Người ta cũng đã từng nói: "Khi bạn mơ thấy ai đó - là lúc người đó đang nhớ bạn rất nhiều và bạn cũng vậy. Vì quá nhớ nhung nên đã bước vào giấc mơ của nhau." - Một giấc mơ (Vũ ft Kimmese).
Trong điện ảnh, hình ảnh của giấc mơ được được mang hàm ý thể hiện những mong ước mà trong thực tại nhân vật không thể thực hiện được. Một trong số những "ước mơ" thường làm cho người trẻ thổn thức nhất đó là mong ước được bên cạnh người mình yêu. Điều gì làm cho mong muốn được yêu hay được đáp lại từ một tình yêu khác lại đặc biệt đến vậy? Nào hãy cùng mình bước vào thế giới của những giấc mơ đầy tiếc nuối...
Trong chuyện tình yêu, khi ai trong chúng ta đã lỡ dành tình yêu cho một ai đó thì điều họ mong ước nhất luôn sẽ là được một nửa kia đón nhận tình cảm và dành tình yêu lại. Thế nhưng, như quy luật của cuộc sống, tình yêu phải xuất phát từ hai phía, đó sẽ phải là cảm xúc, sự rung động đến từ cả hai con người về nhau. Nên mới có những câu chuyện về những con người yêu đơn phương, cô đơn, khoắc khoải khi âm thầm thương một người nào đó mà không dám nói ra để rồi người ta đi mất.
- Tại sao yêu đơn phương phải khóc? - Thùy Minh
- Khóc chứ, cảm giác khi chần chừ không dám nói ra 3 chữ "Tớ thích Cậu", đôi khi thật ngu ngốc. Để đến khi lấy hết dũng khí, người ta đã đi mất rồi. - Vũ
Vì sao yêu phương phải khóc, phải buồn, phải đau khổ vì một ai đó đang không nghĩ về ta? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta thử đặt mình vào trong nhân vật viên cảnh sát Hà Chí Vũ (Kim Thành Vũ thủ vai) trong Trùng Khánh Sâm Lâm (ChungKing Express). Sau khi chia tay đúng ngày 01.04, anh ta dường như vẫn buồn, vẫn nhớ đến người cô gái kia không vì lý do nào hết cả. Anh như người đang đắm chìm trong giấc mơ hư ảo của mình, chẳng biết đâu là con người thật, đâu là hình ảnh suy nghĩ của anh về bản thân và về đối phương. Dù ta không biết được người kia như thế nào, đẹp như thế nào hay tài giỏi ra sau để chàng trai ấy phải đắm chìm trong "Khu rừng" cảm xúc hỗn loạn ấy, nhưng ta có thể chắc chắn rằng anh ta còn yêu cô ta, còn nghĩ về cô ta, còn mong chờ một cuộc gọi, một lời hồi âm cho dù những điều đó sẽ không nhận được hồi âm.
Chẳng ai bắt phải phải yêu lại mình, thế nên ta cũng không phải phụ thuộc vào cảm xúc của bất kì ai cả. Thế nhưng, như một lẽ tự nhiên nào đó, tình yêu làm cho những nơ-ron thần kinh của chúng ta được kích hoạt khi có những rung động của tình cảm. Cho dù đó là tình cảm đơn phương thì những kích hoạt đó vẫn diễn ra để tạo ra những cảm xúc trăn trở, mong nhớ để rồi kỳ vọng vào kết thúc đẹp như chuyện tình "Love Roise" hay đủ để ai cũng mỉm cười như "Me Before You". Dường như kết quả của một chuyện tình là thứ được hướng tới nhiều trong những câu chuyện về tình yêu hơn là cảm xúc của nó. Liệu một kết thúc tốt đẹp có làm ta thỏa mãn nếu như chặng đường đi đến nó không được trọn vẹn về cảm xúc. Hay chỉ cần chúng ta có được những khoảnh khắc thực sự thăng hoa trong những dấu mốc của tình yêu cũng sẽ làm cho mối tình đó sâu đậm hơn rất nhiều.
Từ đó, khi nhìn một mối quan hệ một cách thực sự sâu vào bên trong của nó thì đó đều sẽ xuất phát từ những mong muốn, những động lực chủ quan của mỗi con người đặt vào trong đó. Những mong muốn được yêu, những mong muốn có được một kết thúc tốt đẹp hay chỉ cần có được những giây phút được thỏa mãn với cảm xúc của chính mình. Và rồi để đạt được điều ấy, khi chúng không thể được thực hiện, thì nó sẽ trở thành một giấc mơ hay một vũ trụ song song trong suy nghĩ của những người hay mơ mộng. Họ mơ về một thế giới mà những ước mong của bản thân được thực hiện. Ở nơi đó, hai người nào đó rất giống ta, sẽ đến được với nhau, sẽ hạnh phúc.