Mở đầu nói chút chuyện, nhật ký thực ra bị người ta bỏ lại quá lâu rồi, phần nhiều vì không có thời gian, mệt mỏi và bận rộn với những kiểu tám chuyện hoặc giải toả tâm hồn mới. Kiểu 4.0. Hay nói kiểu thị trường cũng được. Vì dễ gì mà bây giờ viết được gì hay ho người ta không public, hoạ chăng chỉ những đứa điêng điêng như bạn mình mà thôi, tên xin phép giấu.
Không có một tiêu chuẩn nào lựa ra rõ ràng một người hướng nội hay hướng ngoại và mãi mãi là như thế.
Các nhà văn hay nhà nghệ thuật nội tâm phong phú nhưng vốn là đau khổ, họ có cách nhìn và thấu cảm quá sâu sắc nơi con người, tự nhiên, cuộc đời. Nhưng đừng hiểu nhầm, nó không có nghĩa là bạn rơi nước mắt khi con chuồn chuồn gãy cánh rơi. Nó có nghĩa là thời cuộc buồn và bất lực như thể cánh chuồn mong manh cứ thế rơi.
Họ tình cảm và dễ bật khóc, đàn ông thì rất "đàn bà", đàn bà thì suy nghĩ "rất già", còn những em bé nằm lòng đã là có tố chất nghệ thuật thì đi làm từ rất sớm, "làm" ở đây có nghĩa là đầu óc suy nghĩ chẳng nghỉ ngơi, có vậy mới để lại những thứ giá trị cho đời.
Để biết được những điều này không phải chuyện dễ dàng, bạn phải nằm vùng ở rất nhiều nơi, nghiền ngẫm những điều dài lê thê ngán ngẩm, stalk những người bạn không biết, không quen, không liên quan đến cuộc đời. Nhưng chỉ vì họ giỏi, họ thành công trong cái giai đoạn đã quá độ lên cả phẩm chất và tài sản vật chất một con người. Và vì "Chao ôi, họ có nhận thức rộng và tâm hồn thanh thản mà bạn cực kì mến mộ và cảnh giới mà bạn muốn đạt tới".
Cũng là lý do, một CEO bỏ ra 22 triệu để nghe 1 giờ giảng về đầu tư kinh doanh vẫn tấm tắc khen 'Anh thấy xứng đáng".
Cũng là lý do, Tố Hữu viết "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" và nó trở thành câu cửa miệng có giá trị sử dụng trong bất kì hoàn cảnh có người được mở mang nhận thức nào.
Cũng là lý do, người ta điên cuồng thể hiện và quan tâm việc đọc sách như thể để đỡ áy náy tâm hồn thui chột của mình nhưng không, chỉ là một hình thức tù ngục, nếu không có nhận thức đúng.
Có một điều này không phải chuyện gì sung sướng, người ta phải khóc rất nhiều mới có thể run rẩy viết lên nỗi lòng và trải nghiệm của họ. Đôi lúc còn sợ hãi vì từng học tác phẩm văn thơ, phần giới thiệu tác gia Nguyễn Đình Chiểu vì quá khóc thương lẫn bệnh tình mà bị mù. Mấu chốt của một người viết ra gì đó có thể đọc quan trọng không phải một loại kĩ thuật, không phải đặt nặng tài năng, càng không phải một loại cảm xúc. Bạn đừng hiểu lầm những điều viết xuất phát từ tình cảm chân thành đều 'gọi là hay', tôi xin bạn đấy.
Vì bạn có biết đấy là cảm xúc của người viết hay cảm nhận của người đọc người nghe??? Vì bạn có biết đâu là chân thành trong từng hoàn cảnh??? Và bạn có biết đến kiểu nói dối rất chân thật? Nếu bạn không biết, rõ là bạn chưa bao giờ phải chịu sự thiệt thòi của một người tốt, sự khờ khạo của một kẻ yêu đơn phương hay nỗi mù mờ của người lúc nào cũng bị truyền thông hay trào lưu dắt mũi. Có câu "Những bài viết tuyệt vời chỉ 3% là nhờ vào tài năng, 97% còn lại là không bị phân tán bởi Internet". Điều này có nghĩa là nó nguyên vẹn, nó vững bền, toàn giá trị và nó là trải nghiệm, kiến thức, cảm xúc, những thứ đáng trân trọng nhất được khẳng định bởi người viết và không phụ thuộc vào bất kì sự tác động, phân tán hay hoài nghi nào tác động.
Cái hay của một nội dung viết quyết định bởi "trải nghiệm" của người tạo ra nó, còn cảm hứng của họ thì dẫn dắt nó, và chỉ là trải nghiệm mà thôi, bằng kiến thức, phương pháp, sự phù hợp và vấn đề họ đã từng trong cuộc đời mình. Cái dễ nhìn thấy 'hay' của nội dung là cách dùng từ và kể lể duyên dáng, hoặc chua ngoa, hoặc mạnh mẽ, hoặc hiền lành. Nhưng không trơ, không thô và không thể hiện những gì ai cũng giống.
Có rất nhiều người bạn gặp trong cuộc đời, không phải nhà văn, không mang tiếng tăm của một nhà nghệ thuật tầm vóc, nhưng họ là những nghệ sĩ khéo léo đại tài trong gia đình và các mối quan hệ xung quanh mình, họ là người dạy dỗ hay gắn kết không thể thiếu được trong bất kì hoàn cảnh nào. Như tôi nghe người mẹ nói tiếng anh với đứa trẻ lên ba trong tiệm Nhã Nam mà thèm thuồng. Như tôi thấy nụ cười bác tạp vụ bảo "hai đứa đi ăn trước đi lấy sức còn đổ vỡ cô dọn" mà chua xót...
Nhận thức ở mỗi tầm tư tưởng là khác nhau. Và tuyệt vời làm sao khi mỗi người đều sống tròn vai của mình trong cuộc đời, nhưng lại mang tư duy nhận thức và lòng cảm thông cho rất nhiều người có thể trên thế giới. Còn bạn có biết bạn may mắn thế nào khi được sinh ra trong thế kỉ này, hưởng thụ cuộc sống của sự giao thoa và đổi thay rõ rệt không bao giờ ngớt. Bạn có biết không những điều tốt nhất bạn từng được học hay được dạy.
Đó là đạo đức mà không phải năng lực, đó là nhân tố mà không phải hoàn cảnh, đó là nói tầm nhìn trước nói kế hoạch sau, nói action rồi hẵng nói chuyện duyên số. Và nói hết mình rồi hẵng nói an phận...
Hôm ấy, thấy mỗi chú phụ xe ở bến xe đứng đờ đẫn thẩn thơ xắn tay chờ khác thôi mà thấy đời buồn quá, cũng chẳng dám nhận đứa đang nhìn trộm chú là nhà văn nhà thơ.hanoingay8/4