(Tiếp phần I)
Dựa trên các phương diện và thuộc tính chi phối niềm tin con người, ta đặt ra những tiêu chuẩn chân lý (của con người). Các tiêu chuẩn chân lý là những thước đo, dựa trên đó con người xác định một quan điểm mang tính đúng đắn hay sai lầm với thực tế. Các tiêu chuẩn đó được con người xác lập và tin tưởng dựa trên kinh nghiệmcảm nhận. Những tiêu chuẩn đó ảnh hưởng đến góc nhìn và hành động của con người với quan điểm đang được xem xét. Có những tiêu chuẩn mang tính khách quan, những tiêu chuẩn mang tính chủ quan và mang tính 'siêu nhiên' (những tiêu chuẩn đến từ cảm nhận). Không phải tất cả các thước đo điều có giá trị ảnh hưởng đến quyết định giống nhau. Tác giả chia các tiêu chuẩn theo nguồn gốc: (1) sinh học, (2) tâm linh, (3) xã hội, (4) tư duy. Có những 'thước' đo mang tính chuẩn mực (ví dụ: logic ), có những thước đo mang tính tương đối  linh hoạt theo thời gian (ví dụ: tập quán, cảm xúc), có những 'thước đo' mang tính nhất thời, mơ hồ, khó hiểukhông phổ biến (ví dụ: trực giác, linh cảm). Các tiêu chuẩn chân lý có hiệu lực tùy vào từng thời kỳ. Dưới đây là các tiêu chuẩn để xác định chân lý của con người, theo quan điểm của tác giả:

I. Bản chất sinh học con người.

Bản chất sinh học của con người là "tập hợp những thuộc tính được hình thành dựa trên nhu cầu sinh lý và cảm xúc". Nó bao gồm: (1) bản năng, (2) cảm tính, (3) linh cảm.
    1. Bản năng
Bản năng là khuynh hướng vốn có của một sinh vật đáp lại một tác động hay điều kiện cụ thể. Đối với loài người, bản năng là sự những phản ứng đáp lại một sự kích thích được hình thành, phát triển và tích lũy theo các thế hệ. Dễ thấy nhất khi quan sát những hành vi về thân thể, xúc cảm hoặc giới tính. Bản năng được hình thành và phát triển trong suốt lịch sử loài người. Trải qua sự quan sát, học tập và tích lũy kinh nghiệm của nhiều thế hệ, bản năng định hình niềm tin con người trong các vấn đề sinh lý.
    2, Cảm tính
Cảm tính (hay xúc cảm) là sự nhận thức của con người có được khi sử dụng các giác quan tác động vào sự vật, hiện tượng nhằm nắm bắt sự vật. Đầu tiên, con người lấy thông tin riêng lẻ qua từng giác quan, qua đó hình thành nên cảm giác và cảm xúc. Cảm giác và cảm xúc được tổng hợp thành những tri giác, là sự nhận thức một cách tổng quát. Từ đó, nó trở thành những biểu tượng, con người khi tiếp xúc với biểu tượng tương tự sẽ hình thành cảm tính tương ứng mà không cần nhờ tới tất cả giác quan trực tiếp tác động vào. Con người khi đưa ra một quyết định hay hành động dựa theo cảm xúc bản thân lúc đó, bỏ qua mọi yếu tố logic và không đánh giá khách quan các yếu tố liên quan. Do đó, đây không phải là một thước đo tiêu chuẩn để xác định chân lý.
    3. Linh cảm
Linh cảm là một cảm giác đột phát khi con người tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng, dựa trên ý niệm mơ hồ, bất định, không rõ nguyên nhân. Linh cảm được cho là đến từ 'bản chất tâm linh' con người, vì chúng có mối quan hệ 

II. Bản chất 'tâm linh' con người.

Được định nghĩa là "tập hợp các thuộc tính phi logic, đến từ một trí tuệ chưa được khai phá". Nó bao gồm: (1) trực giác, (2) thiên khải.
    1. Trực giác
Trực giác là một dạng nhận định của con người xuất phát không rõ nguyên nhân, từ một nguồn trí tuệ chưa được khám phá. Chúng không phụ thuộc vào các yếu tố logic hoặc có được thông qua quá trình đánh giá khách quan từ các sự kiện thực tế. Với những người khác nhau, sẽ có những trực giác khác nhau cho cùng một sự vật, hiện tượng. Chúng không xuất hiện thường xuyên và sẵn có đồng thời chưa được kiểm chứng rõ ràng. Vì vậy, đây không phải là một yếu tố đáng tin cậy để tìm kiếm chân lý.
    2. Thiên khải
Thiên khải xuất phát từ ý niệm của con người về một Đấng Tối cao (Thượng Đế). Con người có niềm tin bất diệt vào những giá trị, chân lý được cho là xuất phát từ Thượng Đế. Đây là cơ sở hình thành nên các tôn giáo với hệ thống giáo điều (điều răn) và tín ngưỡng. Chúng có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự tồn tại của một Đấng Tối cao chưa được kiểm chứng, đối lập với niềm tin bất diệt, vô điều kiện của con người ở Ngài. Con đường tìm kiếm chân lý có nên được soi xét bởi ánh sáng của Chúa vẫn đang là vấn đề tranh cãi. Xin nhắc lại, cái chết của Copernic để lại là một vết nhơ trên áo Chúa bên cạnh niềm tin của các nhà khoa học tự nhiên vĩ đại vào Ngài - một thế lực tối cao tạo ra các quy luật hoạt động của vũ trụ này.

III. Bản chất xã hội con người.

Được định nghĩa là "tập hợp các thuộc tính được hình thành trong đời sống cộng đồng của con người và được truyền lại cho các thế hệ sau". Bao gồm: (1) tập quán - truyền thống, (2) luật đa số, (3) thẩm quyền.
    1. Tập quán - Truyền thống (Do tính tương đồng nên tập quán và truyền thống được gộp chung)
Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận và làm theo như một quy ước chung của cộng đồng. Truyền thống là những tập tục, thói quen và nói cung là những kinh nghiệm xã hội được hình thành từ lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của con người, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Con người có xu hướng tin tưởng và hành động thuận theo thói thường. Họ tin rằng mình đang hành động đúng theo những chuẩn mực xã hội. Những giá trị đó là kết quả của việc đúc kết kinh nghiệm xã hội của một cộng đồng chung sống từ thế hệ này, truyền cho thế hệ sau và theo thời gian được củng cố. Tiêu chuẩn đó được hình thành và được kiếm chứng theo thời gian. Các giá trị đó là bản sắc, in dấu ấn vào tiềm thức và thế giới quan của con người khi sinh hoạt, trưởng thành và định hình tư duy trong cộng đồng đó. Vì thế, chúng có sức ảnh hưởng lớn đến niềm tin của con người. Song, do xuất phát từ thói quen, chúng mang tính chủ quan. Chúng chỉ 'đúng' trong cộng đồng đó và có thể thay đổi khi có tác động. Sự thật là, trong cuộc sống hiện đại, không nhiều người đi khám sức khỏe ở những thầy lang hay vận dụng những kinh nghiệm dân gian chữa bệnh. Theo thời gian, tập quán và truyền thống còn 'dấu vết' ít nhiều ở tiêu chuẩn đạo đức và hành vi ứng xử trong xã hội. Một trong số giá trị đó đã được đưa vào luật pháp và mang tính bắt buộc với các công dân. Chúng là nền tảng để tạo nên định chế xã hội. Tuy nhiên, suy cho cùng, đó không phải là phương tiện lý tưởng trên con đường khám phá chân lý.
    2. Luật đa số
Luật đa số xảy ra khi số đông tác động hoặc quyết định vào niềm tin, lựa chọn và hành động của cá nhân. Đây là hệ quả của đời sống quây quần con người. Khi con người bắt đầu sống quần tụ thành xã hội cộng sản nguyên thủy, để cộng đồng được ổn định, chúng ta cần một 'quy ước' để các thành viên phải tuân theo. Các quy ước đó phải thỏa mãn tối đa nhu cầu và lợi ích của cộng đồng. Do đó, quy ước được lập ra để thỏa mãn số đông, được tin rằng sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích cộng đồng. Điều đó góp phần khiến mỗi cá thể tin rằng số đông sẽ chọn lựa phương án phù hợp nhất. Đó chính là nội dung cơ bản của luật bầu bỏ phiếu kín. Tuy nhiên, lựa chọn của số đông xuất phát từ những kinh nghiệm xã hội và mang tính chủ quan. Đó không phải là tiêu chuẩn phù hợp nhất để xác định một chân lý.
    3. Thẩm quyền
Thông thường, ý kiến của một chuyên gia hoặc một người đã có chỗ đứng trong một lĩnh vực được nhìn nhận như là một bằng chứng. Họ có đủ năng lực trong lĩnh vực đó nên ý kiến của họ được xem xét như là một yếu tố xác thực. Mặc dù chúng là tiêu chuẩn kiểm chứng có giá trị và được áp dụng rộng rãi, song vẫn chưa phải là yếu tố cao nhất để xác định chân lý. Trong nhiều trường hợp, các nguồn thông tin có thẩm quyền và đáng tin cậy đưa ra những nhận định và chứng cứ không phù hợp với nhau, thậm chí mâu thuẫn. Suy cho cùng, mọi nhận định cần được đánh giá đúng mức  khách quan dựa trên thực tế.


IV. Bản tính tư duy con người.

Được định nghĩa là "tập hợp các thuộc tính thuộc về nhận thức bản chất. Con người phát hiện tính quy luật của sự vật, bằng những hình thức khác nhau như biểu tượng, khái niệm, phán đoán, lý luận,...". Thuộc tính tư duy bao gồm: (1) tri thức nhân loại, (2) tư duy logic, (3) quan điểm tư duy.
    1. Tri thức nhân loại
Từ lúc hình thành trí khôn, con người tích lũy tri thức. Tri thức đó đã được kiểm chứng theo thời gian và được công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, tri thức không có giá trị vĩnh cữu, chúng chỉ đúng với thời đại đó. Bằng những sáng tạo và phát hiện mới, chúng ta thách thức và kiểm chứng lại tri thức trước đấy. Theo cách trên, tri thức được cập nhật liên tục nhằm có một kho tàng tri thức lớn và đúng đắn. Đây là một thước đo tốt để kiểm tra một quan điểm hay nhận định.
    2. Tư duy logic
Tư duy logic là quá trình nhận thức lý tính, sử dụng các hình thức cơ bản, như khái niệm, phán đoán, suy luận cùng các thao tác lôgic xác định của chủ thể, nhằm sản xuất các tri thức mới với mục đích phản ánh ngày càng sâu sắc hơn, chính xác hơn, đầy đủ hơn về hiện thực khách quan. Tư duy lôgic là nhận thức lý tính tuân thủ các quy luật, quy tắc, phương pháp,... Tư duy logic được thể hiện rõ ràng nhất trong toán học, loại bỏ các diễn ngôn, cảm xúc, ước lượng và tư duy chủ quan. Logic là phương thức mà thế giới và vũ trụ vận hành, không phụ thuộc vào ý chí con người. Do đó, để nắm rõ quy luật, tìm được chân lý, con người phải nắm rõ tư duy logic. Qua thời gian, logic được nhận định là một chuẩn mực cao nhất để xác định chân lý.
    3. Quan điểm tư duy
Quan điểm tư duy là điểm xuất phát và định hướng suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các hiện tượng, các vấn đề. Với hệ thống quan điểm khác nhau, dẫn đến sự khác biệt trong niềm tin và ứng xử của người đó với một sự vật, hiện tượng. Đối với chủ nghĩa duy danh, những bản thể tồn tại độc lập, 'cái chung' là những thứ mà con người gán cho các bản thể có điểm tương đồng để phân loại. Ví dụ: bạn sẽ chỉ là bạn và tôi sẽ chỉ là tôi, khái niệm chung 'con người' chỉ là do chúng ta 'tự quy ước'. Còn dưới lăng kính chủ nghĩa duy thực, 'cái chung' có trước và tồn tại giá trị tổng quát nhất. Chúng tồn tại độc lập với các bản thể. Chủ nghĩa duy danh là nền tảng của chủ nghĩa duy vật. Còn tôn giáo lại phát triển dựa trên niềm tin vào Thượng Đế - chủ nghĩa duy thực. Niềm tin người này không giống người kia. Để đánh giá một vấn đề, chúng ta nên đứng trên nhiều quan điểm để tránh cái nhìn phiến diện chủ quan. Cùng với logic, đây là công cụ hiệu quả để xác định chân lý.
Ta có nhiều thước đo để kiểm chứng chân lý. Xã hội tiến bộ hơn, phát triển thước đo đáng tin cậy hơn. Dễ thấy, tri thức, logic quan điểm tư duy là các chuẩn mực đáng tin cậy nhất để xác định chân lý. Bên cạnh đó, thẩm quyền cũng là một yếu tố có thể tin tưởng. Để hạn chế sai lầm trong niềm tin cũng như truyền đạt thông tin cho người khác, chúng ta cần loại bỏ các yếu tố bản chất sinh họclựa chọn các yếu tố bản chất xã hội một cách phù hợp. Bản chất sinh học và xã hội có thể dễ dàng áp dụng để đánh giá các vấn đề trong cuộc sống. Bản chất tâm linh ít phổ biến vì tính đột phát của nó. Bản chất logic, ta phải thu thập thông tin, vận dụng tri thức và suy luận logic. Chúng phù hợp với công việc nghiên cứu, song trong cuộc sống. Đây là những khó khăn cho việc đánh giá. Nhưng những khó khăn đó là cần thiết để xây dựng niềm tin và dẫn lỗi hành động của con người.
Vậy ta vận dụng bản chất logic, hạn chế bản chất sinh học và lựa chọn bản chất xã hội như thế nào?