Phonetic Alphabet = Mẫu-tự phiên âm
International Phonetic Alphabet = Bộ dấu Phiên-âm Quốc-Tế.
Phương Pháp English For Today= EFT.
Bảng đối chiếu phiên ấm theo phương pháp Kenyon-Knott, tác giả cuốn A Pronouncing Dictionary of American English. 
Consonants ( Phụ-ÂM)
Vowels ( Nguyên Âm0
Glids ( Tiệm-Âm)
Những câu nói thương dùng trong lớp
GREETINGS ( gríy tingz) : lời chào hỏi.
Good morning /gúd monin/ = Chào-anh, chào-ông ( về buổi sáng)
Good afternoon /gúd áefternun/ = Chà anh ( về buổi chiều)
How are you? / haw ar yúw/ = Anh mạnh giỏi không?
Fine, thank you. How are you? / fain, thaenkyuy/ = Khá lắm, cảm ơn. Còn anh thì sao?
DIRECTION / diréksanz/  = Chỉ thị 
Please Stand up / pliyz staend op/ = Làm ơn đứng dạy.
Please sit down / dawn/ = Làm ơn ngồi xuống
Please go to the blackboard / = Làm ơn tới bảng đen
Open your book / buk/ = Hãy mở sách ra
Open your book to page / peyd3/: Hãy mở sách tới trang. 
Turn /tơn/ to page ...= Trở quan trang...
Close / klowz / your book = Hãy gấp sách lại.
Listen / Lísn / = Hãy lắng nghe.
Repeat / reipiýt/ = Hãy nhắc lại. 
Say the sentence / sey thờ sentầns/: Hãy nói câu này.
Read / ríyd /  the sentence: Hãy đọc câu đó
Write / ráyt/ the sentence : Hãy viết câu đó.
Say the word / w-ơrd/ : Hãy nói chữ đó.
Read the word = Hãy đọc chữ này
Write the word =Hãy viết chữ đó.
Lưu ý: Lúc đầu các bạn chưa quen với các dấu hiệu phiên âm EFT , nhưng dưới sự hướng-dẫn trong vài tháng của Gíáo Sư, các bạn sẽ quen dần.
================================================================================================================
Đơn-Vị I: MÔ TẢ ĐỒ-VẬT VÀ NGƯỜI.
BÀI MỘT
ĐỒ VẬT TRONG HỌC-ĐƯỜNG
Mỗi bài học, như các bạn sẽ thấy, được chia thành năm sáu phần mà trong sách EFT ( English for today) đang dùng được gọi là EXAMPLE ( thí-dụ), vì mỗi phần được đề cập tới một điểm văn-phạm chính-yếu, cách đặt câu, một số chữ mới, và một loạt bài tập luyện về cú-pháp và ngữ vựng các bạn vừa học. Vì vậy, nó rất thích hợp với việc học ô của các bạn rất nhiều.
Chúng tôi cũng sẽ dựa theo từng phần như vậy để hướng dẫn bạn học cuốn EFT, nhưng ở cuối mỗi bài học sẽ có phần Tổng Kết Văn-Phạm và Ngữ-Vựng cho cả bài, vì như vậy sẽ có lợi cho việc học của các bạn rất nhiều.
PHẦN I. This is a box
Cách phát âm (cách đọc)
Khi nói và đọc tiếng Anh, ta không cần chú ý đọc đúng âm ( tức là dừng đọc i trong khi đáng lẽ phải đọc ai), nhưng còn cần chú ý tới cả cung điệu nữa ( tức là lên xuống giọng điệu cho đúng). Tuy chữ Anh không có ghi dấu sắc huyền v.v như Quốc-Ngữ, nhưng trên thức tế, lúc nói và đọc cần phải lên xuống giọng, có như vậy người nghe mới hiểu ta định nói gì.
Trong câu: This is a box. 
Ta không thể đọc 4 chữ đó đuề cung điệu bình thanh cả, tức là không có dấu, vì thực ra nó đọc gần như sau:
Thís is à bóx.Lên giọng một chú ở chữ THIS, tới chữ is thì bình thanh, rồi qua chữ a xuôngs giọng gần như  chữ có dấu huyền để rồi qua chữ box ta cắt giọng lên gần tớ  dấu sắc, và dĩ nhiên khi ngừng câu, giọng ta hạ xuống dần. Ghi chú: Vậy thay vì phải vẽ những đường kẻ dưới và trên hoặc xuyên qua những chữ Anh để chỉ dẫn cách lên xuống giọng, chúng tôi sẽ dùng dấu sắc  ( ' ) và huyền ( ,) ghi luôn trên các dấu phiên âm. Chữ nào không có dầu là bình-thanh ( không lên cũng không xuống giọng). 
Bạn sẽ luyện cách đọc dần dần, nhưng điều cốt yếu là cố gắng đọc cho đúng âm và điệu ngay từ lúc đầu.
NGỮ-VỰNG
Chúng tôi sẽ ghi ngữ-vựng của mỗi phần, và chứa phiên âm EFT ngay cạnh. Mặc dầu buổi đầu các bạn sẽ chưa thuộc các dấu đó, nhưng khi được giáo-sư đọc, các bạn sẽ có dịp làm quen với nó. Để giúp các bạn phát âm, trong 10 bài đầu. Chúng tôi ghi thêm  cả cách đọc bằng tương đương Quốc-Ngữ. 
NOUN ( Dạn-tự)
Box ( baks0) (boks) : chiếc hộp 
Chair / cheror/: Chiếc ghế.
Desk / đesk/ : Bàn học
Door / dor/: cửa ( ra vào)
Table /téybl): cái bàn
thing / ____/: Đồ vật
School / skuwl /: trường học
Unit / yúnit /: đơn vị
Lesson / lésn/: Bài học.
STRUCTURE WORDS ( cấu trú đặt câu) 
This : cái này 
is / iz/ : là
VĂN-PHẠM:
Phần I. Chúng tối sẽ giảnh giải rất giản-dị về văn-phạm và cách đặt câu của bạn dễ hiểu. Phần này gồm có những điểm chú ý sau đây. 
This: có nghĩa là cái này, chiếc này, v.v, nó chỉ rõ một đồ vật.
IS có nghĩa là: LÀ 
Vậy THIS IS: cái này làlà
Chữ A là MẠO-TỪ, tứ là từ đệm đứng trước DAnh Từ số-ít, nó có nghĩa đại khái như: một cái, một chiếc. Cho nên chúng ta có thể sử dụng nó trước 9 danh-tự ta vừa học: a box, a chair, a desk.
Bây giờ ghép với THIS IS..., ta có một số câu:
This is a box: Cái này là một chiếc hộp
This is a chair: Cái này là một chiếc ghế
This is a desk: Cái này là một cái bàn.
PHẦN II: This is a box. It's a box
Ngữ Vựng và Văn-Phạm
Phần này, bạn chỉ cần học thêm chữ IT; đọc chữ i ngắn giọng.
Chữ này là đại danh từ, tức là nó dùng thay cho ( đại diện cho) danh từ. Vậy chúng ta dùng IT thay thế cho cả 9 danh-tự vừa học được ở phần I. 
IT IS ( nó là) ghép lại thành IT'STa thử áp dụng và cách đặt câu:Cái này là cái hộp. This a boxNó là cái hộp. It is a box or It's a box. 
Chú ý: Ghi nói chuyện, người ta ưa dùng it's hơn là it is.
PHẦN III: What's this? It's a box.
Cách phát âm ( cách đọc):
Khi một câu bắt đầu với chữ nghi-vấn ( chữ để hỏi) như chữ WHAT: cái gì? ta lên giọng ở vần cuối, và khi trả lời cũng vậy.
Các bạn hãy chú ý và đọc cho đúng:
What is this? It's a bóxWhat's this? It's a chairWhat's this? It's a table.
Ngữ Vựng và Văn-phạm
Phần này, bạn cũng học chữ mới đó là chữ WHAT: cái gì
Nó là chữ nghi vấn, tức là chữ để hỏi.
Trong tiếng anh, chữ nghi-vấn bao giờ cũng đặt ở đầu câu và đồng thời phải nhớ đảo THIS IS thành IS THIS ( ta gọi đó là thể nghi-vấn) vậy dịch câu:
Cái này là cái gì?Ta phải đặt câu tiếng anh như sau:What is this?
Nhưng trong đàm-thoại ( nói chuyện), người ta lại ưa nói WHAT IS thành WHAT'S. Vậy câu trên lại thành: 
WHAT's THIS
Trả lời câu đó, ta dùng cách đặt câu đã học ở phần II, tức là: IT's a ______
Thí dụ:
What's this? IT's a desk.
What's this ? It's a chair.
What's this ? It's a door.
Phần IV This is big. This box is small.
Cách phát âm: Loại câu này ta cần lên giọng ở hai vần.Thí dụ: ở hai câu trên, ta lên giọng ở chữ this và tính-tự ( adjective) khi ta muốn nhấn mạnh vào sự trái ngược nhau giữa hai câu đó ( tức là lớn và nhỏ ).
Chú ý: tới chữ box thì ta ngắt một chút. 
Thís box ìs bíg. Thís box ìs smáll 
Ngữ Vựng:
Adjectives (áedjotivz): tính-tự
Big : lớn || Small: nhỏ || Black (blaek): đen || white (hwait): trắng || high( hai): cao || low (lôw): thấp || old (ôld): cũ || new (niu): mới || wide (waid): rộng ||narrow ( náe-rô): hẹp
Văn-Phạm: 
Theo nguyên-tắc, tới bậc Trung-học, các bạn phải biết về các từ-loại ( loại chữ), nhưng tôi thấy cũng cân nhắc qua vài định nghĩa thiết-yếu.
Phần này đặc biệt giới thiệu với bạn 10 Tính-tự , chia thành 5 cặp đôi đang chọi nhau. Vậy tính-tự ( adjective) là gì? 
Nó là chữ phẩm-định ( tức là mô-tả, nói về phẩm-tính) một danh-tự (noun).
Trong Anh-ngữ, một câu phải có động-từ, mà đôi khi ta thấy theo tiếng Việt, động-từ lại có thể hiểu ngầm, chẳng hạng ta nói:
Cái bàn này cao gon hơn là nói: Cái bàn này thì cao.
Nhưng Tiếng Anh ta phải nói: 
This table is high ( Phải có động từ is)
This chair is low: chiếc ghế này thấp.
This door is wide : Cái cửa này rộng v.v
Lời dặn: Bạn cần học thược ngữ-vựng trước khi học sang bần Văn-phạm; như vật tiện cho việc đặt câu.
Phần V:
Is this box big ? Yes, it is.It's bigIs this box small ? No, it't not.It's not small. It's big. 
Cách phát âm: 
Is this box big ? là một câu hỏi, ta bắt đầu câu hơi xuống giọng một chút, chuyển qua bình thanh rồi LÊN giọng ở phần cuối:
Ìs this box bíg ? Ìs it bíg ?
Khi trả lời câu hỏi trên ta thường nói:
Yés, it ís hoặc Nó, it's nót.
Bạn cũng cần chú ý đến âm-điệu khi phát âm loại câu sau đây: 
This táble is bíg. Yés, it ís.This táble is not smáll. Nó, it's not.
Nếu cần nhấn mạnh vào thể phủ định, ta lên giọng ở chữ NOT:
It's nót bíg. It's smáll
Còn nếu ta nhấn mạnh vào smáll để đối chọi giữa hai tính-tự, thì ta lên giọng ở chữ BIG:
It's not bíg. It's small.