Source: Google
Source: Google
Một cách tự nhiên, khi lướt trên Facebook, thứ mà chúng ta thường thấy sẽ là khoảnh khắc tuyệt vời nhất của ai đó. Nó có thể là việc một người bạn chia sẻ về những kỳ kiểm đáng nhớ khi tham gia một kỳ du lịch bên châu Âu, một người anh được thăng chức, một người bạn với những khoảnh khắc đáng nhớ bên cạnh con…. Một cách tự nhiên không kém thường thì chúng ta sẽ cảm thấy mừng cho họ, nhưng cũng có thể đồng thời lúc đó chúng ta thực hiện việc so sánh những điều tuyệt vời mà người khác đã thực hiện được với chính bản thân mình. Và đồng thời cảm thấy thất vọng vì mình không đủ giỏi giang, không đủ cố gắng hay cũng có thể là có suy nghĩ là do ‘cái số’ nên mình vất vả và mãi không thành công vậy.
Khi chúng ta tâm sự với những người thân thì đa số chúng ta được nhận những lời khuyên theo hướng là tốt nhất đừng so sánh chúng ta với người khác do mỗi người chúng ta là một cá thể đặc biệt và có những giá trị riêng biệt. Thay vào đó chúng ta chỉ cần so sánh với chính bản thân mình trước đây và nếu có sự tiến bộ thì vậy là đủ rồi. Uhm, những điều này cũng hợp lý đấy chứ? Tránh xa nguồn gốc của sự stress và bạn sẽ không còn bị stress nữa. Nhưng nếu thế thì có giống như câu thành ngữ ‘bịt tai đi trộm chuông không’?
So sánh là một công cụ mạnh mẽ về tâm lý giúp cho con người có thể học hỏi từ người khác và từ đó có thể phát triển được bản thân nhanh chóng và mạnh mẽ. Do vậy nếu chỉ vì những mặt tiêu cực của công cụ này mà chúng ta không sử dụng công cụ này thì chúng ta sẽ chịu nhiều thiệt hại không kém. Việc so sánh với chính bản thân mình sẽ làm bạn bị hạn chế tầm nhìn, bạn sẽ không biết được đã có gì tiến bộ ở ngoài kia và bỏ qua cơ hội học hỏi từ những tiến bộ ở bên ngoài như một cách làm mới hiệu quả hơn, một công cụ mới đang được một đồng nghiệp sử dụng để làm việc hiệu quả hơn. 
Vậy thì làm cách nào để chúng ta không gặp phải stress, nhưng vẫn có thể tận hưởng được những lợi ích của việc so sánh? Câu trả lời có vẻ sẽ dễ dàng khi chúng ta đã nghĩ tới đây phải không? Chúng ta không nên so sánh khả năng leo cây của một con cá với một con khỉ rồi nói nó vô dụng. Vậy nên điều đầu tiên bạn cần làm là hãy nhớ rằng cũng giống như bạn thôi, những thứ mà bạn đưa lên Facebook chỉ là một khoảnh khắc nhỏ và thường là những khoảnh khắc tốt đẹp nhất của bạn. Những khoảng thời gian, những việc mà bạn đã phải thực hiện, đánh đổi để đạt được kết quả tốt đẹp đó thì thường hiếm khi được đưa lên. 
Việc chỉ nhìn vào kết quả rồi đưa ra những đánh giá mơ hồ về bản thân không giúp được gì cho bản, mà thậm chí còn làm mọi thứ tệ hơn. Khi bạn quá tự ti, bạn sẽ không phát huy được hết khả năng của con người bạn, hoặc bạn từ bỏ việc cố gắng vì niềm tin sai lầm bạn không thể làm được. Vậy nên đây là điều cần tránh. Bạn sẽ nên tập trung vào việc bạn có thể học được gì, thực hiện được gì sau khi thực hiện việc so sánh đó. Nếu bạn chẳng thể làm được gì thì đó là dấu hiệu của việc so sánh không phù hợp và bạn nên dừng lại. Còn nếu bạn có điều gì đó có thể thực hiện được mà bạn có thể thực hiện được thì đó là dấu hiệu của một so sánh phù hợp.
Và còn một vài điều đáng chú ý như sau, có thể hiện tại việc so sánh tại thời điểm này với con người cụ thể đó là không phù hợp, nhưng nó có thể do cách bạn so sánh, cách bạn phân tích tình huống hay ưu tiên của bạn. Nó không có nghĩa là sau này bạn bạn vẫn sẽ thấy bạn chẳng học gì được từ người đó cả. Đôi khi sự so sánh của bạn có cố gắng làm tốt tới mấy và bạn có thể rút ra được điều gì đó học hỏi từ mọi người nhưng không có nghĩa là nó thực sự áp dụng được cho bạn. Bạn sẽ luôn phải nhớ rằng bạn sẽ có những ưu tiên khác người khác và đó là lúc bạn phải lựa chọn và sẽ có những khả năng và hoàn cảnh khác biệt giữa bạn và người được so sánh nên không phải cứ thực hiện những bài học học được thì bạn chắc chắn thành công. Có thể bạn sẽ học và điều chỉnh mẫu gốc để có phương án phù hợp của riêng bạn.
Hoặc với bạn muốn một cách rành mạch hơn để suy nghĩ về vấn đề này thì bạn có thể dừng việc so sánh mình với người khác mà hãy thực hiện việc “benchmark” bản thân mình với người khác. Đây là một việc hay mình học được từ mentor của mình (người Malay, và nói chuyện với mình bằng tiếng Anh). Thật đáng tiếc là từ “benchmark” lại không có từ tương đương trong tiếng Việt. Benchmark khác biệt với so sánh ở chỗ bạn sẽ phải sử dụng các tiêu chuẩn hay số liệu để thiết lập các so sánh về hiệu suất với mục đích để xác định các lĩnh vực cần cải thiện và đặt ra các mục tiêu cụ thể có thể đạt được trong quá trình so sánh này. 
Mong là những điều chia sẻ này có thể giúp ích được các bạn. Gửi yêu thương tới tất cả mọi người!
Mời các bạn ghé thăm blog của mình tại: