NỌC ĐỘC CỦA RẮN LÀ GÌ, NỌC ĐỘC TÁC ĐỘNG LÊN CƠ THỂ NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO VÀ BỊ RẮN CẮN CÓ PHẢI LÀ ÁN TỬ? 🩸🩸🩸
Bài viết này sẽ trả lời một số câu hỏi của phần đông mọi người về việc chuyện gì sẽ xảy ra khi bị rắn độc cắn cũng như những vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết này sẽ có ích đến mọi người.
(CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA KHI BỊ RẮN CẮN? Phần 3)
Cảnh báo: Bài viết này cực kỳ dài, khuyến khích các bạn nếu ai muốn đọc thì hãy lưu lại và đọc từ từ.
NỘI DUNG CỦA BÀI VIẾT:
I. NỌC ĐỘC CỦA RẮN LÀ GÌ?
1. Các chất gây độc:
2. Các chất không gây độc:
1. Các chất gây độc:
2. Các chất không gây độc:
II. NỌC RẮN TÁC ĐỘNG LÊN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
III. BỊ RẮN ĐỘC CẮN CÓ PHẢI LÀ MỘT ÁN TỬ?
1. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể người đối với nọc rắn:
a. Hệ miễn dịch bẩm sinh:
b. Hệ miễn dịch thích ứng:
2. Huyết thanh kháng độc rắn là gì?
1. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể người đối với nọc rắn:
a. Hệ miễn dịch bẩm sinh:
b. Hệ miễn dịch thích ứng:
2. Huyết thanh kháng độc rắn là gì?
IV. TỔNG KẾT:
Tài liệu tham khảo
____________________
I. NỌC ĐỘC CỦA RẮN LÀ GÌ?
Nọc độc rắn (snake venom), gọi ngắn hơn là nọc rắn, là dạng dịch tiết tiến hóa từ nước bọt của rắn được tiết ra từ những tuyến tiết độc (tiến hóa từ tuyến nước bọt) có vị trí ở phần đầu rắn, phía sau mắt. Vai trò chính của nọc rắn là giúp rắn săn mồi và tiêu hóa con mồi, sau đó mới đến vai trò tự vệ. Về cơ bản, nọc rắn một hỗn hợp nhiều thành phần của nhiều chất khác nhau, trong đó có:
1. Các chất gây độc:
Trong hỗn hợp nọc độc của rắn nói chung, các chất gây độc là các protein đến từ nhiều họ/siêu họ protein như:
- Metalloproteinases (viết tắt: SVMPs).
- Serine proteinases.
- Phospholipases (viết tắt: PLA2).
- L-amino acid oxidase.
- Disintegrins.
- C-type lectins protein và lectin-like protein.
- Three-finger toxins (độc ba ngón, nói như vậy vì cấu trúc 3D của các thành viên trong họ này có hình như 3 ngón tay xòe ra).
- ...và rất nhiều protein đã được nghiên cứu cũng như chưa được nghiên cứu khác.
(phần trên chỉ được viết ra để mọi người biết là chất gây độc trong nọc rắn đa dạng như thế nào)
Khi mình nói những protein gây độc nằm trong các "họ/siêu họ", nghĩa là mỗi nhóm mình kể trên sẽ có nhiều hơn 1 thành viên, hơn nữa, những thành viên đấy có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như đơn phân (monomer) hay đa phân (polymer) như nhị phân (dimer), tam phân (trimer), ngũ phân (pentamer),... hoặc tồn tại dưới dạng là kết hợp giữa đơn phân đến từ 2 hoặc 3 họ/siêu họ khác nhau, ví dụ như một số thành viên của nhóm SVMPs có cấu tạo gồm 1 đơn phân của nhóm đó liên kết với 1 tiểu đơn vị của C-type lectin-like protein. Nói chung, các thành phần của nọc độc rắn đa dạng đến khó lường và quan trọng nhất, hãy ghi nhớ điều này:
- Mỗi một loài rắn sẽ có một hỗn hợp nọc rắn gồm nhiều chất gây độc khác nhau, không loài nào giống loài nào. Chất gây độc trong nọc độc của một loài rắn có thể đến từ nhiều họ/siêu họ protein khác nhau hoặc đến từ cùng một họ/siêu họ, hoặc cả 2
- Mỗi chất độc có một hoặc nhiều cơ chế gây độc khác nhau.
- Những chất độc dù ở cùng một họ/siêu họ thì vẫn có thể có cơ chế gây độc khác nhau.
- Những chất độc khác nhau có thể kết hợp với nhau để gia tăng hiệu quả.
- Khi điều trị vết cắn của rắn độc, mọi người nên hiểu là người ta điều trị triệu chứng của những chất gây độc có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng con người chứ không đơn thuần là chỉ điều trị nọc của một loài rắn.
Và nên lưu ý một điều nữa, những chất này có khả năng kích thích miễn dịch cơ thể, sẽ nói thêm ở những phần sau.
2. Các chất không gây độc:
Ngoài những chất gây độc ra thì nọc rắn còn chứa những chất không gây độc như các lipid, protein không độc,...v.v. Phần này chúng ta không cần quan tâm.
Nọc độc rắn (snake venom), gọi ngắn hơn là nọc rắn, là dạng dịch tiết tiến hóa từ nước bọt của rắn được tiết ra từ những tuyến tiết độc (tiến hóa từ tuyến nước bọt) có vị trí ở phần đầu rắn, phía sau mắt. Vai trò chính của nọc rắn là giúp rắn săn mồi và tiêu hóa con mồi, sau đó mới đến vai trò tự vệ. Về cơ bản, nọc rắn một hỗn hợp nhiều thành phần của nhiều chất khác nhau, trong đó có:
1. Các chất gây độc:
Trong hỗn hợp nọc độc của rắn nói chung, các chất gây độc là các protein đến từ nhiều họ/siêu họ protein như:
- Metalloproteinases (viết tắt: SVMPs).
- Serine proteinases.
- Phospholipases (viết tắt: PLA2).
- L-amino acid oxidase.
- Disintegrins.
- C-type lectins protein và lectin-like protein.
- Three-finger toxins (độc ba ngón, nói như vậy vì cấu trúc 3D của các thành viên trong họ này có hình như 3 ngón tay xòe ra).
- ...và rất nhiều protein đã được nghiên cứu cũng như chưa được nghiên cứu khác.
(phần trên chỉ được viết ra để mọi người biết là chất gây độc trong nọc rắn đa dạng như thế nào)
Khi mình nói những protein gây độc nằm trong các "họ/siêu họ", nghĩa là mỗi nhóm mình kể trên sẽ có nhiều hơn 1 thành viên, hơn nữa, những thành viên đấy có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như đơn phân (monomer) hay đa phân (polymer) như nhị phân (dimer), tam phân (trimer), ngũ phân (pentamer),... hoặc tồn tại dưới dạng là kết hợp giữa đơn phân đến từ 2 hoặc 3 họ/siêu họ khác nhau, ví dụ như một số thành viên của nhóm SVMPs có cấu tạo gồm 1 đơn phân của nhóm đó liên kết với 1 tiểu đơn vị của C-type lectin-like protein. Nói chung, các thành phần của nọc độc rắn đa dạng đến khó lường và quan trọng nhất, hãy ghi nhớ điều này:
- Mỗi một loài rắn sẽ có một hỗn hợp nọc rắn gồm nhiều chất gây độc khác nhau, không loài nào giống loài nào. Chất gây độc trong nọc độc của một loài rắn có thể đến từ nhiều họ/siêu họ protein khác nhau hoặc đến từ cùng một họ/siêu họ, hoặc cả 2
- Mỗi chất độc có một hoặc nhiều cơ chế gây độc khác nhau.
- Những chất độc dù ở cùng một họ/siêu họ thì vẫn có thể có cơ chế gây độc khác nhau.
- Những chất độc khác nhau có thể kết hợp với nhau để gia tăng hiệu quả.
- Khi điều trị vết cắn của rắn độc, mọi người nên hiểu là người ta điều trị triệu chứng của những chất gây độc có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng con người chứ không đơn thuần là chỉ điều trị nọc của một loài rắn.
Và nên lưu ý một điều nữa, những chất này có khả năng kích thích miễn dịch cơ thể, sẽ nói thêm ở những phần sau.
2. Các chất không gây độc:
Ngoài những chất gây độc ra thì nọc rắn còn chứa những chất không gây độc như các lipid, protein không độc,...v.v. Phần này chúng ta không cần quan tâm.
II. NỌC RẮN TÁC ĐỘNG LÊN CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO?
Ở bài viết này, mình chỉ có thể nói rất chung cách các chất gây độc tác động lên cơ thể người chứ không thể nào nói cụ thể từng chất một vì như các bạn đã thấy ở trên, nọc độc rắn rất đa dạng về thành phần cũng như cơ chế hoạt động, để có thể liệt kê ra hết tất cả những cơ chế hoạt động của nọc rắn và những chất trong đó thì chúng ta cần một cuốn sách ít nhất 500 trang với điều kiện là viết vắn tắt nhất có thể (thật ra đã có một cuốn sách như vậy tên là "Snake Venom" của các tác giả Hidetoshi Inagaki và cộng sự xuất bản năm 2017, xuất bản bởi Springer, nội dung dài 502 trang không tính bìa, mục lục, lời mở đầu, và thậm chí cuốn đấy cũng chỉ nói sơ qua về cách nọc rắn tác động lên cơ thể người).
Nói tóm gọn nhất về cách tác động của nọc rắn lên cơ thể người, chúng ta sẽ có những điều cần biết như sau:
- Nọc độc của rắn sẽ được tiêm vào mạch máu hoặc/và mạch bạch huyết, từ đó được đưa đi xung quanh cơ thể để đến với đích tác động. Nói thêm, tốc độ dòng chảy trung bình của máu trong động mạch chủ là 40 cm/s, trong tĩnh mạch chủ là 15 cm/s và trong mao mạch là 0,03 cm/s, chưa kể, nọc rắn có một số thành phần tuy không gây độc nhưng giúp các chất gây độc khuếch tán nhanh hơn trong mạch máu cũng như mô tế bào, nói để thấy tốc độ lan truyền của nọc độc trong mạch nhanh như thế nào.
- Khi các chất gây độc của nọc rắn được đưa đến những đích tác động, một số chất sẽ bám lên tế bào, cản trở việc truyền tín hiệu giữa chúng (VD: những chất độc thần kinh, chất độc chống đông máu,...), một số sẽ bám vào và làm vỡ màng tế bào (VD: những chất độc tế bào gây hoại tử, chất độc chống đông máu, gây xuất huyết,...), một số khác sẽ ngăn chặn hay ức chế những quá trình hoạt động bình thường của cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm (VD: những chất độc chống đông máu, chất độc thần kinh,...),... và nhiều cơ chế khác. Điều quan trọng nhất, chúng có ái lực (lực liên kết, lực bám) rất lớn đối với những tế bào đích của chúng.
Đến phần này thì mình nghĩ mọi người nên đặt ra một câu hỏi rằng: Có thực sự là những bài thuốc dân gian chỉ đắp ngoài da và uống vào đường miệng có khả năng tác động vào những chất độc di chuyển và hoạt động bên trong các mạch máu, mạch bạch huyết với tốc độ nhanh và các mô tế bào phức tạp không? Một loại cây thuốc nào đó có thể ngăn tất cả các chất gây độc để chúng không gây hại đến người được không trong khi nọc độc của một loài rắn chứa vài chục chất gây độc, mỗi chất lại có một hoặc nhiều cơ chế gây độc khác nhau chưa kể những cơ chế mà chúng kết hợp với nhau để gia tăng hiệu quả gây độc?
Như mình đã nói ở phần I, đừng nghĩ việc điều trị rắn độc cắn chỉ là điều trị một chất độc nhất định tiết ra từ một loài rắn, thực chất, đó là điều trị triệu chứng của nhiều chất gây độc có khả năng gây nguy hiểm khác nhau. Nọc độc của mỗi loài rắn là độc nhất, ví dụ như chỉ tính ở Việt Nam, nọc độc của rắn cạp nia Nam (Bungarus candidus) nó đã khác với cạp nia Bắc (B. multicinctus và B. wanghaotingi), khác với cạp nong (B. fasciatus) và khác với cả cạp nia sông Hồng (B. slowinskii), thậm chí, kể cả những cá thể cùng một loài cũng có thành phần nọc độc khác nhau tùy theo vùng phân bố, ví dụ như nọc rắn hổ mèo (Naja siamensis) ở Việt Nam sẽ khác với nọc rắn hổ mèo từ Thái Lan.
Ở bài viết này, mình chỉ có thể nói rất chung cách các chất gây độc tác động lên cơ thể người chứ không thể nào nói cụ thể từng chất một vì như các bạn đã thấy ở trên, nọc độc rắn rất đa dạng về thành phần cũng như cơ chế hoạt động, để có thể liệt kê ra hết tất cả những cơ chế hoạt động của nọc rắn và những chất trong đó thì chúng ta cần một cuốn sách ít nhất 500 trang với điều kiện là viết vắn tắt nhất có thể (thật ra đã có một cuốn sách như vậy tên là "Snake Venom" của các tác giả Hidetoshi Inagaki và cộng sự xuất bản năm 2017, xuất bản bởi Springer, nội dung dài 502 trang không tính bìa, mục lục, lời mở đầu, và thậm chí cuốn đấy cũng chỉ nói sơ qua về cách nọc rắn tác động lên cơ thể người).
Nói tóm gọn nhất về cách tác động của nọc rắn lên cơ thể người, chúng ta sẽ có những điều cần biết như sau:
- Nọc độc của rắn sẽ được tiêm vào mạch máu hoặc/và mạch bạch huyết, từ đó được đưa đi xung quanh cơ thể để đến với đích tác động. Nói thêm, tốc độ dòng chảy trung bình của máu trong động mạch chủ là 40 cm/s, trong tĩnh mạch chủ là 15 cm/s và trong mao mạch là 0,03 cm/s, chưa kể, nọc rắn có một số thành phần tuy không gây độc nhưng giúp các chất gây độc khuếch tán nhanh hơn trong mạch máu cũng như mô tế bào, nói để thấy tốc độ lan truyền của nọc độc trong mạch nhanh như thế nào.
- Khi các chất gây độc của nọc rắn được đưa đến những đích tác động, một số chất sẽ bám lên tế bào, cản trở việc truyền tín hiệu giữa chúng (VD: những chất độc thần kinh, chất độc chống đông máu,...), một số sẽ bám vào và làm vỡ màng tế bào (VD: những chất độc tế bào gây hoại tử, chất độc chống đông máu, gây xuất huyết,...), một số khác sẽ ngăn chặn hay ức chế những quá trình hoạt động bình thường của cơ thể, gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm (VD: những chất độc chống đông máu, chất độc thần kinh,...),... và nhiều cơ chế khác. Điều quan trọng nhất, chúng có ái lực (lực liên kết, lực bám) rất lớn đối với những tế bào đích của chúng.
Đến phần này thì mình nghĩ mọi người nên đặt ra một câu hỏi rằng: Có thực sự là những bài thuốc dân gian chỉ đắp ngoài da và uống vào đường miệng có khả năng tác động vào những chất độc di chuyển và hoạt động bên trong các mạch máu, mạch bạch huyết với tốc độ nhanh và các mô tế bào phức tạp không? Một loại cây thuốc nào đó có thể ngăn tất cả các chất gây độc để chúng không gây hại đến người được không trong khi nọc độc của một loài rắn chứa vài chục chất gây độc, mỗi chất lại có một hoặc nhiều cơ chế gây độc khác nhau chưa kể những cơ chế mà chúng kết hợp với nhau để gia tăng hiệu quả gây độc?
Như mình đã nói ở phần I, đừng nghĩ việc điều trị rắn độc cắn chỉ là điều trị một chất độc nhất định tiết ra từ một loài rắn, thực chất, đó là điều trị triệu chứng của nhiều chất gây độc có khả năng gây nguy hiểm khác nhau. Nọc độc của mỗi loài rắn là độc nhất, ví dụ như chỉ tính ở Việt Nam, nọc độc của rắn cạp nia Nam (Bungarus candidus) nó đã khác với cạp nia Bắc (B. multicinctus và B. wanghaotingi), khác với cạp nong (B. fasciatus) và khác với cả cạp nia sông Hồng (B. slowinskii), thậm chí, kể cả những cá thể cùng một loài cũng có thành phần nọc độc khác nhau tùy theo vùng phân bố, ví dụ như nọc rắn hổ mèo (Naja siamensis) ở Việt Nam sẽ khác với nọc rắn hổ mèo từ Thái Lan.
III. BỊ RẮN ĐỘC CẮN CÓ PHẢI LÀ MỘT ÁN TỬ?
Không! Đây là một câu khẳng định với 2 lý do:
Thứ nhất, nếu nạn nhân bị rắn cắn có thể trạng bình thường, không dị ứng, không sốc phản vệ, không bị cắn vào vị trí tĩnh mạch và được đưa vào bệnh viện có đầy đủ những thiết bị y tế cần thiết để hỗ trợ duy trì sự sống không kể đến huyết thanh thì khả năng sống của nạn nhân rất cao, nếu đưa đến cơ sở y tế có đầy đủ huyết thanh kháng độc rắn thì cơ hội sống và phục hồi của nạn nhân còn cao hơn. Thậm chí, nếu những trường hợp tệ nhất xảy ra, ví dụ như dị ứng, sốc phản vệ, bị cắn vào tĩnh mạch nhưng được đưa vào bệnh viện và được cấp cứu kịp thời thì xác suất sống và hồi phục của nạn nhân vẫn có, chỉ là thấp hơn thôi. Vì vậy, những bác sỹ và chuyên gia thường khuyên người thân, bạn bè của nạn nhân bị rắn cắn phải lập tức đưa nạn nhân vào viện nhanh nhất có thể và không được sơ cứu nếu không biết cách, kể cả nếu biết cách thì cũng không nên nếu không có nghiệp vụ chuyên môn, không được đào tạo bài bản.
Thứ hai, ngoài những phương pháp điều trị được thực hiện trong bệnh viện, tự cơ thể chúng ta cũng có một cơ chế phòng vệ mang tên hệ miễn dịch. Đối với vết cắn của những loài rắn có nọc độc cực mạnh (cạp nong, cạp nia, hổ mang,...), hệ miễn dịch tuy không cứu được nạn nhân hoàn toàn khỏi chất gây độc nhưng có thể giảm bớt một phần nhỏ các chất gây độc, cho nạn nhân đủ thời gian để nhập viện. Đối với vết cắn của những loài rắn có nọc độc không gây tử vong nhiều như nhóm trên (rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp,...) thì hệ miễn dịch có thể giúp loại bỏ các chất gây độc với mức độ tùy vào lượng nọc bơm vào cơ thể và kích thước của rắn, đối với nọc độc từ những cá thể con non của một số loài rắn độc, hệ miễn dịch còn có thể loại bỏ gần như hoàn toàn chúng không cần đến huyết thanh, nhưng như vậy không có nghĩa là bị rắn độc cắn thì nên ngồi chờ hệ miễn dịch hoạt động, hãy vào viện vì bạn sẽ không biết rằng ngoài tác động của nọc rắn ra thì cơ thể bạn sẽ phản ứng như thế nào đâu, nguy cơ bị sốc, bị dị ứng, bị biến chứng do bệnh nền, bệnh bẩm sinh,...v.v là có, không được chủ quan!
1. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể người đối với nọc rắn:
Hãy cùng nói về hệ miễn dịch và làm rõ một số khía cạnh cơ bản về cách mà hệ miễn dịch "trả lời" khi nọc rắn xâm nhập vào cơ thể để có cái nhìn rõ hơn về cách cơ thể người giúp bản thân sống sót nhé. Cơ thể người có 2 hệ miễn dịch: hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích ứng. Mỗi hệ miễn dịch sẽ có vai trò khác nhau và cách hoạt động khác nhau, chúng hoạt động vừa độc lập, vừa tương tác qua lại với nhau để có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
a. Hệ miễn dịch bẩm sinh:
Đây là hệ miễn dịch tồn tại trong cơ thể người do bẩm sinh, đây là một hàng rào phòng thủ chắc chắn và phản ứng nhanh nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại ở trong cơ thể gọi là kháng nguyên (antigen), ở bài viết này, kháng nguyên chỉ các chất gây độc trong nọc rắn. Tuy nhiên, hệ miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu, chỉ có khả năng phản ứng chung, không thể nhớ mặt những kháng nguyên từng xâm nhập vào cơ thể và tốc độ phản ứng không thay đổi nếu có gặp lại kháng nguyên cũ. Hệ miễn dịch bẩm sinh bào gồm nhiều thành phần khác nhau như biểu bì (da, niêm mạc), huyết tương, những chất kháng khuẩn tiết ra bởi cơ thể và quan trọng nhất là những tế bào bạch cầu.
Khi bị rắn độc cắn, cơ thể của nạn nhân sẽ bị tiêm vào hỗn hợp nọc rắn, trong đó có những chất gây độc, gây nguy hiểm cho cơ thể, khiến cơ thể phản ứng để chống lại tác động của độc rắn như sau:
- Đầu tiên, cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm (vùng bị cắn sưng tấy, nóng ran, đỏ, đau nhức), đây thực ra là một phản ứng có lợi, nó cho cơ thể nhận biết rằng ở khu vực đó có sự bất ổn, cụ thể là sự xâm nhập của vật lạ từ bên ngoài cơ thể, bên cạnh đó nọc độc rắn còn tác động lên tế bào, gây chết tế bào hoặc gây ra những rối loạn bất thường ở những tế bào ở vùng bị cắn, những sự kiện trên kích thích những tế bào bạch cầu di chuyển đến khu vực bị rắn cắn, nơi tập trung nhiều các phân tử chất gây độc nhất để bắt đầu những hoạt động bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nọc độc rắn. Ngoài những tế bào bạch cầu thì cơ thể chúng ta còn có một số kháng thể (antibody, những protein có khả năng liên kết với kháng nguyên, làm chúng không hoạt động được nữa hoặc/và kích thích các tế bào bạch cầu có khả năng "ăn" và "tiêu hóa" những kháng nguyên, ví dụ như thực bào, đại thực bào,...v.v., đến để xử lý các vật lạ), chất kháng khuẩn hoặc các protein khác được sản xuất và di chuyển thường trực trong cơ thể người để chống lại vật lạ nhanh, gọn, lẹ, tránh việc cơ thể bị tổn hại quá nhiều khi có sự xâm nhập của kháng nguyên, trong trường hợp bị rắn cắn, có thể xuất hiện α-2-macroglobulin, một chất chống lại sự hoạt động của các chất gây độc là enzyme bằng cách gắn chặt vào các phân tử gây độc đó để ngăn chúng hoạt động, sau đó sẽ được ăn bởi các thực bào.
- Trong những trường hợp tế bào bị phá hủy bởi độc rắn, những thực bào cũng ăn luôn những phần tế bào bị chết và phá hủy chúng thành những mảnh nhỏ hơn để bài tiết ra khỏi cơ thể. Đó là một trong những lý do vì sao những người bị rắn cắn thường đi tiểu tiện và đại tiện nhiều, những sản phẩm tiêu hóa và bài tiết của họ có màu lạ, thường sẽ sẫm màu hơn bình thường, thậm chí có màu đỏ sẫm.
- Càng về sau, những tế bào bạch cầu sẽ càng tụ tập nhiều hơn ở vị trí vết cắn cũng như những vị trí có sự hiện diện của các phân tử chất gây độc bên trong cơ thể người, một số chúng sẽ tiết ra các kháng thể, các kháng thể sẽ bám vào những phân tử chất gây độc và làm cho chúng không hoạt động được nữa (bất hoạt), sau đó, một số tế bào bạch cầu khác là đại thực bào, thực bào sẽ đến "ăn" và "tiêu" hóa những phân tử chất gây độc gắn với kháng thể đó, và "tiêu hóa" luôn kháng thể. Ngoài tiêu diệt các chất gây độc, hệ miễn dịch còn tiêu diệt luôn cả những tế bào bị hư hoại bởi chất độc của nọc rắn.
Tuy có khả năng tiêu diệt các chất gây độc nhưng hệ miễn dịch bẩm sinh không có khả năng giải quyết triệt để những nguy cơ gây ra bởi vết cắn của những loài rắn độc mạnh, đó là lý do vì sao khi bị rắn cắn, nạn nhân nên được đưa vào bệnh viện để được những bác sỹ đã được đào tạo bài bản hỗ trợ điều trị.
b. Hệ miễn dịch thích ứng:
Ngoài hệ miễn dịch bẩm sinh thì cơ thể người nói riêng và động vật nói chung còn có thêm một hệ miễn dịch nữa là hệ miễn dịch thích ứng. Hệ miễn dịch này có khả năng giúp cơ thể người chống lại nọc độc từ những cá thể rắn nhỏ với liều lượng nọc độc ít của những loài rắn có nọc độc với khả năng gây tử vong thấp như đã nói ở trên. Hệ miễn dịch này được kích hoạt sau khi hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng với chất gây độc một thời gian khá lâu, tuy nhiên, độ đặc hiệu của nó lại rất cao, nó có khả năng nhớ mặt những kháng nguyên đã từng xâm nhập vào cơ thể, mức độ và tốc độ phản ứng sẽ tăng lên sau nhiều lần gặp lại kháng nguyên cũ, khi gặp lại kháng nguyên, những tế bào bạch cầu đảm nhiệm chức năng ghi nhớ sẽ tiết ra những kháng thể chuyên biệt cho từng chất gây độc một. Ở người, hệ miễn dịch này không thực sự có tác dụng nhiều đối với những ca rắn độc cắn vì thứ nhất, tần suất một người không làm việc với rắn nhiều bị rắn cắn thấp, không đủ nhiều để hình thành miễn dịch thích ứng, thứ hai, đối với những ca nặng thì tốc độ hình thành miễn dịch thích ứng ban đầu quá chậm, không thể cứu sống nạn nhân. Tuy không có tác dụng quá lớn với người bệnh nhưng nó lại có vai trò cực kỳ lớn trong việc điều trị nạn nhân bị rắn cắn, đó chính là cơ sở để tạo ra huyết thanh kháng độc rắn!
2. Huyết thanh kháng độc rắn là gì?
Như đã nói ở trên, hệ miễn dịch thích ứng chính là cơ sở để tạo ra huyết thanh kháng độc rắn, về cơ bản, huyết thanh kháng độc rắn là các kháng thể (đa phần là immunoglobulin G, IgG) tiết ra bởi các bạch cầu có khả năng ghi nhớ thông tin về những kháng nguyên đã từng xâm nhập vào cơ thể. Hiện nay, huyết thanh kháng độc rắn được tách ra từ cơ thể bò hoặc/và ngựa. Cơ chế tạo ra huyết thanh:
- Người ta sẽ lấy nọc độc của rắn, tách ra những chất gây độc chính và loại bỏ những thành phần không cần thiết, tạp chất.
- Sau đó, người ta sẽ pha loãng nọc rắn với nồng độ phù hợp và tiêm vào người ngựa hoặc bò.
- Liều lượng và nồng độ nọc rắn tiêm vào ngựa hoặc bò sẽ tăng lên, đến khi nào cơ thể của chúng hình thành miễn dịch thích ứng và sản xuất ra được những loại kháng thể kháng lại các chất gây độc.
- Sau khi có được những còn bò, con ngựa với khả năng tiết ra kháng thể chống nọc rắn cao, người ta sẽ lấy máu của chúng, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng chỉ là những kháng thể chống lại được độc rắn, không tạp chất.
- Cuối cùng, họ pha chế thêm những thành phần khác như tá dược, giúp tăng hiệu quả cho huyết thanh, sau đó đóng gói những liều kháng thể đó, đưa đi bảo quản và đưa cho những cơ sở y tế cần sử dụng.
Việc tiêm nọc rắn pha loãng vào cơ thể ngựa, bò chính là tiêm "vaccine phòng nọc độc của rắn" để chúng có thể tạo ra sự miễn dịch thích ứng để đáp ứng lại khi bị rắn cắn trong tương lai, gần giống việc tiêm vaccine ngừa SARS-CoV-2 của chúng ta hiện tại vậy. Khi hiểu sơ được cơ chế tạo ra huyết thanh rồi thì mọi người nên ghi nhớ những điều như sau:
- Không phải huyết thanh nào cũng có thể điều trị được độc rắn, cần phải sử dụng đúng loại, đúng liều huyết thanh để điều trị vết cắn của một loài rắn nào đó, đây là lý do thứ nhất khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Huyết thanh bản chất là protein, vì vậy, theo thời gian, chúng sẽ bị hư hại hoặc hết hạn sử dụng, vì vậy, người ta cần bảo quản huyết thanh theo đúng quy trình và yêu cầu, đây là lý do thứ hai khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Cũng nói về bản chất của huyết thanh, vì là protein nên chúng cũng được xem là kháng nguyên khi được tiêm vào cơ thể người (protein là một trong những nhóm chất có khả năng kích thích miễn dịch rất cao), nếu truyền huyết thanh vào cơ thể người không đúng liều lượng, nạn nhân sẽ bị sốc và có thể tử vong trước khi chết vì rắn cắn, vì vậy, người ta thường gọi là truyền huyết thanh kháng nọc rắn chứ không gọi là tiêm huyết thanh kháng nọc rắn, đây là lý do thứ ba khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Việc đặt ống truyền huyết thanh, cách điều chỉnh liều lượng giọt huyết thanh đều phải được đào tạo bài bản và được thực hiện bởi người có chuyên môn, nếu không thì nạn nhân sẽ tử vong do huyết thanh trước khi chết vì rắn cắn, đây là lý do thứ tư khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Bệnh viện và cơ sở y tế sẽ không tiếp nhận huyết thanh kháng nọc rắn được cung cấp bởi những cá nhân, tổ chức không có chuyên môn, không được sự cho phép của Bộ Y tế, đó là lý do cuối cùng khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
Không! Đây là một câu khẳng định với 2 lý do:
Thứ nhất, nếu nạn nhân bị rắn cắn có thể trạng bình thường, không dị ứng, không sốc phản vệ, không bị cắn vào vị trí tĩnh mạch và được đưa vào bệnh viện có đầy đủ những thiết bị y tế cần thiết để hỗ trợ duy trì sự sống không kể đến huyết thanh thì khả năng sống của nạn nhân rất cao, nếu đưa đến cơ sở y tế có đầy đủ huyết thanh kháng độc rắn thì cơ hội sống và phục hồi của nạn nhân còn cao hơn. Thậm chí, nếu những trường hợp tệ nhất xảy ra, ví dụ như dị ứng, sốc phản vệ, bị cắn vào tĩnh mạch nhưng được đưa vào bệnh viện và được cấp cứu kịp thời thì xác suất sống và hồi phục của nạn nhân vẫn có, chỉ là thấp hơn thôi. Vì vậy, những bác sỹ và chuyên gia thường khuyên người thân, bạn bè của nạn nhân bị rắn cắn phải lập tức đưa nạn nhân vào viện nhanh nhất có thể và không được sơ cứu nếu không biết cách, kể cả nếu biết cách thì cũng không nên nếu không có nghiệp vụ chuyên môn, không được đào tạo bài bản.
Thứ hai, ngoài những phương pháp điều trị được thực hiện trong bệnh viện, tự cơ thể chúng ta cũng có một cơ chế phòng vệ mang tên hệ miễn dịch. Đối với vết cắn của những loài rắn có nọc độc cực mạnh (cạp nong, cạp nia, hổ mang,...), hệ miễn dịch tuy không cứu được nạn nhân hoàn toàn khỏi chất gây độc nhưng có thể giảm bớt một phần nhỏ các chất gây độc, cho nạn nhân đủ thời gian để nhập viện. Đối với vết cắn của những loài rắn có nọc độc không gây tử vong nhiều như nhóm trên (rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quạp,...) thì hệ miễn dịch có thể giúp loại bỏ các chất gây độc với mức độ tùy vào lượng nọc bơm vào cơ thể và kích thước của rắn, đối với nọc độc từ những cá thể con non của một số loài rắn độc, hệ miễn dịch còn có thể loại bỏ gần như hoàn toàn chúng không cần đến huyết thanh, nhưng như vậy không có nghĩa là bị rắn độc cắn thì nên ngồi chờ hệ miễn dịch hoạt động, hãy vào viện vì bạn sẽ không biết rằng ngoài tác động của nọc rắn ra thì cơ thể bạn sẽ phản ứng như thế nào đâu, nguy cơ bị sốc, bị dị ứng, bị biến chứng do bệnh nền, bệnh bẩm sinh,...v.v là có, không được chủ quan!
1. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể người đối với nọc rắn:
Hãy cùng nói về hệ miễn dịch và làm rõ một số khía cạnh cơ bản về cách mà hệ miễn dịch "trả lời" khi nọc rắn xâm nhập vào cơ thể để có cái nhìn rõ hơn về cách cơ thể người giúp bản thân sống sót nhé. Cơ thể người có 2 hệ miễn dịch: hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thích ứng. Mỗi hệ miễn dịch sẽ có vai trò khác nhau và cách hoạt động khác nhau, chúng hoạt động vừa độc lập, vừa tương tác qua lại với nhau để có thể bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
a. Hệ miễn dịch bẩm sinh:
Đây là hệ miễn dịch tồn tại trong cơ thể người do bẩm sinh, đây là một hàng rào phòng thủ chắc chắn và phản ứng nhanh nhất để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại ở trong cơ thể gọi là kháng nguyên (antigen), ở bài viết này, kháng nguyên chỉ các chất gây độc trong nọc rắn. Tuy nhiên, hệ miễn dịch bẩm sinh không đặc hiệu, chỉ có khả năng phản ứng chung, không thể nhớ mặt những kháng nguyên từng xâm nhập vào cơ thể và tốc độ phản ứng không thay đổi nếu có gặp lại kháng nguyên cũ. Hệ miễn dịch bẩm sinh bào gồm nhiều thành phần khác nhau như biểu bì (da, niêm mạc), huyết tương, những chất kháng khuẩn tiết ra bởi cơ thể và quan trọng nhất là những tế bào bạch cầu.
Khi bị rắn độc cắn, cơ thể của nạn nhân sẽ bị tiêm vào hỗn hợp nọc rắn, trong đó có những chất gây độc, gây nguy hiểm cho cơ thể, khiến cơ thể phản ứng để chống lại tác động của độc rắn như sau:
- Đầu tiên, cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm (vùng bị cắn sưng tấy, nóng ran, đỏ, đau nhức), đây thực ra là một phản ứng có lợi, nó cho cơ thể nhận biết rằng ở khu vực đó có sự bất ổn, cụ thể là sự xâm nhập của vật lạ từ bên ngoài cơ thể, bên cạnh đó nọc độc rắn còn tác động lên tế bào, gây chết tế bào hoặc gây ra những rối loạn bất thường ở những tế bào ở vùng bị cắn, những sự kiện trên kích thích những tế bào bạch cầu di chuyển đến khu vực bị rắn cắn, nơi tập trung nhiều các phân tử chất gây độc nhất để bắt đầu những hoạt động bảo vệ cơ thể khỏi tác động của nọc độc rắn. Ngoài những tế bào bạch cầu thì cơ thể chúng ta còn có một số kháng thể (antibody, những protein có khả năng liên kết với kháng nguyên, làm chúng không hoạt động được nữa hoặc/và kích thích các tế bào bạch cầu có khả năng "ăn" và "tiêu hóa" những kháng nguyên, ví dụ như thực bào, đại thực bào,...v.v., đến để xử lý các vật lạ), chất kháng khuẩn hoặc các protein khác được sản xuất và di chuyển thường trực trong cơ thể người để chống lại vật lạ nhanh, gọn, lẹ, tránh việc cơ thể bị tổn hại quá nhiều khi có sự xâm nhập của kháng nguyên, trong trường hợp bị rắn cắn, có thể xuất hiện α-2-macroglobulin, một chất chống lại sự hoạt động của các chất gây độc là enzyme bằng cách gắn chặt vào các phân tử gây độc đó để ngăn chúng hoạt động, sau đó sẽ được ăn bởi các thực bào.
- Trong những trường hợp tế bào bị phá hủy bởi độc rắn, những thực bào cũng ăn luôn những phần tế bào bị chết và phá hủy chúng thành những mảnh nhỏ hơn để bài tiết ra khỏi cơ thể. Đó là một trong những lý do vì sao những người bị rắn cắn thường đi tiểu tiện và đại tiện nhiều, những sản phẩm tiêu hóa và bài tiết của họ có màu lạ, thường sẽ sẫm màu hơn bình thường, thậm chí có màu đỏ sẫm.
- Càng về sau, những tế bào bạch cầu sẽ càng tụ tập nhiều hơn ở vị trí vết cắn cũng như những vị trí có sự hiện diện của các phân tử chất gây độc bên trong cơ thể người, một số chúng sẽ tiết ra các kháng thể, các kháng thể sẽ bám vào những phân tử chất gây độc và làm cho chúng không hoạt động được nữa (bất hoạt), sau đó, một số tế bào bạch cầu khác là đại thực bào, thực bào sẽ đến "ăn" và "tiêu" hóa những phân tử chất gây độc gắn với kháng thể đó, và "tiêu hóa" luôn kháng thể. Ngoài tiêu diệt các chất gây độc, hệ miễn dịch còn tiêu diệt luôn cả những tế bào bị hư hoại bởi chất độc của nọc rắn.
Tuy có khả năng tiêu diệt các chất gây độc nhưng hệ miễn dịch bẩm sinh không có khả năng giải quyết triệt để những nguy cơ gây ra bởi vết cắn của những loài rắn độc mạnh, đó là lý do vì sao khi bị rắn cắn, nạn nhân nên được đưa vào bệnh viện để được những bác sỹ đã được đào tạo bài bản hỗ trợ điều trị.
b. Hệ miễn dịch thích ứng:
Ngoài hệ miễn dịch bẩm sinh thì cơ thể người nói riêng và động vật nói chung còn có thêm một hệ miễn dịch nữa là hệ miễn dịch thích ứng. Hệ miễn dịch này có khả năng giúp cơ thể người chống lại nọc độc từ những cá thể rắn nhỏ với liều lượng nọc độc ít của những loài rắn có nọc độc với khả năng gây tử vong thấp như đã nói ở trên. Hệ miễn dịch này được kích hoạt sau khi hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng với chất gây độc một thời gian khá lâu, tuy nhiên, độ đặc hiệu của nó lại rất cao, nó có khả năng nhớ mặt những kháng nguyên đã từng xâm nhập vào cơ thể, mức độ và tốc độ phản ứng sẽ tăng lên sau nhiều lần gặp lại kháng nguyên cũ, khi gặp lại kháng nguyên, những tế bào bạch cầu đảm nhiệm chức năng ghi nhớ sẽ tiết ra những kháng thể chuyên biệt cho từng chất gây độc một. Ở người, hệ miễn dịch này không thực sự có tác dụng nhiều đối với những ca rắn độc cắn vì thứ nhất, tần suất một người không làm việc với rắn nhiều bị rắn cắn thấp, không đủ nhiều để hình thành miễn dịch thích ứng, thứ hai, đối với những ca nặng thì tốc độ hình thành miễn dịch thích ứng ban đầu quá chậm, không thể cứu sống nạn nhân. Tuy không có tác dụng quá lớn với người bệnh nhưng nó lại có vai trò cực kỳ lớn trong việc điều trị nạn nhân bị rắn cắn, đó chính là cơ sở để tạo ra huyết thanh kháng độc rắn!
2. Huyết thanh kháng độc rắn là gì?
Như đã nói ở trên, hệ miễn dịch thích ứng chính là cơ sở để tạo ra huyết thanh kháng độc rắn, về cơ bản, huyết thanh kháng độc rắn là các kháng thể (đa phần là immunoglobulin G, IgG) tiết ra bởi các bạch cầu có khả năng ghi nhớ thông tin về những kháng nguyên đã từng xâm nhập vào cơ thể. Hiện nay, huyết thanh kháng độc rắn được tách ra từ cơ thể bò hoặc/và ngựa. Cơ chế tạo ra huyết thanh:
- Người ta sẽ lấy nọc độc của rắn, tách ra những chất gây độc chính và loại bỏ những thành phần không cần thiết, tạp chất.
- Sau đó, người ta sẽ pha loãng nọc rắn với nồng độ phù hợp và tiêm vào người ngựa hoặc bò.
- Liều lượng và nồng độ nọc rắn tiêm vào ngựa hoặc bò sẽ tăng lên, đến khi nào cơ thể của chúng hình thành miễn dịch thích ứng và sản xuất ra được những loại kháng thể kháng lại các chất gây độc.
- Sau khi có được những còn bò, con ngựa với khả năng tiết ra kháng thể chống nọc rắn cao, người ta sẽ lấy máu của chúng, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng chỉ là những kháng thể chống lại được độc rắn, không tạp chất.
- Cuối cùng, họ pha chế thêm những thành phần khác như tá dược, giúp tăng hiệu quả cho huyết thanh, sau đó đóng gói những liều kháng thể đó, đưa đi bảo quản và đưa cho những cơ sở y tế cần sử dụng.
Việc tiêm nọc rắn pha loãng vào cơ thể ngựa, bò chính là tiêm "vaccine phòng nọc độc của rắn" để chúng có thể tạo ra sự miễn dịch thích ứng để đáp ứng lại khi bị rắn cắn trong tương lai, gần giống việc tiêm vaccine ngừa SARS-CoV-2 của chúng ta hiện tại vậy. Khi hiểu sơ được cơ chế tạo ra huyết thanh rồi thì mọi người nên ghi nhớ những điều như sau:
- Không phải huyết thanh nào cũng có thể điều trị được độc rắn, cần phải sử dụng đúng loại, đúng liều huyết thanh để điều trị vết cắn của một loài rắn nào đó, đây là lý do thứ nhất khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Huyết thanh bản chất là protein, vì vậy, theo thời gian, chúng sẽ bị hư hại hoặc hết hạn sử dụng, vì vậy, người ta cần bảo quản huyết thanh theo đúng quy trình và yêu cầu, đây là lý do thứ hai khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Cũng nói về bản chất của huyết thanh, vì là protein nên chúng cũng được xem là kháng nguyên khi được tiêm vào cơ thể người (protein là một trong những nhóm chất có khả năng kích thích miễn dịch rất cao), nếu truyền huyết thanh vào cơ thể người không đúng liều lượng, nạn nhân sẽ bị sốc và có thể tử vong trước khi chết vì rắn cắn, vì vậy, người ta thường gọi là truyền huyết thanh kháng nọc rắn chứ không gọi là tiêm huyết thanh kháng nọc rắn, đây là lý do thứ ba khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Việc đặt ống truyền huyết thanh, cách điều chỉnh liều lượng giọt huyết thanh đều phải được đào tạo bài bản và được thực hiện bởi người có chuyên môn, nếu không thì nạn nhân sẽ tử vong do huyết thanh trước khi chết vì rắn cắn, đây là lý do thứ tư khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
- Bệnh viện và cơ sở y tế sẽ không tiếp nhận huyết thanh kháng nọc rắn được cung cấp bởi những cá nhân, tổ chức không có chuyên môn, không được sự cho phép của Bộ Y tế, đó là lý do cuối cùng khiến việc tích trữ huyết thanh tại nhà để đề phòng rắn cắn là không thể đối với những người không có chuyên môn.
IV. TỔNG KẾT:
Qua bài viết này, mình rất muốn mọi người đặt và suy ngẫm lại về những câu hỏi mà mình đã nói suốt trong quá trình các bạn đọc bài viết, từ đó cho ra những kết luận của bản thân và hiểu vì sao khi bị rắn cắn thì chúng ta nên đi viện cũng như việc tích trữ huyết thanh kháng nọc rắn có khả thi hay không, mình sẽ có một phần tổng hợp lại câu hỏi như sau:
- Liệu nọc độc của rắn có phải chỉ là một chất hay là nhiều chất khác nhau?
- Điều trị nọc rắn là chỉ điều trị "nọc độc của một con rắn" là là điều trị nhiều chất có trong một hỗn hợp nọc độc của một con rắn?
- Nếu các thành phần và cơ chế hoạt động của nọc rắn phức tạp như vậy thì liệu những bài thuốc chỉ đắp ngoài da, uống vào miệng gia truyền, bí truyền chưa được công nhận bởi Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chưa có cơ sở khoa học nào có thể điều trị được rắn độc cắn không?
- Có thể trữ huyết thanh ở nhà để đề phòng rắn độc cắn không trong khi bệnh viện sẽ không nhận huyết thanh đó và chính người nhà nạn nhân cũng không biết cách bảo quản, cách thao tác nếu không có chuyên môn?
Và cuối cùng, một câu hỏi chung nhất:
- Liệu những thầy lang địa phương không có giấy phép hành nghề có khả năng định danh, nhận dạng chính xác từng loài rắn để điều trị chính xác đối với vết cắn của từng loài rắn trong hơn 50 loài rắn độc ở Việt Nam và không bị đánh lừa bởi những loài rắn khác có ngoại hình tương đương? Nếu không thì dựa vào cơ sở nào để điều trị?
Hy vọng bài viết này sẽ có ích đến mọi người. Xin cảm ơn!
Qua bài viết này, mình rất muốn mọi người đặt và suy ngẫm lại về những câu hỏi mà mình đã nói suốt trong quá trình các bạn đọc bài viết, từ đó cho ra những kết luận của bản thân và hiểu vì sao khi bị rắn cắn thì chúng ta nên đi viện cũng như việc tích trữ huyết thanh kháng nọc rắn có khả thi hay không, mình sẽ có một phần tổng hợp lại câu hỏi như sau:
- Liệu nọc độc của rắn có phải chỉ là một chất hay là nhiều chất khác nhau?
- Điều trị nọc rắn là chỉ điều trị "nọc độc của một con rắn" là là điều trị nhiều chất có trong một hỗn hợp nọc độc của một con rắn?
- Nếu các thành phần và cơ chế hoạt động của nọc rắn phức tạp như vậy thì liệu những bài thuốc chỉ đắp ngoài da, uống vào miệng gia truyền, bí truyền chưa được công nhận bởi Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chưa có cơ sở khoa học nào có thể điều trị được rắn độc cắn không?
- Có thể trữ huyết thanh ở nhà để đề phòng rắn độc cắn không trong khi bệnh viện sẽ không nhận huyết thanh đó và chính người nhà nạn nhân cũng không biết cách bảo quản, cách thao tác nếu không có chuyên môn?
Và cuối cùng, một câu hỏi chung nhất:
- Liệu những thầy lang địa phương không có giấy phép hành nghề có khả năng định danh, nhận dạng chính xác từng loài rắn để điều trị chính xác đối với vết cắn của từng loài rắn trong hơn 50 loài rắn độc ở Việt Nam và không bị đánh lừa bởi những loài rắn khác có ngoại hình tương đương? Nếu không thì dựa vào cơ sở nào để điều trị?
Hy vọng bài viết này sẽ có ích đến mọi người. Xin cảm ơn!
Tài liệu tham khảo:
Inagaki, H., Vogel, C. W., Mukherjee, A. K., Rahmy, T. R.. (2017), Snake Venom, Springer.
Owen, J. A., Punt, J., Kuby, J., & Strandford, S. A.. (2013), Kuby Immunology, W. H. Freeman.
León, G., Sánchez, L., Hernández, A., Villalta, M., Herrera, M., Segura, A., Estrada, R., Gutiérrez, J. M.. 2011. Immune Response Towards Snake Venoms. Inflammation & Allergy - Drug Targets, Vol.10: 381-398.
Science2vn
/science2vn
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất