Thịt cóc

Thịt cóc là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong một số bộ phận lại có chứa Bufotoxine. Bufotoxine cực độc, bền với nhiệt, có trong gan, trứng, da, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) cóc. Thành phần độc tố thay đổi tùy theo loài cóc. Khi làm thịt cóc, nếu sơ suất để độc chất dính vào thịt cóc có thể gây tử vong đối với người ăn trong thời gian ngắn. Khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, độc tố này gây ra ngộ độc cấp tính (1 - 2 giờ sau khi ăn). Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo, việc tự chế biến cóc làm thực phẩm có nguy cơ rất lớn đe dọa đến sức khỏe và tính mạng người dùng. Để dự phòng ngộ độc thực phẩm do ăn thịt cóc chỉ sử dụng những sản phẩm chế biến đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành. An toàn nhất là không nên ăn thịt cóc.

Cà chua xanh

Tương tự với khoai tây mọc mầm, trong cà chua xanh, hàm lượng solanine rất cao khiến người ăn bị ngộ độc nếu tiêu thụ phải với liều gây tử vong từ 0,2-0,4g solanine/kg cân nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng. Khi cà chua chín, chất này sẽ dần biến mất. Do đó, chỉ nên ăn cà chua chín đỏ để đảm bảo sức khỏe. Một lưu ý là hạt cà chua cũng rất khó tiêu nếu được cơ thể tiếp nhận. Hạt cà chua cũng như hạt ổi, không tiêu hóa được trong đường ruột. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.

Khoai mì

Chất độc trong khoa mì (nhiều nhất là khoai mì đắng, khoai mì cao sản) chứa glycoside, khi gặp men tiêu hóa hoặc nước sẽ giải phóng hydro cyanua (HCN). Liều gây độc cho người lớn là 20mg và liều gây tử vong là 1mg/kg cân nặng. Độc chất của khoai mì chủ yếu nằm trong phần vỏ, phần đầu và ruột khoai mì (phần xơ)Triệu chứng xuất hiện nhanh sau ăn, khoảng từ 30 phút đến 1-2 giờ với các triệu chứng ngộ độc như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, khó thở,...Khi ăn cần gọt bỏ vỏ, kể cả phần vỏ đỏ, cắt khúc ngâm vào nước một thời gian để độc hòa tan bớt vào nước. Khi luộc mở vung, đun nước đầu sôi bỏ đi, cho nước khác vào luộc đến chín.

Cá nóc

Cá nóc được coi là món ăn thơm ngon - mặc dù chúng chứa độc tố gây chết người nếu không được chế biến bởi các chuyên gia đã qua đào tạo. Độc tố tên là tetrodotoxin (TTX), phần lớn có ở buồng trứng, gan và da. Nếu không được chế biến đúng cách, chất độc có thể ngấm vào thịt cá, khi ăn phải sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong nếu không được điều trị y tế ngay lập tức.Tetrodotoxin (TTX) là một chất độc thần kinh cực mạnh (gấp 1000 lần so với Cyanua). Chất độc tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, cơ quan sinh sản và nhiều nhất ở trứng cá. Khi chế biến cá không đúng cách, độc tố sẽ ngấm vào thịt cá. Nhưng ở một số loài, độc tố tồn tại tự nhiên trong thịt cá. Dù độc tố tồn tại ở đâu cũng đều chứa lượng TTX đủ để gây tử vong một cách nhanh chóng.TTX có tính bền vững cao. Nếu đun sôi ở 100oC trong 6 giờ thì độc tố mới giảm đi một nửa, ở 200oC mất 10 phút độc tố mới bị phá hủy hoàn toàn. Như vậy, nếu đun nấu, phơi khô hay chế biến ở nhiệt độ thông thường, ngộ độc cá nóc vẫn có thể xảy ra.Ngộ độc do cá nóc là một trong những ngộ độc nguy hiểm nhất từ các loài sinh vật biển. Chỉ cần 1 – 2mg TTX có thể gây chết người và tỷ lệ tử vong rất cao (60%) nếu cấp cứu chậm.Triệu chứng ngộ độc cá nóc xuất hiện sau 5-30 phút như tê miệng, lưỡi, môi, đau đầu, nôn, nói khó, yếu mệt,...và có thể tử vong do liệt cơ hô hấp hoặc suy tuần hoàn cấp.Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc cá nóc chính là không ăn cá nóc hoặc sử dụng cá nóc đã qua chế biến tại các cơ sở uy tín với các đầu bếp đã qua đào tạo về chế biến cá nóc.