Image Source: Google
Image Source: Google

1. Những vấn đề cơ bản liên quan đến sự tác động của suy nghĩ con người trong đời sống:

 - Những gì người ta suy nghĩ về sự vật, sự việc sinh ra những cảm xúc, từ đó dẫn đến những hành vi nhất định. Những hành động này tiếp tục gia cố lại lối suy nghĩ của họ trong từng hoàn cảnh, tiếp tục sinh ra cảm xúc và hành vi tương tự (thói quen) ngày một mạnh mẽ hơn, tạo ra một vòng xoắn ốc không có điểm kết.
- Những lối suy nghĩ được hình thành vô thức bởi tác động ngoại cảnh được xem như một sự phản ứng thụ động với môi trường xung quanh.
- Bộ não con người thường tạo ra nhiều nhận thức phiến diện thông qua những đường dẫn được rút ngắn (bao gồm những thói quen chứa đựng suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi thường gặp), giúp phản ứng nhanh với những nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường, tăng cơ hội sống sót. Điển hình như việc chúng ta thường để ý đến yếu tố tiêu cực lớn hơn gấp 5 lần so với sự chú ý đến điều tích cực. Điều này có nghĩa rằng: cần nhận được 5 lời khen mới có thể cân bằng lại 1 lời chê.
- Cần lưu ý là chúng ta không thể dừng suy nghĩ, ta chỉ có thể quản lý và điều chỉnh ý nghĩ theo hướng tích cực hơn.

2. Một số tác hại của lối suy nghĩ phản ứng thụ động:

- Căng thẳng, lo lắng do những kỳ vọng về bản thân hoặc sự cầu toàn.
- Nghi ngờ bản thân do thiếu tự tin, và động lực.
- Bùng nổ cảm xúc do cảm giác thất vọng hoặc nhận được những nhận xét mang tính phán xét.
Ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ trong cuộc sống do sự kỳ vọng lên đối phương không đúng thực tế hoặc mâu thuẫn trong giao tiếp.

3. Những lối suy nghĩ không lành mạnh điển hình (được gọi là những nhận thức sai lệch):

- Nên: mình nên hay ko nên làm/nói điều gì đó.
- Tất cả hoặc không có gì: mình phải làm việc này, nếu không mình sẽ mất tất cả.
- Tự trầm trọng hoá vấn đề: sản phẩm mình làm thật tồi tệ; cư xử của mình thật đáng xấu hổ, hoàn cảnh của mình thật nhục nhã.
- Vội vã kết luận: mình hỏi bạn mà bạn không trả lời, chắc là bạn ghét mình; mình gọi mà bạn không bắt máy, chắc mình làm gì sai.
- Hạ thấp sự tích cực: hôm nay sếp khen mình, chắc ổng khích lệ mình thôi hoặc do hôm nay mình may mắn, chứ mình có làm tốt đâu.

4. Giải pháp là gì?

- Điều chỉnh suy nghĩ để tạo ra thói quen suy nghĩ mới, tích cực hơn, thực tế hơn để phân tán lối suy nghĩ không lành mạnh.

5. Những bước để quản lý lối suy nghĩ tiêu cực:

B1: Nhận thức và chỉ ra được suy nghĩ nào là không lành mạnh của bản thân.
B2: Suy ngẫm và cân nhắc về cách phản ứng của mình trong tình huống dẫn đến lối suy nghĩ đó:
- Có bằng chứng nào chứng minh suy nghĩ của mình là đúng thực tế hay không? Hoặc,
- Tạm thời hoãn lại những đánh giá và nhận xét của mình lại vào lúc khác khi mà mình thấy đầu óc minh mẫn khoẻ khoắn hơn. Hoặc,
- Chấp nhận thiếu sót của mình để cải thiện cho lần sau.
B3: Chủ động điều chỉnh hoặc thay đổi suy nghĩ:
- Nên: thay bằng “nếu được thì tốt, không được cũng ko sao”
- Tất cả hoặc không có gì: cho phép sự đa dạng, vd: “không quá xuất sắc, nhưng cũng ko tệ”
- Tự trầm trọng hoá vấn đề: nhìn vào đánh giá cụ thể và thực tế, vd: ai chê bai, ai đánh giá, ai nhận xét, sai chỗ nào, sai ở đâu?
- Vội vã kết luận: nên nhìn vào bằng chứng, hoặc nghĩ đến những giả thiết khác, vd: bạn không nghe máy chắc bạn đang chạy xe, bạn đang bận...
- Hạ thấp sự tích cực: 1 lần thấy điều tích cực có thể là may mắn, nhưng nhiều lần thì không => nên tin tưởng bản thân.
Melbourne, 10 August 2022 | DUC