thanh toán các chi phí phát sinh thường xuyên trong năm. Điều này bao gồm một kỳ nghỉ hàng năm, thay dầu, quà cưới, quà Giáng sinh, các cuộc hẹn với nha sĩ và bác sĩ, v.v.
5. Trừ tổng chi phí (cố định và biến đổi) khỏi thu nhập hàng tháng. Mục tiêu là để chi phí thấp hơn thu nhập của bạn. Nếu không, bạn cần chỉnh sửa một số mục sao cho phù hợp. Điều này có nghĩa là cắt giảm hoặc cắt bỏ những thứ như đi ăn hoặc truyền hình cáp. Nếu bạn có bất kỳ khoản thặng dư nào, hãy đưa nó vào quỹ khẩn cấp hoặc hưu trí.
6. Theo dõi chi tiêu. Sau khi tạo ngân sách trong tháng, hãy theo dõi từng xu bạn chi tiêu để đảm bảo rằng bạn luôn trong phạm vi ngân sách của mình. Theo dõi chi tiêu cũng sẽ có ích khi bạn lập ngân sách của tháng tới. Bạn sẽ có thể xem lại số tiền mình đã chi tiêu trong tháng trước và điều chỉnh ngân sách của mình cho phù hợp. Một trong những cách tốt nhất mà tôi đã tìm thấy để theo dõi chi phí của bạn là Mint.com. Bạn có thể kết nối tài khoản ngân hàng của mình với Mint và mỗi tuần, bạn sẽ nhận được một báo cáo cho biết số tiền bạn đã chi tiêu cho cửa hàng tạp hóa, xăng dầu, v.v. Bạn không phải lo lắng về bảo mật, họ sử dụng các biện pháp bảo mật tương tự như các hệ thống ngân hàng trực tuyến và dù sao thì nó cũng ở chế độ chỉ đọc, nghĩa là nếu ai đó đã xâm nhập, họ không thể rút hoặc chuyển tiền.
Một trong những phương pháp cổ điển tốt nhất để theo dõi ngân sách của bạn là cho số tiền bạn đã dự trù của từng khoản vào các phong bì khác nhau. Bạn chỉ sử dụng tiền trong phong bì khi mua hàng cho thứ đó. Khi hết tiền, bạn đã chi tiêu xong khoản đó trong tháng.
7. Xem xét ngân sách hàng tháng. Sau mỗi tháng, hãy xem xét ngân sách của tháng trước để xem bạn đã chi tiêu thế nào. Bạn sẽ có thể biết bạn đã làm tốt ở đâu và có thể cải thiện ở đâu. Sau khi bạn xem xét, hãy lặp lại toàn bộ quy trình và lập ngân sách của tháng tiếp theo.
NHIỆM VỤ HÔM NAY – TẠO MỘT NGÂN SÁCH
Nếu đã có ngân sách, hãy kiểm tra lại nó, tìm cách tăng số tiền bạn tiết kiệm được và dành cho quỹ nghỉ hưu, đồng thời xem một số tài nguyên ở trên để giúp bạn theo dõi chi phí của mình.
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất