Bài viết gốc được đăng tải tại Đây vào 24.11.2022 . Hãy like page Ăn Sách trên Facebook để ủng hộ tác giả.
TL, DR: nóng cùng wc kích hoạt cơn schizo của tôi
Đọc cmt bình luận của các anh về nóng cùng WC, hay trên ảnh của những cô gái trong chương trình ấy, tôi cảm tưởng sự tâm thần phân liệt của chính mình nặng hơn, hoặc chính xã hội này mới tâm thần. Francis Fukuyama tưởng rằng lịch sử kết thúc cùng sự sụp đổ của bức tường Berlin? Tôi bảo rằng lịch sử kết thúc cùng với Nóng cùng WC.
Câu hỏi của tôi là: “CÁC NGƯỜI MUỐN GÌ?”
Đây là 1 chương trình về thể thao. Nhưng tuyệt nhiên không 1 ai, và khi tôi nói rằng không một ai, ý tôi chính là tôi ĐÉO thấy 1 comment nào xem nó vì thể thao. Không vì kiến thức chuyên môn, fact hay trivia, bình luận trước trận, những thứ mà ai cũng công khai nói là thà xem trên youtube và wiki còn hơn. Và nhà đài cũng vậy. Và nhà đài cũng không mời những cô gái này vì kiến thức bóng đá. Bởi vì nếu cần kiên thức, họ có thể gọi các cầu thủ nữ, hay một nhà báo nữ. Người duy nhất có tí “chuyên môn” là 1 nữ cầu thủ đá phủi và mấy anh đàn ông cũng liên tục cắt lời. Dù cho họ nói đúng sai gì thì cũng phải để nói hết câu chứ nhỉ? Tôi không nhớ ai đó hỏi nhà báo Trông Anh Ngược rằng Tin chuẩn chưa anh giữa chương trình. Và cách sắp họ ngồi riêng cũng là một cách khẳng định họ là 1 phần của “the other”, là “kẻ khác” và không ngang hàng với khách mời thông thường ngồi giữa mấy cái ghế nỉ.
Nhưng tôi không cần “phân tích” nhà đài muốn gì. Ai cũng biết nhà đài muốn gì. Ai cũng biết là nhà đài cần mông, vú, ngực để hút người xem. Thiết nghĩ chúng ta nên nhanh chóng cùng thừa nhận điều đó bởi ai cũng gọi đây là “chương trình nâng giá” rồi. Bất kì ai cũng dễ dàng thừa nhận đó là sự thật, rằng họ muốn những thứ đó để tăng view. Nhưng lại phải bọc đường bằng những uyển ngữ như để “mong phái nữ quan tâm tới bóng đá”. VTV nghĩ rằng họ sẽ rất vui khi được ngắt lời và chặn họng, diễu hành trong những bộ đồ hở hang và không làm gì khác? Nếu không phải, thì có phải thứ họ mong muốn là người dân Việt Nam mở kênh truyền hình quốc gia lên chỉ để bình phẩm ngực vú và vẻ ngoài của phụ nữ?
Họ giả vờ đạo mạo vì cái đéo gì? Không quan trọng. Sự đạo đức giả của VTV chỉ là giọt nước so với sự đạo đức giả của người xem và thậm chí ủng hộ chương trình này, chửi những ai lên án chương trình. Vậy là các người nói với tôi rằng, các người xem những cô gái mà mình không quen biết trên kia như bình hoa di động, để ngắm ngực, ngắm mông (“Brazil hôm nay căng thế”, hầu hết comment dưới post có hình cô gái mặc áo Brazil), thậm chí gọi họ một cách không trực tiếp là gái, là đĩ (“chương trình nâng giá”, hỏi nhau em này đi bao nhiêu,…). Nhưng… tại sao? Tại sao không ai cần phải bảo vệ việc mình vào xn xx, thiendia, checker viet,… . Các người đang giữ thể diện cho ai? Tại sao không tìm những phương tiện tiện lợi hơn, hở hang hơn, gợi dục hơn để ngắm ngực, ngắm mông mà lại cần phải xem nó cạnh WC đến mức bảo vệ chương trình đó?
Bởi vì đây là tận cùng lịch sử.
Đối với Triết gia Zizek và nhà Phân tâm học Lacan, tồn tại Cái Thật (The Real) và Trật Tự Tượng Trưng (Symbolic Order). Symbolic Order là thế giới trật tự mà con người tạo ra. Gồm hệ thống ngôn ngữ, khái niệm, pháp luật,… . The Real là việc vị vua không mặc quần áo và Symbolic Order là cách người dân giả vờ rằng ông ta có mặc.
Chúng ta mặc quần áo cho VTV không phải vì chúng ta yêu mến vị vua trần truồng. Mà bởi đó là vị vua, một phần của cấu trúc xã hội mà chúng ta sống. Trong những câu biện hộ cho VTV, tôi thấy quanh đi quẩn lại có:
VTV mà không làm thế thì không có tiền. Không ai thèm xem TV nữa mà xem lậu hết. Lần sau không ai bán bản quyền cho VN nữa.
Các cô gái đó có quyền lựa chọn và chấp nhận làm như thế. 2 bên có lợi
Trong The Sublime Object of Ideology , Slavoj Zizek có nói về sự bi quan như 1 dạng tư tưởng chủ đạo của hệ thống. Ai cũng biết tư tưởng hiện thời của hệ thống là sai cũng như ai cũng biết VTV, aka ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUỐC GIA VIỆT NAM, dùng cơ thể phụ nữ để tạo chú ý. Trong xã hội tư bản hiện đại, không có tư tưởng chủ đạo. Không có “chủ nghĩa Mác làm kim chỉ nam”. Bi quan chính là tư tưởng chủ đạo. Tư tưởng giúp cho hệ thống tồn tại không phải là “hệ thống này tốt” mà là “hệ thống này xấu”.
Tất cả những kẻ chỉ ra được “hệ thống này xấu” nhưng tiếp tục tham gia vào nó đều cảm thấy bản thân chống lại hệ thống, cảm thấy tự mãn và cao cả hơn những kẻ không nhận ra điều đó, hay không nhận ra rằng hắn biết điều đó. Hắn tự mãn vì chỉ ra được rằng “VTV làm thế vì tiền đấy, vì tiền giúp VTV vận hành, giống như mọi thứ trong xã hội”. Vậy vấn đề nằm ở hệ thống và xã hội. Không ai phải gánh trách nhiệm này cả. Không cá nhân nào thay đổi xã hội một mình nổi. Nếu có, thì trách nhiệm ấy thuộc về những Kẻ Khác viết hoa (phân biệt với kẻ khác viết thường trong phân tâm học Lacan, là phản chiếu của cái tôi). Là những đám đông vô danh: “Thể chế này nó thế”, “Tại đồng tiền”, “tại xã hội”.
Hoặc là tại những cô gái kia. Nhưng ai xem những cô gái đấy và khiến họ cảm thấy mình nên lên ti vi làm bình hoa cho cả nước chỉ trỏ? Cung? Cầu? “Nhưng họ sẽ hạnh phúc vì nhận được tiền?” Nhưng còn những người mà họ đại diện? Phụ nữ xem bóng đá?
Và hệ thống chiến thắng. Những kẻ biết hệ thống sai mà không muốn sửa chữa là những kẻ ủng hộ hệ thống mạnh nhất.
Chúng ta không nghĩ rằng dân trí có thể cải thiện, không nghĩ rằng chúng ta có thể hướng tới cái gì đó chất lượng hơn, không nghĩ rằng chúng ta có thể cải thiện, không nghĩ rằng VTV có thể thay đổi và đặt cái gì khác lên trên tiền bạc,… . Vậy thì không ai tẩy chay, không ai phản đối. Mọi người tiếp tục xem. VTV không cần thay đổi. Thậm chí họ có thể tự chỉ trích những kẻ đem phụ nữ ra mua vui. Và vẫn sẽ có 1 đám “cấp tiến” vào mừng rỡ bênh họ. Cả 2 phe đã nằm trong tay VTV.
Francis Fukuyama cho rằng sự sụp đổ của bức tường Berlin đánh dấu sự kết thúc của lịch sử vì không còn một hệ tư tưởng nào khác sinh ra để đối chọi lại chủ nghĩa tân tự do toàn cầu hóa tất cả đang sống. Zizek (hoặc Fredric Jameson) nói: “Khó để tưởng tượng cái kết của chủ nghĩa tư bản hơn cả tận cùng thế giới.” Bởi chúng ta không/chưa mường tượng được chủ nghĩa nào sẽ thay thế và tiến hóa hơn nó sau “cái chết” của CNCS. Nhà lý luận văn hóa Mark Fisher miêu tả nó thông qua bộ phim Children of Men của đạo diễn Alfonso Cuaron: Một thế giới tận thế bình thường, nơi những hiện café kiểu starbucks vẫn hoạt động. Xã hội vẫn “bình yên” vận hành một cách bình thường và loại người chỉ nhận thức đây là tận thế qua việc không có một đứa trẻ nào mới ra đời. Cũng như không có một lý tưởng mới thay thế tư bản. Thế giới cứ chầm chậm rệu rã đi và trước khi chúng ta nhận ra, đây đã là tận thế. “Đây là cách thế giới kết thúc. Không phải với một vụ nổ mà là 1 tiếng thút thít.”