Trước tiên, mình muốn kể ba câu chuyện.

Câu chuyện thứ nhất, một ngày lạnh lẽo cuối thế kỉ 19, một cậu bé người Đức gầy gò ngồi bên giường ngắm người mẹ trong những giây phút cuối. Tên bác sĩ chết tiệt, thái độ lạnh nhạt của hắn đã giết chết mẹ của anh. Mặc cho nhiều mặc cảm thiếu thốn tinh thần, cậu vẫn cố gắng vươn lên trong cuộc sống, để rồi nộp đơn vào Học viện Nghệ thuật Vienna. Cuộc đời tưởng chừng như đã sang trang, nhưng không, tên giám đốc khinh người cùng chủng tộc với tên bác sĩ ngày nào đã lại đoạt lấy cơ hội đổi đời của cậu. Quá buồn chán, cậu đem lòng yêu thương một cô gái với ước vọng về “mái lều tranh, hai trái tim vàng”. Nhưng tiếc thay, cô ta có cùng chủng tộc với hai kẻ đã gây bao đau đớn cho cậu trước đó. Chắc không phải trùng hợp đâu, cô ta phớt lờ tình cảm của cậu. Sau này, cậu ta lãnh đạo triệu quân diệt chủng chủng tộc ấy, loại trừ đi giống loài hậu họa xấu xa.
Câu chuyện thứ hai, Nhâm Thìn năm thứ 8, 1232, tháng 8 gió to, muôn dân chết. Ở xứ An Nam ấy, có một vương tộc đang nhăm nhe khôi phục lại thế vị sau khi “tạm nhường” cho vương tộc khác giữ hộ. Mùa đông năm ấy, vương tộc lập đàn cúng tổ tiên cho lời cầu phục triều ở Thái Đường xã Hoa Lâm, đầy đủ 300 tôn thất. Chiến quân nổi tướng của đương triều, lập bao chiến công hiển hách chẳng khó khăn, đào nhẹ cái hố sâu làm nhà lên trên. Đợi người ta uống rượu say, giật máy chôn sống hết. Kết một vương tộc.
Câu chuyện cuối, chuyện quanh ta. Nhà có đứa con ham đánh điện tử, ngày ngày ra hàng net. Một hôm ông bố đi làm về sớm, không thấy con, đi ra quán điện tử thấy con đang đánh ham. Cầm bàn phím đập chảy máu đầu thằng bé, lôi về nhà xích vào cổ, bắt đừng ngoài đường cầm bảng: “Tôi nghiện game”.
Ba câu chuyện trên, hẳn là các bạn cũng không còn lạ gì. Nếu như câu chuyện đầu là về việc Hitle diệt chủng người Do Thái, câu chuyện thứ hai về việc Trần Thủ Độ chôn sống 300 tôn thất nhà Lý thì câu chuyện cuối chắc chẳng xa lạ với ai. Vấn đề là câu hỏi đặt ra, những hành động ấy dường như đều “xấu xa và tàn ác” nhưng lại đều phục vụ “ý nghĩa tốt đẹp” ( ít nhất là dưới quan điểm của người thực hiện nó và một số góc nhìn khác), vậy, liệu nó có là xấu xa?
Sẽ cần nhiều ý kiến, vì mình tin mỗi cá nhân sẽ có một quan điểm và cách nghĩ khác nhau. Mình là người nêu chủ đề, mình xin phép trình bày ý kiến của bản thân mình để mở màn.
Khi nghĩ đến vấn đề này, một câu nói chợt văng vẳng trong tai: “Người chiến thắng viết nên lịch sử.”. Thật vậy, những điều tốt đẹp hay xấu xa, chẳng phải đều chỉ là tương đối ? Đối với lợi ích của 1 bên, điều tốt đẹp là điều tạo ra lợi ích cho bên đó, và điều xấu xa là thứ gây hại. Nhưng việc bên nêu quan điểm chiến thắng hay không mới là thứ quyết định nó được ghi chép lại là tốt đẹp hay xấu xa. Suy nghĩ sâu hơn, điều này gần với những cách nói như “Thả săn sắt bắt cá rô”, sự hi sinh vì một kết quả sau cùng. Chính vì vậy, chẳng phải, đến sau cùng, đâu có gì là “tốt đẹp” hay “xấu xa”?