Hành trình tự chữa lành và chữa lành
Cô ấy nói với tôi cô đã từng muốn t ự t ử, cô ấy đã từng c h ế t.... rất nhiều lần.
Lần đầu tôi thấy cô c h ế t là lúc cô ở trong phòng bệnh lúc 5 tuổi với những cơn đau từ thân thể, quằn quại và bất lực. Mọi người xung quanh đều nhìn cô với ánh mắt thương hại và tổn thương từ mẹ và anh trai. Nhiều lần sau đó tôi đều thấy những ánh mắt đó nhưng nó đã vơi đi phần nào thương hại, đổi qua thương cảm và quen dần với những hình ảnh đó.
Nhiều năm sau, tôi lại thấy cô, cô c h ế t vì tình thương của mẹ, sự lạnh lùng của cha và bất lực của anh trai. Cô c h ế t vì chẳng biết mình còn sống được bao lâu nữa, c h ế t vì bất lực, sống trong tổn thương và cùng cực của ba mẹ, anh và cả gia đình, vì sức khỏe chính mình, yếu đuối mỏng manh và bất lực như thế.
Nhiều năm sau nữa, tôi lại thấy cô c h ế t. Lần này là thực sự c h ế t, c h ế t từ trong tâm khảm, c h ế t từ tâm hồn đến thể xác khi nghe câu "tại sao không c h ế t sớm đi từ bố mẹ của mình". Là sự chết tâm, đau lòng đến cùng cực.
Kể từ sau lần đó, cô rời bỏ gia đình, đọc nhiều sách hơn, đi nhiều nơi hơn, cố gắng thoát khỏi nơi khiến cô đau lòng đó, nơi đó khiến cô vừa đau lòng vừa tủi thân vừa không thể rời bỏ, nơi đó, hầu hết chúng ta đều gọi là "Nhà".
Người ta nói đi "Đi càng xa tâm sẽ càng rộng mở, gặp càng nhiều người thế giới sẽ càng lớn, sách đọc càng nhiều, càng hiểu cách bao dung", thế mà có lẽ cô chưa đi được nhiều, chưa gặp được nhiều, chưa đọc được nhiều nên chưa bao dung được hết, cô vẫn chỉ vừa mới chớm hiểu được chính mình, vừa mới đủ bao dung được chính mình mà thôi.Thực ra, đối với rất nhiều người, hiểu được chính mình đã là rất khó rồi, thế mà cô tham lam vừa muốn hiểu chính mình vừa muốn hiểu cả những người xung quanh.
Cứ như thế, nhiều năm qua đi, lòng mình yên ổn hơn một chút, cô từ một người có thói quen than vãn nhiều với người khác chuyển sang là người biết lắng nghe nhiều hơn; là một người hay tự quở trách chính mình chuyển sang tự tin hơn với những điều mình nói những điều mình làm; từ một người luôn phải nhìn ánh mắt người khác, để ý đến cảm nhận của người khác thái quá đã học được cách tự thương lấy mình, vừa vẫn quan tâm người khác như trước nhưng vẫn yêu quý bản thân, chưa vì bất cứ ai ngừng thương mình mà đau lòng đến cùng kiệt, không vì bất cứ ai chê trách chính mình mà tự soi mói bản thân; không vì bản thân kiến thức hạn hẹp, bị người khác chê trách mà ngừng học tập; không vì....
Những lúc thế này chợt hiểu ra, mình đối với thế giới rộng mở thì thế giới này cũng sẽ mở rộng với mình, kiến thức, bạn bè, các mối quan hệ cũng theo đó mà đến. Áp lực đối với gia đình cũng sẽ dần vơi đi. Có lẽ nhiều điều chúng ta học trên sách, chúng ta đọc rất nhiều cũng sẽ không thể nào chữa lành cho những con tim bị vứt bỏ, nhưng đi nhiều thì có thể. Bạn không thể tự chữa lành cho một con người bị tổn thương chỉ vì bạn là người biết lắng nghe mà không thấu hiểu, bạn sẽ không bao giờ hiểu thấu một người đã từng đau lòng đến cùng cực nếu bạn chưa trải qua điều ấy hoặc đã từng học đến điều ấy....
Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu không thể tự chữa lành nỗi đau của chính mình?
Cuộc đời mình sẽ ra sao nếu không tự mở lòng với người khác?
Cuộc đời này, chỉ cần bạn sống tốt thì người tốt việc tốt sẽ đến với bạn. Nói như thế không phải những việc không tốt sẽ không đến nhưng với tầm mắt của một người lạc quan, chúng ta nhìn sự việc ở một cách khách quan và cảm tưởng nó như một chút trở ngại mà thôi, không phải là đen tối như trước nữa.
Khi chúng ta lạc quan lên, thứ chúng ta nhìn thấy là trời xanh mây trắng nắng vàng, là sự lạc quan tích cực, là lòng người vui vẻ, chứ không phải luôn là những lúc mây đen giăng kín, là những lúc chúng ta luôn phải đau đầu suy nghĩ xem việc này nếu không làm tốt thì nó sẽ như thế nào, sẽ không phải là chúng ta sẽ là rắc rối cho người khác, sẽ làm phiền người khác như thế nào hay đơn giản chỉ là nếu có chúng ta, sẽ mang lại rắc rối cho người khác như thế nào? Đều không phải, tại sao không hiểu đến "Nếu có chúng ta, cuộc sống này sẽ vui vẻ như thế nào?"
Thực ra cũng có rất nhiều người có chữa lành cho người khác nhưng lại không thể tự chữa lành cho chính mình, có thể hiểu thấu người khác trong những câu chuyện của họ nhưng lại không thể bước ra khỏi ranh giới trong những câu chuyện của mình, cả những thứ mình đã trải qua, những nỗi đau mà mình đã phải gánh. Có những người áp lực nhiều về gia đình, có những người lại áp lực nhiều về kinh tế, có người thì áp lực với cả 2. Những lúc như thế, chúng ta tìm đến gì? Bạn bè, người thân, rượu hay thậm chí là cái c h ế t giống như "cô" ở trên, nhưng phải cùng cực như thế nào chúng ta mới có thể tự rời bỏ chính mình như thế?
Suy cho cùng, việc tự thấu hiểu chính mình đã là một điều cực kỳ khó khăn, việc đọc nhiều đi nhiều cũng là một cách để bản thân tự hiểu chính mình, bước ra khỏi ranh giới an toàn của mình. Cuộc đời này lắm lúc cũng phải dũng cảm một lần, tự thương lấy bản thân một lần, yêu thương và quý trọng gia đình một lần, trân quý bạn bè một lần, mở lòng đón nhận thế giới quan một lần....
Yêu thương và trân trọng!
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất