"Con à! Sao vợ con không gọi điện hỏi thăm mẹ? Cũng phải gọi cho mẹ thường xuyên chứ, dâu con gì không có để mẹ chồng trong mắt."
"Dạ để con nhắc cô ấy!"
"Em sao em không gọi về hỏi thăm mẹ cho mẹ vui? Cuối tuần phải gọi về cho mẹ thường xuyên nha."
"Gọi vài em cũng không biết nói gì? Với hỏi thăm này kia qua loa em thấy nó hời hợt lắm mà con cái công việc cũng bận nữa. Đâu phải lúc nào em cũng rảnh và có tâm trạng thoải mái để nói chuyện với mẹ, với lại tâm trạng thoải mái gọi nói chuyện cả hai mới vui... Em cứ gọi về cho mẹ vui."
"Con dâu à! Sắp tới là chị con sinh con phải gọi điện hỏi thăm nó nghe chưa? Phải biết quan tâm đến anh chị em, vân vân và mây mây... Dạ. Giọng nói yếu ớt vang lên."
"Trời xanh đẹp quá anh há! Đang tưới nước cho hoa hả? Đưa em phụ cho." 
"Uh. Mai ba má vào chơi đó nghen. Em coi chuẩn bị há..."
Cảm giác thấy trời đất sao mà nhìn đâu cũng xấu xí, nhìn đâu cũng chỉ thấy toàn màu đen, thấy cái gì cũng chả thấy vui. Gương mặt ủ dột không muốn phụ chồng...
Hẳn đó là một trong những tình huống giữa mẹ chồng và nàng dâu mà một số chị em khi có gia đình gặp phải. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Nhưng không ít tình huống dở khóc dở cười làm người trong cuộc cảm thấy mệt mỏi, chán ngán. 
Điều đó, cũng là chất xúc tác để đi đến những xung đột cãi vã trong gia đình nhỏ. Khi các bậc phụ huynh cho mình cái quyền được tự do phê phán, tự do xen vào cuộc sống riêng của con. Nếu người vợ hoặc chồng không có một thái độ nào đó để ngăn chặn kịp thời có lẽ khi đến một giới hạn nào đó mọi thứ sẽ đổ vỡ và tình cảm của cả hai chẳng còn ngọt ngào như ngày nào. Mọi thứ sẽ đi quá xa thế nên cũng nên có những giải pháp ngăn chặn trước khi mọi thứ không thể cứu vãn.
Các bậc phụ huynh thường cho mình cái quyền được tự do phê phán, tự do xen vào cuộc sống riêng của con.
Sau khi con cái kết hôn thì cha mẹ đừng nên can thiệp vào hôn nhân của con cái nữa. Cha mẹ tham gia quá nhiều vào thì tám chín phần sẽ gây ra đổ vỡ. Nhưng vẫn còn đâu đó những phụ huynh thích nhúng tay vào cuộc sống riêng của con.
Khi cuộc sống hôn nhân của hai người đang ngọt ngào nhưng nếu như có người xen vào, tác động thì kiểu gì cũng có những lủng củng đặc biệt là mối quan hệ phức tạp với người thân họ hàng.
Với lý do hết sức ngọt ngào là quan tâm, yêu thương mà người thân ngang nhiên cho mình cái đặc quyền quan tâm bạn, quản lý cuộc sống của bạn và muốn bạn làm theo ý của họ. 

Một đôi trai gái rất hạnh phúc khi ở bên nhau và muốn tiến đến hôn nhân. Nhưng ba mẹ cô gái khăng khăng không đồng ý, phản đối bất chấp mọi thứ không chịu nhìn xem con mình có thực sự hạnh phúc khi ở bên anh chàng ấy hay không? Mà chỉ chăm chăm vào một điểm là anh ta không có học lên cao như đại học, cao đẳng mà chỉ là học nghề. Dù rằng anh ta vẫn có công ăn việc làm và số tiền kiếm được hơn cả người có bằng này cấp nọ. Một bên là ba mẹ một bên là tình cảm hạnh phúc của chính mình nên cô cứ lửng lơ, cứ ưỡn ờ mỏi mệt. 
Nếu như cô gái là người có chính kiến và trưởng thành dám nhận trách nhiệm cô ấy sẽ tỏ thái độ. “Con đã trưởng thành rồi. Chuyện của con con sẽ tự quyết định. Ba mẹ đề xuất ý kiến nhưng nghe hay không là do con quyết định. Ba mẹ nghĩ gì thì con không cản được nhưng nó là điều con thấy hạnh phúc và con sẽ cân nhắc để lựa chọn.”
Nhưng nếu như cô gái vẫn chưa thực sự dám nhận trách nhiệm vẫn chưa độc lập về suy nghĩ và đôi khi có một xíu dựa dẫm về kinh tế thì việc lưỡng lự là tất nhiên. Khả năng rất cao là sẽ nghe theo lời ba mẹ hơn là cùng người yêu dũng cảm đấu tranh cho điều mà mình cảm thấy hạnh phúc. Sẵn sàng chấp nhận cho ba mẹ quyết định cuộc đời mình.
Con cái phải hiếu thuận với ba mẹ, đó là lẽ đương nhiên, không cần yêu cầu. Nhưng trong điều kiện người lớn phải thấu tình đạt lý, khi bạn nói ra quan điểm của mình họ tôn trọng và không ai muốn ép buộc ai.
Có những suy nghĩ cho rằng, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ và trong trường hợp này nếu cãi lời ba mẹ làm ba mẹ buồn là “bất hiếu” ba mẹ buồn. Cô gái đó rất dằn vặt bỏ người yêu cũng không đành, tiến tới cũng không xong.
Con cái phải hiếu thuận với ba mẹ, đó là lẽ đương nhiên, không cần yêu cầu. Nhưng trong điều kiện người lớn phải thấu tình đạt lý, khi bạn nói ra quan điểm của mình họ tôn trọng và không ai muốn ép buộc ai. Song trên thực tế, cho dù con đã tỏ thái độ nhưng mà ba mẹ vẫn nhất quyết muốn nhúng tay vô. Nhiều người cũng tỏ thái độ để ba mẹ dừng lại nhưng mà ba mẹ vẫn khăng khăng không chịu lùi bước. Nếu như thái độ của bạn không mạnh mẽ thì dĩ nhiên bạn sẽ rất mệt mỏi, chẳng việc nào ra việc nào. Những thái độ dở dở ương ương là những biểu hiện ngầm rằng bạn công nhận cho ba mẹ và người thân có quyền can thiệp vào cuộc sống của bạn.
Những thái độ dở dở ương ương là những biểu hiện ngầm rằng bạn công nhận cho ba mẹ và người thân có quyền can thiệp vào cuộc sống của bạn.
Một ngày hè đẹp trời, anh cùng con của vợ hoặc chồng bạn lên chơi dù không có thời gian bạn vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để dẫn đi đây đó. Rồi vài tuần sau bạn lại nhận được cuộc điện thoại của chị, rồi em,... Cứ như tới hè thì bạn phải có trách nhiệm đưa đón người thân đi chơi. Nếu bạn không tỏ thái độ thì dĩ nhiên bạn sẽ là nơi mà mọi người nghĩ tới khi mùa sắp hè tới. Mọi thứ điều có giới hạn, chúng ta cũng nên có những nguyê tắc và giới hạn cho riêng mình. Bởi vì một khi không rõ ràng đi quá xa thì hậu quả của nó có khi rất nặng nề. Nếu như cảm thấy những điều người khác mong muốn hoặc yêu cầu đối vơi bản thân mình mà làm mình cảm thấy khó chịu, không thoải mái thì cũng cần có thái độ rõ ràng, quan điểm của mình kiểu “mất lòng trước được lòng sau.” Nó không phải vấn đề về tình cảm một hai lần, mà nếu như chúng ta thoả hiệp khi người khác đề nghị thì có khi ta thoả hiệp cả đời nếu không dám lên tiếng.” Liệu chúng ta có sẵn sàng để chịu đựng điều đó cả đời. Nếu như không thì cũng xem lại thái độ của mình và quyết định cho sự thoải mái của chính mình, cho gia đình nhỏ của bạn.
Nếu chúng ta có chính kiến, dám lên tiếng thì sẽ tới một lúc nào đó chúng ta sẽ bình đẳng về mặt nhân cách và sự độc lập. Lúc đó, bạn sẽ nhận ra “ồ! Là tôi đây sao? Không thể tin được mình trưởng thành đến vậy.”
Chuyện cũng chẳng có gì để nói, nếu như cấp độ không tăng dần như mì cay: “ Có một cô gái khi mới kết hôn rất ngại tỏ thái độ với người thân bên nhà chồng và ít khi góp ý với chồng bởi cô sợ chồng tự ái. Nên cứ im lặng trước mọi chuyện xảy ra chồng muốn làm gì cũng được cô cũng không mấy quan tâm. Nhà thiếu tiền nhưng khi anh em chồng mượn anh vẫn đi vay mượn để cho người thân mượn. Và sự việc cứ thường xuyên lặp lại, anh là chỗ mà mọi người nhớ tới khi cần. Đến một ngày cô có thai sự việc vẫn diễn ra mặc dù đang thiếu tiền để lo cho tổ ấm của mình nhưng khi người thân hỏi anh lại không trả lời dứt khoát mà cứ bảo để coi sao đã... Và người này mới hỏi xong chưa kịp cho mượn thì hai tuần sau tới người khác hỏi mượn, sự việc còn đi xa hơn nữa. Cô vợ chịu không nổi bắt đầu nói chuyện thẳng thắn với anh chồng. Và cô cứng rắn cho anh biết rằng đừng để cô nổi điên lên. Lúc đó cô sẽ nói rõ ràng không còn kiêng nể gì nữa bởi người khác không nghĩ cho cô thì cô không cần nghĩ cho người khác. Thế là anh chồng từ chối có người bảo anh làm nhiều tiền mà giấu diếm... Thời gian đầu anh cũng rất mệt mỏi khi mà luôn bị làm phiền, cũng như rất mệt mỏi khi nói lời từ chối. Một thời gian sau đó thì chẳng ai còn mượn gì nữa. Sự thoải mái và căng thẳng trong gia đình nhỏ cũng tan biến mất. Nếu có ai đó mượn nữa thì vợ chồng cùng trao đổi và nếu cho thì trong giới hạn cho phép. Không có xảy ra tình trạng là cần bao nhiêu cũng có.” Nếu trước sau gì cũng đến giới hạn hoặc phải tỏ thái độ thì chúng ta cũng nên cân nhắc trước khi để mọi thứ đi khá xa không thể cứu vãn. Để tránh xảy ra những tổn thương tình cảm không đáng có.
Chỉ vì nghĩ khi từ chối hay giải quyết vấn đề sẽ gây ra mâu thuẫn, bản thân liền chùn bước và ngây thơ cho rằng theo thời gian vấn đề tự biến mất. Chuyện gì cũng muốn nhưng lại chẳng muốn hi sinh, trả giá, kết quả như ý đâu có tự dưng trên trời rơi xuống. Cơ bản là vấn đề nó vẫn nằm đó nếu ta lựa chọn thụ động không làm gì cả.
Nếu bạn không nghe theo ba mẹ mà vẫn hạnh phúc nhưng ba mẹ bạn lại không vui, có lẽ vấn đề không nằm ở bạn mà ở chỗ cha mẹ bạn.
Một người con có hiếu thực sự phải sống tốt cuộc đời của chính mình, đồng thời phụng dưỡng cha mẹ, tôn trọng cuộc sống của ba mẹ chứ không giao cuộc đời mình cho ba mẹ. Thường làm cha mẹ ai chẳng mong muốn nhìn thấy con mình hạnh phúc. Nếu bạn không nghe theo ba mẹ mà vẫn hạnh phúc nhưng ba mẹ bạn laị không vui, có lẽ vấn đề không nằm ở bạn mà ở chỗ cha mẹ bạn. Ý muốn khống chế bạn lớn hơn hạnh phúc của bạn. Lúc đó bạn cũng nên coi lại những dằn vặt của mình, có nên buông hay không để hai từ ‘Chữ hiếu” không khoá chân hạnh phúc của bạn.
Trên đời này không có sự hoàn mỹ đến một cách tự nhiên, dễ dàng. Đằng sau sự hoàn mỹ ấy là cần sự nỗ lực của chính bản thân. Dù ba mẹ, người thân có nhúng tay vào khiến cuộc sống của bạn gặp khủng hoảng, hôn nhân của bạn dậy sóng thì có chăng tất cả là do chính bạn cho phép.
Giữ khoảng cách không phải sống vô tình vô nghĩa và làm thế cũng không phải là ích kỷ, mà để biết rằng đâu là chính, đâu là phụ để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình
Muốn cuộc sống hôn nhân vợ chồng hạnh phúc thì phải biết giữ khoảng cách với người thân họ hàng. Bản thân có những nguyên tắc, giới hạn riêng nếu có những việc đến giới hạn của mình thì nên kiên quyết cự tuyệt. Giữ khoảng cách không phải sống vô tình vô nghĩa và làm thế cũng không phải là ích kỷ, mà để biết rằng đâu là chính, đâu là phụ để đảm bảo hạnh phúc cho gia đình nhỏ của mình. Cuối cùng, mọi thứ có vẻ dễ chịu hơn. Có rất nhiều cuộc tình ngọt ngào nhưng khi về chung nhà lại tan vỡ, nhạt nhòa. Hay những cuộc tình chớm nở đã vội tàn cũng chỉ vì ... Quay lại đọc từ đầu😂
-Phú Trên Mây-