Đồ trang sức là những thứ làm nổi bật bản thân mình lên. Ngày xưa, các chị em  thường mang những món đồ trang sức bằng vàng hay đá quý để làm đẹp bạn thân mình lên.
Ngày nay, có rất nhiều món trang sức đa dạng, Hầu hết các quý ông  lẫn các quý bà  đều mang như là chiếc điện iphone có 3 camera, quầy áo có dán hiệu ‘’gu chì”, đồng hồ apple watch, đôi giày  là gu chì, nai kì…tất cả những gì họ mang trên người đều có thêm một công dụng làm trang sức.  những thứ này nó không lấp lánh như vàng hay kim cương nhưng vẫn nó làm họ cảm thấy nổi bật và tự tin. Họ tự tin không chỉ những thứ đó làm họ đẹp họ tự tin vì họ mang đồ hiệu mất tiền. Họ nổi bật không phải vì họ đẹp vì mọi xung quanh biết giá tiền túi sách họ đang mang. Nếu  mọi người xung quanh không biết đến những món trang sức đắt tiền họ thì họ sẽ chào anh phục vũ hay những đứa hậu đậu vụng về bằng câu “mày biết cái áo này bao nhiêu tiền không”, “ôi đôi giày hai ngàn đô của tao” 

Họ mang trong mình những món trang sức tuyệt vời. Vì vậy các chị em rất thích sở hữu họ làm món trang sức riêng của riêng mình. Đặc biệt là mấy thanh niên thích lấy ịphone lấy nhà, xe làm trang sức cho mình. Thế là các chị em chỉ việc lựa cho mình những món trang sức tuyệt vời mà lại miễn phí nữa. À miễn phí thì không chắc nhưng cũng thể là hơn cả miễn phí khi được  đi ăn, đi chơi, đi du lịch miễn phí. Là món trang sức nên các chị em rất thích khoe với bạn bè. Các chị em ngồi lại tám chuyện và khoe người yêu của mình, có khi hẹn nhau cùng dẫn người yêu đi khoe với nhau. Sau cuộc khoe người yêu như món trang sức ấy thì chị em nào thua cuộc vì cảm thấy người yêu của mình không bằng người ta thì vứt “anh thấy người yêu của mấy đứa bạn em không?” vứt cũng như vứt một món đồ làm xấu cơ thể mình vậy. Sau đó các chị em lại đi tìm một món đồ khác hoàn hảo hơn. Cũng có  chị em  tìm được người hoàn hảo kiểu đồ trang sức mà lầm tưởng đó là người chồng tuyệt vời.
 Anh em chúng tôi thì nhiều khi không thích quần áo đắt tiền của mấy cô lắm, chỉ thích mấy cô có thể nổi bật bằng vòng một, vàng hai và body của mình chứ không cần máy cái quần áo nhiều vải mà lại mất tiền chi.  Nói chuyện hơi vô duyên chửi tục tý cũng không sao đẹp là được. Đôi lúc share status “con gái hay chửi tục là thiên thân”  thấy cũng dễ thương vì đồ trang sức thôi mà. Mà mấy cô xấu không nên học theo mấy cô đẹp đâu nha. Không làm trang sức được đâu.  Nhiều lúc anh em chúng tôi cũng cứ tưởng trang sức là người yêu thật sự. Sau khi chia tay mới nhận ra thôi. Món trang sức khi mình bỏ nó thì không sao vì có món khác đẹp hơn nó làm mình thỏa mãn rồi. Khi nó bỏ mình theo thằng khác thì tức đến phát điên luôn thêm buồn tý nữa. Cảm giác giống như mình vừa mới mua cái điện mới xài chưa chán mà có thật giật làm của nó, nó đổi mật khẩu nó xài. Mình có giật lại được thì cũng không biết mật khẩu mà dùng. Còn ở khía cạnh người yêu thật sự thì tôi chưa chia tay bao giờ nên chắc miễn bàn đi. 
Ngoài ra các bậc phụ huynh đôi lúc cũng có những món trang sức họ tự hào cũng có lúc làm xấu mặt của họ nhưng họ không thể vứt đi  được. Khi bà hàng xóm kể họ nghe về thành tựa của các con bã thì họ về kể lại với con cái mình bắt đầu bằng câu “con nhà người ta”. Con nhà người ta đánh piano rất hay, con mình phải đi học đánh piano. Con nhà người ta học bác sĩ, con mình phải là kỹ sư. Con vừa mới chào đời đã chào con bằng tên “bác sĩ tương lai” hoặc họ gieo cho mình những ước mơ đã mất của họ. Họ muốn làm kỹ sư nhưng ba mẹ họ không nuôi họ học tới hoặc lý do nào đó họ không đạt được ước muốn của mình. Họ luôn nói với mình rằng con mình sẽ không chịu thiệt thòi như mình ngày xưa và cố lo cho nó ăn học để nó thực hiện ước mơ đã mất của mình. Khi con họ trở thành kỹ sư bác sĩ họ tự hào khoe với bạn bè và hàng xóm về thành tích nuôi dạy con.
Những đứa con của họ cũng bị thấm tư tưởng ấy từ nhỏ nên lớn lên hỏi nó thích gì thì nó không biết trả lời nên nó tạm dùng ước mơ bố mẹ nó cho nó để trả lời và dần nó cũng tin rằng mình thích điều đó. Có thế họ sẽ nhận về một tấm bằng nhưng sẽ như món đồ trang sức.
Giống như chuyện chú con voi vậy. “”Một chú voi nhỏ được bắt về từ trong rừng người ta cột nó bằng một sợi dây xích nhỏ bé. Mỗi lần cố gắn thoát ra thì đều cảm thấy đau đớn bởi dây xích ở chân. Sự cố gắn của nó yếu dần đi cho đến khi không còn cố gắng thoát ra nữa. Rồi đến một ngày nó đã trưởng thành sức mạnh của nó có thể phá vỡ được dây xích to hơn dây xích kia gấp 10 lần nhưng nó vẫn không phá vỡ dây xích nhỏ bé ấy để thoát ra. Vì nó tin rằng nó không thể”
Tôi cũng đôi lần cũng những niềm tin sai lầm đó là khi tôi học cấp 2 cấp 3. Tôi viết văn rất dở. điểm văn của tôi luôn thấp. Tôi nghĩ rằng mình không thể học giỏi môn văn dùng có cố gắng và có thêm một số niềm tin tiêu cực như là “văn học Việt Nam chỉ toàn dạy nói xạo”. tôi không yêu thích môn văn, tôi tập trung nhiều vào môn Toán để kéo Văn. Môn Văn của tôi ngày càng tệ càng tệ  Thế nhưng tôi cũng đã gặp những người thầy từ sách từ google đã chỉnh sửa niềm tin của tôi. Từ một đứa học yếu môn văn ngày xưa, bây giờ tôi đã có thể ngồi đây và viết lách. 
Bạn thì sao? Bạn có trả lời được câu hỏi ở trên? bạn có là chính mình hay bạn là chỉ một món trang sức cho ai khác.