Kiểm tra tinh hoàn | 30 Ngày Để Trở Thành Người Đàn Ông Tốt Hơn

Ung thư tinh hoàn là bệnh ác tính phổ biến nhất ở nam giới trong độ  tuổi từ 20 đến 34. Ai biết rằng điều tạo nên một người đàn ông cũng có  thể chính là thứ giết chết anh ta?
Điều đáng mừng là nếu được phát hiện sớm, ung thư tinh hoàn hầu như  luôn có thể chữa khỏi. Nhưng để phát hiện ung thư, bạn cần biết những  triệu chứng cũng như cách để tìm ra nó.
 

CÓ CẦN KHÁM TINH HOÀN THƯỜNG XUYÊN?

Hầu hết các chuyên gia y tế khuyến cáo tất cả nam giới trong độ tuổi  từ 15 đến 40 nên đi khám tinh hoàn thường xuyên. Điều này nên được thực  hiện mỗi năm một lần tại cơ sở y tế.
Nếu có tiền sử mắc ung thư tinh hoàn trong gia đình hoặc nếu có vấn  đề tinh hoàn khi còn nhỏ, bạn nên tự kiểm tra hàng tháng. Các nghiên cứu  đã chỉ ra rằng trẻ em nam có tiền sử tinh hoàn ẩn có nguy cơ mắc ung  thư tinh hoàn cao hơn khoảng 10-40 lần. Và cả hai viên bi đều có nguy cơ  mắc bệnh cao hơn, không chỉ bên tinh hoàn kém.
Nhưng ngay cả khi bạn không có nguy cơ cao bị ung thư tinh hoàn, bạn  cũng không cần phải kiểm tra chính mình mọi lúc mọi nơi. Quá trình này  diễn ra nhanh chóng, không gây đau đớn và sẽ giúp bạn yên tâm khi biết  rằng mọi thứ đều ổn.
 

NHIỆM VỤ HÔM NAY – TỰ KIỂM TRA TINH HOÀN

Nhiệm vụ ngày hôm nay rất đơn giản, dễ hiểu và nhanh chóng. Bạn sẽ tự kiểm tra tinh hoàn. Đây là cách thực hiện:
Tốt nhất nên thực hiện kiểm tra ngay sau khi tắm nước nóng khi cơ bắp  được làm ấm và thư giãn. Bạn biết đấy… khi quả bóng của bạn chảy xệ.
1. Đứng trước gương và kiểm tra xem có sưng tấy trên da bìu không.
2. Kiểm tra từng tinh hoàn bằng cả hai tay bằng cách lăn tinh hoàn nhẹ nhàng nhưng chắc chắn giữa ngón tay cái và các ngón tay. Đừng lo lắng nếu một bên tinh hoàn có cảm giác lớn hơn bên kia. Đó là điều hoàn toàn bình thường. Thực tế: Tinh hoàn bên trái của đàn ông thường lớn hơn tinh hoàn bên phải. Khi bạn đang lăn từng tinh hoàn trên tay, hãy tìm các cục cứng trên bề mặt của tinh hoàn.
3. Đừng nhầm lẫn giữa mào tinh hoàn với một khối u. Mào tinh hoàn là cấu trúc xốp, giống như ống, có chức năng thu thập và mang tinh trùng của bạn đến tuyến tiền liệt. Bạn có thể sờ thấy mào tinh hoàn ở phía trên và xuống phía sau của mỗi tinh hoàn. Đây không phải là loại cục bạn đang tìm kiếm.
4. Nếu nhận thấy bất kỳ loại cục cứng nào trên tinh hoàn, đừng lo lắng. Chỉ cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Chẩn đoán chính xác và đầy đủ chỉ có thể được thực hiện bởi một chuyên viên y tế được đào tạo.
 
Ngoài các cục u trên bề mặt tinh hoàn, hãy chú ý đến những dấu hiệu khác:
1. Đau cấp tính đột ngột trong quá trình tự kiểm tra có thể là bạn bị nhiễm trùng mào tinh hoàn hoặc do dây dẫn tinh bị xoắn và cản trở lưu lượng máu đến tinh hoàn. Nếu cảm thấy đau khi tự kiểm tra, hãy đi khám.
2. Bạn cảm thấy có một tập hợp mềm gồm các ống mỏng ở trên hoặc sau tinh hoàn. Nó thường được mô tả là cảm giác giống như một “túi giun”. Điều này có thể chỉ ra một chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh.