Nếu ngày mai em không làm thơ nữa.
Một bài viết tôi hoàn thành vì yêu cầu của giáo viên, nhưng giữ cho mình dư vị mà bài thơ đã đem lại. Một bài thơ bản thân yêu...
Một bài viết tôi hoàn thành vì yêu cầu của giáo viên, nhưng giữ cho mình dư vị mà bài thơ đã đem lại.
Một bài thơ bản thân yêu thích và lý giải vì sao?
NẾU NGÀY MAI EM KHÔNG LÀM THƠ NỮA(Xuân Quỳnh)Nếu ngày mai em không làm thơ nữaCuộc sống trở về bình yênNgày nối nhau trên đường phố êm đềmKhông nỗi khổ không niềm vui kinh ngạcTrận mưa xuân dẫu làm áo ướtNhưng lòng em còn cảm xúc chi đâuMùa đông về quên nỗi nhớ nhauKhông xôn xao khi nắng hè đến sớmChuyện hôm nay sẽ trở thành kỷ niệmMàu phượng chẳng nồng nàn trên lối ta điGió thổi nơi này không lạnh tới nơi kiaLời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽoNghe tiếng con tàu em không thể hiểuTấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xaEm không còn thấy nhớ những sân gaNhững nơi đã đi, những nơi chưa hề đếnKhát vọng anh dẫu hoà trong sóng biểnSóng xô bờ chẳng rộn đến tâm tưMột ngày nao đọc lại dòng thơÂm điệu ấy chẳng còn gieo tiếng nhạcChất men nào làm em choáng vángCũng phai dần theo những tháng năm xaNhư hòm thư không còn một phong thưHết ngọn lửa lạ lùng, thôi màu mây phiêu bạtÔi trời xanh - xin trả cho vô tậnTrời không xanh trong đáy mắt em xanhVà trong em không thể còn anhNếu ngày mai em không làm thơ nữa!18-7-1967(Tự hát, NXB Tác phẩm mới, 1984.)
/
Có lẽ tâm hồn bỗng hóa trẻ con, hay chăng vì trước giờ luôn tự lừa phỉnh chính mình đã lớn khôn, mà vẫn thấy rung cảm trước “Tiếng gà trưa”? Hay có chăng chính những cái tình chân thật, giản dị mà sâu kín đã bền vững và nảy nở nơi trang thơ Xuân Quỳnh làm lòng người dạt dào tiếng “Sóng”? Và rằng, dù “Nếu ngày mai anh không làm thơ" nữa là một giả định đầy đớn đau, cũng không thể ngăn những êm dịu mơn man trên trang giấy.
Chọn một bài thơ hoàn toàn ngẫu nhiên có được cho là mạo hiểm hay không, thật ra chính bản thân người chọn có lẽ cũng chẳng quan tâm. Vì đơn giản, bài thơ được lôi ra từ trang sách cũ bởi, có một làn khói tựa sương mây vây lấy hồn người khi ngón tay vô tình lật giở phải một giả định gây tò mò. Không có những thắt mở nút để nhân vật quăng bổ vào độc giả cái thông điệp như cách một cuốn tiểu thuyết thường làm, lời giả định chỉ mang lại cho người chọn nhiều suy ngẫm, và thích thú: ngẫm về cái nghiệp chọn văn, về cuộc sống này nếu đi theo con đường khác không phải văn chương nghệ thuật. Giả định của Xuân Quỳnh, như một cánh cửa mở ra trước mắt người chọn, khiến cô ta lặng mình trước thời cuộc, rời bỏ những tin tức đang mang mầm bệnh hủy hoại sự sống đến gần hơn nơi cư ngụ. Trong thế giới giả định ấy, cô không mong đợi những:
“Ngày nối nhau trên đường phố êm đềmKhông nỗi khổ không niềm vui kinh ngạc”
Cũng chẳng mảy may sung sướng gì, khi:
“Nghe tiếng con tàu em không thể hiểuTấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa”
Buồn thay:
“Một ngày nao đọc lại dòng thơÂm điệu ấy chẳng còn gieo tiếng nhạcChất men nào làm em choáng vángCũng phai dần theo những tháng năm xa”
Những điều đó, đối với Xuân Quỳnh có chăng là cả một đời, nhưng đối với kẻ đã mạo muội chọn bài thơ này, có chăng còn hơn cả một cuộc đời: phải sống làm sao cho ra con người không thể nào còn cảm nhận thấy những cảm tình giản đơn quanh mình? Thế giới giả định ấy, dữ dội và dịu êm, phủ lên và ụp xuống người đọc như dải ngân hà của Yasunari Kawabata* mà không bao gồm một ý thức tô vẽ bất kì chất liệu nghệ thuật quá đặc sắc nào của Xuân Quỳnh, đủ vẽ ra cho người chọn một lối đi thẳng tắp, không rẽ nhánh, không trạm dừng, đến với tương lai. Chính ở điểm ít bận tâm đi tìm ngôn ngữ đó, Xuân Quỳnh đã tâm tình với người chọn rất mực tự nhiên, dịu dàng đưa cô đi vào cái đời thơ của mình, trên những áng mây chênh vênh của cảm xúc. Việc Xuân Quỳnh làm sáng bừng lên ngọn lửa tình yêu nơi cánh cửa thoát khỏi thế giới giả định là phù hợp cho một dấu chấm hết, dù cái ý niệm cuối cùng ấy đã mấp mé từ xuyên suốt bài thơ.
Sau cùng, người chọn đã không thể khước từ cảm xúc thật của lòng mình trước một Xuân Quỳnh rất riêng, rất đặc trưng, rất nữ tính, vừa đậm chất một dấu ấn hiện đại rất phương Tây, lại e ấp một phẩm chất kiêu hãnh vượt thời gian của bản sắc Việt Nam. Một chỉnh thể hoàn mỹ, làm cho người đọc “cả đến trong mơ còn thức” vì say thơ, vì bận nâng niu cái ý niệm cao cả của nữ thi sĩ khi trao đời mình cho thơ.
*Dải ngân hà của Kawabata Yasunari chính là đoạn cuối trong tác phẩm "Xứ Tuyết" của tác giả, đoạt giải Nobel Văn học năm 1968 cùng với "Ngàn cánh hạc" và "Cố đô".
(Đoạn so sánh này là một lỗi sai mà mình phải vì sự không có bất kì điểm chung nào để liên hệ giữa hai tác giả, nhưng mình sẽ để lại cho bài viết ở đúng trạng thái nguyên thủy và cảm xúc nhất)
Sáng tác
/sang-tac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất