NHỮNG YẾU TỐ XÁC ĐỊNH MỘT GIỌNG HÁT?
Như bài viết lần trước, mình đã nêu ra sự quan trọng của việc xác định giọng hát trước khi học và luyện tập thanh nhạc. Hôm nay, mình...
Như bài viết lần trước, mình đã nêu ra sự quan trọng của việc xác định giọng hát trước khi học và luyện tập thanh nhạc. Hôm nay, mình sẽ chia sẻ cho các bạn các bước để người chuyên nghiệp xác định giọng chính xác nhé!
Âm sắc: Xác định tính chất giọng sáng hay tối, cao hay trầm
Âm sắc là màu sắc của âm thanh. Âm sắc trong giọng hát là màu sắc của âm thanh mà người hát phát ra. Đây là yếu tố mà ở một số ca sĩ, chỉ cần nghe ca sĩ cất lên giọng hát thì có thể ta đã biết đó là ai hát rồi.
Trong giọng hát, âm sắc đóng vai trò tại ra sự khác biệt, đẹp đẽ của giọng hát, đây cũng là 1 trong số những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của một giọng hát.
Âm sắc được tạo ra không những từ yếu tố bẩm sinh, mà còn được tạo ra nhờ quá trình rèn luyện thanh nhạc và việc sử dụng kĩ thuật thanh nhạc.
Âm sắc có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với dòng nhạc, thể loại, bài hát khác nhau,... tuỳ vào khả năng xử lí kĩ thuật của người ca sĩ.
Âm vực: Rộng hay hẹp
Âm vực trong ca hát là khoảng cách từ âm thấp nhất đến âm cao nhất của giọng hát, là tất cả những nốt nhạc mà ca sĩ có thể hát được. Âm vực là yếu tố quan trọng để xác định một giọng hát. Để kiểm tra âm vực của một người, chúng ta có thể thử giọng hát trên đàn (thường dùng piano, guitar).
Tuy nói âm vực là bao gồm tất cả những nốt nhạc mà ca sĩ hát được, thế nhưng đối với các chuyên gia, việc xác định giọng hát chỉ tập trung xem xét vào những nốt mà ca sĩ có thể sử dụng để hát thôi.
Thông thường, âm vực của một giọng hát bình thường là trên dưới 2 quãng 8, nếu chăm chỉ và rèn luyện thanh nhạc đúng phương pháp thì chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng âm vực ra rất nhiều kể cả xuống thấp lẫn lên cao.
Kỹ thuật thanh nhạc: cách sử dụng, xử lí giọng hát có kiểm soát
Hiểu đơn giản là cách hát bản năng và cách hát của một người đã được đi qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp về âm nhạc.
Cấu tạo về sinh học: Tai, mũi, họng, thanh đới
Các bộ phận này cơ bản giống nhau, nhưng về cấu tạo độ dày mỏng, khoẻ, yếu,…thì mỗi người khác nhau. Để biết rõ cấu tạo của các bộ phần này bạn cần khám bác sĩ để hiểu rõ hơn.
Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Âm nhạc
/am-nhac
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất