Tác giả Catreece MacLeod, Creator of Saorsa, World Designer; Game Designer, Writer.

Photo by Ian Espinosa on Unsplash

Hệ tư tưởng.

Bạn có thể loại bỏ “tôn giáo” như một khái niệm, nhưng một hệ tư tưởng khác sẽ mọc lên để lấp đầy vị trí của nó bất kể thế nào.
Mặc dù không phải tất cả nhân loại đều yêu cầu điều này, nhưng phần lớn con người đòi hỏi phải có một cái gì đó để vạch rõ những gì là đạo đức và những gì không. Cụ thể là đạo đức, không phải nguyên tắc xử thế. Họ cần biết điều gì là “tốt đẹp” và điều gì là “xấu xa” để biết phải sống cuộc sống của họ như thế nào, đồng thời biết kẻ thù của mình là gì, vân vân… Thậm chí hầu hết nhiều người không thể xoay xở trong một thế giới mà không có những khái niệm này.



Vậy thì, điều gì xảy ra khi bạn triệt tiêu tôn giáo? Bạn sẽ được những thứ như chủ nghĩa Mác hay chủ nghĩa nữ quyền thay thế ngay thôi, điều này cho mọi người biết làm thế nào là tốt và xấu, đạo đức là gì và làm thế nào để sống cuộc sống của bạn, kẻ thù của bạn là ai, v.v.
Đây là những hệ tư tưởng thế tục, nhưng về cơ bản chúng hoạt động khá giống với cách thức hoạt động của một tôn giáo, tạo ra các khuôn mẫu tương tự trong não khi được học hỏi và kích động (trigger) các phản ứng phòng thủ tương tự khi ai đó đặt câu hỏi về hệ tư tưởng của họ.
Cho nên, với tất cả ý định và mục đích, việc loại bỏ tôn giáo không hề thay đổi bất cứ điều gì, mà hệ tư tưởng được thay thế cũng sẽ hoàn toàn tuân theo những điều tôn giáo đã làm, ngoài việc thay đổi vài chi tiết cụ thể. Cũng không thể loại bỏ hệ tư tưởng, trừ khi chúng ta có một cuộc thảm sát nực cười phi đạo đức nhân loại khoảng 2/3 dân số của thế giới. Mà cho dù có nhiều hơn đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể ngăn được nó tồn tại.



“Tôn giáo” sẽ luôn tồn tại, theo cách đó. Ngay cả khi nó là một tôn giáo thế tục.
Trans: Nguyễn Lê Duy