Mình từng thấy mấy clip trêu con kiến bằng cách thả một cục đường, con kiến thấy cục đường liền quay về tổ và kéo theo đồng đội tới để thu hoạch. Nhưng khi nó quay lại cùng các chiến hữu thì cục đường đã bị người chơi giấu mất, và thế là con kiến bị đồng đội chửi là đồ bốc phét.
Trò đùa này vui vl, nhưng mà với cái đầu over thinking như mình, mình lại không chỉ dừng lại ở việc tận hưởng cái joke đó. Tự nhiên mình lại nghĩ, ủa thế con kiến kia bị biến thành "thằng bốc phét" trong xã hội kiến thật không nhỉ? Chắc ai cũng biết là không rồi, nhưng tại sao?
Nói dối - món quà tuyệt vời mà thượng đế dành riêng cho loài người. Chắc chỉ có loài người mới là loại duy nhất có khả năng sáng tạo, bịa chuyện, tưởng tượng ra những thứ không có thật. Nhờ trí óc tưởng tượng tuyệt vời đó, chúng ta tạo nên một xã hội gắn kết với nhau bằng đức tin, bằng các lý tưởng mà ta tự vẽ ra, chúng ta tạo ra tiền tệ, luật lệ, đạo đức và các quy ước chung, giúp mọi thứ vận hành trơn tru gần như một bộ máy sinh học tự nhiên.
Ta tạm định nghĩa "nói dối" là: - cố tình tạo ra một thông tin sai lầm, không có thật. Nhưng để gửi và nghe về một thông tin, ta cần phải có ngôn ngữ.
Ở các loài động vật khác, ngôn ngữ tồn tại ở dạng cơ bản, chỉ làm đúng nhiệm vụ truyền tin, cảnh báo cho đồng loại. Một con khỉ có thể cảnh báo cho cả đàn của mình biết rằng có sư tử xuất hiện bằng cách hú hét để những con khỉ khác sẽ cảm thấy bị đe dọa và trở nên đề phòng hơn. Nhưng ở loài người, ngôn ngữ chúng ta không chỉ cảnh báo đơn thuần như vậy. Ta có thể nói cho đồng loại mình biết rằng mình nhìn thấy con sư tử ở đâu, tọa độ nào, trông ra sao, to như nào, thấy lúc nào, nó đang làm gì. Thậm chí ta có thể lên kế hoạch đối phó với con sư tử ấy. Ngôn ngữ con người không chỉ truyền tin đơn thuần, miêu tả về thế giới xung quanh, mà còn có thể truyền đi cảm xúc, trải nghiệm cả nhân, thể hiện quan điểm, thuyết phúc người khác nên làm gì, không nên làm gì,...vv
Ta có thể ngôi tâm sự với người thân, bạn bè rằng hiện tại mình đang cảm thấy ra sao, mình đã trải qua những chuyện gì, mình cảm thấy như thế nào với những chuyện đó,...vv
Tuy nhiên vì ngôn ngữ vẫn có giới hạn, dù chúng ta có văn vở giỏi thế nào, có diễn đạt hay ra sao, thì chúng ta vẫn không bao giờ có thể truyền hết trải nghiệm của mình cho người khác. Trải nghiệm của mỗi người vẫn luôn là một ốc đảo bất khả xâm phạm, không ai có thể hiểu được 100%. Tôi có thể chia sẻ với bạn rằng tối qua tôi chơi nhạc vui như nào, cảm xúc tôi đã dâng trào ra sao, tôi đã rất hào hứng,..vv nhưng khi bạn nghe tôi nói về điều đó, và dù có hiểu tôi đến nhường nào đi chăng nữa thì trải nghiệm cảm xúc của tôi vẫn mãi mãi bị nhốt trong não của tôi, bạn không bao giờ có thể trải nghiệm được điều đó.
Dù cho người nói có giỏi diễn đạt ra sao và người nghe biết thấu hiểu, biết lắng nghe tới nhường nào thì trải nghiệm cá nhân mỗi người vẫn luôn bị mắc kẹt trong bộ não của chính họ.
Một anh nghiện có thể miêu tả rằng lúc phê đá anh ta cảm thấy sướng như nào, sảng khoái như nào. Anh ta có thể dùng những từ ngữ như "cảm giác giống như lên mây" hay "giống như bay giữa ngân hà",...vv Dù diễn tả thế nào đi nữa thì chúng ta vẫn không bao giờ hiểu được cảm giác đó, ta phải chơi thử thì mới biết được - tất nhiên là mình không khuyến khích các bạn thử cái đó đâu nhé :v - đừng hiểu lầm.
Và tuy nhiên là dù có chơi thử thì ta cũng không chắc được rằng liệu cảm giác phê pha của ta có giống với cảm giác phê pha của những người chơi khác không. Vì như đã nói ở trên, trải nghiệm mỗi người sẽ luôn luôn bị nhốt trong não của họ, trong ốc đảo cảm xúc của họ, không bao giờ người này có thể cảm nhận trọn vẹn trải nghiệm của người kia.Trừ khi chúng ta có thể truyền thông tin theo cách khác, không phải bằng ngôn ngữ, lời nói và tai nghe,... mà là truyển trực tiếp thông tin từ bộ não này qua bộ não kia. Thông thường, thông tin về trải nghiệm cá nhân của mình được sắp xếp lại, rồi được trình diễn ra ngoài thông qua lời nói, rồi nó lại được nghe từ người khác, người khác hiểu nó, đưa nó vào não và cảm nhận thông tin ấy dưới lăng kính, quan điểm của người ấy, và bị ảnh hưởng bởi các trải nghiệm riêng của người ấy. Nhưng nếu chúng ta có thể bỏ qua bước trò chuyện và lắng nghe, nếu tôi ném hết được toàn bộ cảm xúc, trải nghiệm, kí ức của mình sang não của bạn, có lẽ bạn sẽ cảm nhận được hết 100% những gì tôi đã trải qua, cảm nhận được nhau như kiểu tất cả chúng ta là một bản thể duy nhất vậy.
Khi đó lời nói dối sẽ không còn xuất hiện nữa, vì một khi đã 100% hiểu nhau, biết rõ mọi suy nghĩ, kí ức, cảm xúc của nhau, sẽ chẳng còn khái niệm nói dối nữa, thông tin đi trực tiếp từ bộ não này qua bộ não kia, không gián tiếp thông qua ngôn ngữ nên sẽ không bị nhiễu, không bị hiểu sai, không bị bóp méo,...vv Nhưng làm thế nào để viễn cảnh ấy diễn ra thì chịu nha,.... bài này không phải là bài viết về ý tưởng công nghệ cao.
Tuy nhiên loài kiến lại là loài truyền tin theo cách đó. Chúng không giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ.
Chúng ta search google thì sẽ biết rằng:Kiến giao tiếp với nhau bằng cách sử dụng pheromone, âm thanh và tiếp xúc. Việc sử dụng pheromone như một tín hiệu hóa học phát triển hơn ở kiến, điển hình như loài kiến gặt đỏ, so với các nhóm thuộc bộ Cánh màng khác.Giống các loài côn trùng khác, kiến nhận biết mùi thông qua cặp râu dải, mỏng và linh hoạt. Cặp râu cung cấp cho chúng thông tin về hướng và mật độ của mùi. Vì đa số kiến sống trên mặt đất, chúng để lại các vật pheromone trên đường đi để dẫn đường cho đồng loại. Ở những loài tim kiếm thức ăn theo nhóm, một con kiến tìm được thức ăn sẽ đánh dấu một đường trên đường quay về tổ; các con kiến khác sẽ lần theo đường này, sau đó chúng sẽ gia cổ thêm cho con đường này khi chúng tha thức ăn về tổ. Khi nguồn thức ăn cạn kiệt, các con kiến trên đường về tổ sẽ ngừng đánh dấu và mùi hương cũng từ từ tiêu tan. Tập tính này giúp kiến chống chọi với các thay đổi tại môi trường sống của chúng. Chẳng hạn như, khi đường dẫn đến nguồn thức ăn bị chặn bởi một vật cản, kiến sẽ rời nó để thăm đỏ con đường mới. Nếu thành công, nó sẽ để lại một vật đánh dấu dưỡng ngắn nhất dẫn đến nguồn thức ăn khi quay về. Các đường dẫn này được nhiều kiến theo sau, gia cố thêm pheromone và dần dần hình thành con đường tốt nhất.Ở loài kiến, thông tin mà chúng truyền cho nhau chỉ dừng lại ở việc phân loại mùi hương, vị trí thức ăn, con đường để đến nơi có thức ăn,...vv Và nếu có sự thay đổi về thế giới xung quanh thì theo mình, những con kiến khác chỉ đơn thuần là cảm thấy "đã có sự thay đổi" chứ không phải sẽ cảm thấy "à con kiến kia bốc phét". Vì sự trao đổi thông tin ở loài kiến gần như là truyền tực tiếp trải nghiệm cá nhân cho nhau.Mình nhớ tới một bộ phim với tựa đề tiếng Việt là PK Ngây Thơ. Chàng PK này là một người ngoài hành tinh, ở hành tinh của anh ta, mọi người không biết nói dối, đơn giản chỉ là vì nơi đó mọi người giao tiếp với nhau bằng cách nắm tay nhau, truyền hết mọi dữ liệu não bộ cho nhau. Họ không nói chuyện như người Trái Đất.PK đến Trái Đất và bắt đầu học cách giao tiếp như con người, học cách nói dối và học cách yêu. PK cũng bắt đầu thắc mắc và đặt câu hỏi về đủ thứ kì quái của loài người, như những chuẩn mực xã hội, những luật lệ, tôn giáo, niềm tin,....vvCó thể tạo hóa không cho chúng ta khả năng đặc biện như PK, bởi vì ngôn ngữ và lời nói dối có lẽ là món quà đặc biệt hơn nhiều. Nhờ nó mà chúng ta mới có thể tạo ra nghệ thuật, tôn giáo, đức tin, và cả sự đặc biệt của mỗi cá nhân nữa. Nếu tất cả đều nghĩ như nhau, có có chung trải nghiệm, có chung cảm xúc như nhau, không có cái gì là riêng biệt, cả xã hội đều đồng nhất như một bộ não khổng lồ, một linh hồn khổng lồ, thì khi đấy làm gì còn tình yêu, làm gì còn cần phải lo lắng, buồn phiền hay vui vẻ nữa.