Những đứa trẻ chăm chú, tỉ mỉ để lắp ráp, hàn xì, lắng nghe chỉ dẫn của người hướng dẫn và niềm hạnh phúc, sự tư tin trên khuôn mặt chúng khi lái chiếc xe do chính tay mình làm nên. Đó là những đứa trẻ tham gia chương trình Minddrive – chương trình sau giờ học cho học sinh trung học tại thành phố Kansas, Mỹ.
The mentor instructs the teenagers to build a real car
Câu chuyện bắt đầu từ câu hỏi của những đứa trẻ trong lớp học:
Steve Rees dạy một lớp học tại trường DelaSalle và trong một buổi học anh dạy học sinh về thiết kế những phương tiện giao thông. Steve Rees nói với học sinh “ Chúng ta sẽ thiết kế phần thân của chiếc ô tô, chứ không  phải là thiết kế những công việc để làm nên nó. Các em sẽ thiết kế hình mẫu của riêng mình và chúng ta sẽ chọn một cái để cùng thiết kế một mô hình đầy đủ” . Tất cả chỉ dừng lại ở hình thức và lý thuyết.  Một vài đứa trẻ bắt đầu nói “ Sao chúng ta không tạo nên một chiếc ô tô thật hả thầy?”.  Chúng không bao giờ ngại để hỏi những câu hỏi kì quái. Steves vẫn tiếp tục nói rằng chúng ta không thể làm được, nhưng sau nhiều câu hỏi như vậy, Steves nghĩ rằng : “ Những đứa trẻ này đang suy nghĩ khác biệt và mình cần tìm ra cách để điều này trở thành hiện thực.”
Steve tìm được một chiếc xe đua ô tô cũ đã bị hỏng và cùng học trò bắt đầu công việc: phục hồi lại chiếc xe đua đó. Nhưng rồi Steve nhận ra rằng đây là dòng xe đời cũ nên nó rất nhẹ , anh ấy có thể dạy những đứa trẻ về trách nhiệm với môi trường và công nghệ mới cùng một lúc bằng cách giúp chúng biến chiếc xe đua đã cũ thành một chiếc xe điện.
Tại thời điểm đó, Steve Rees đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Minddrive. Anh được nhận tiền tài trợ từ Bridgestone. Đây cũng là nơi nhận chiếc xe đầu tiên của Steve Rees và học trò để kiểm tra tại cơ sở thử nghiệm và kết quả là : chiếc xe ấy có thể hoạt động với tốc độ 445 miles trên gallon – tương đương với xấp xỉ  189 km.
A 2000 Lola Indy Car Transformed by Minddrive
Những đứa trẻ vào lúc đó chợt nhận ra rằng chúng đã làm được một kì tích. Chúng thấy được tiếp thêm sức mạnh, năng lượng. Trong suốt quá trình, chúng học được cả về cơ khí, công nghệ và cách xây dựng một nhóm.
Steve chia sẻ rằng: “ Những đứa trẻ có hứng thú với ô tô vì nó tượng trưng cho sự tự do. Trong chương trình, chúng có được sự tự tin vì làm được điều gì đó, vì cảm thấy điều ấy thật kì diệu. Chúng tôi luôn cố gắng để làm những gì khác thường, ví dụ như lái chiếc xe điện của chúng tôi qua các vùng đất. Và khi chúng làm được, những đứa trẻ ấy cảm thấy chúng có thể làm bất cứ thứ gì. Và điều này thực sự ảnh hưởng tới những đứa trẻ khác ở trường.”
“ Chúng tôi có nhiều học sinh là học sinh cá biệt. Chúng tôi có ảnh hưởng lên cả những cá nhân có khả năng học tập kém trước đó. Chúng tôi thấy rằng những đứa trẻ ấy có thể có một tầm nhìn khác cho tương lai của chúng, chúng có thể tìm thấy đam mê của mình và tạo ra những thay đổi tuyệt vời cho cuộc đời của mình. Chúng tôi có một học sinh nữ - người luôn luôn bị điểm F và mọi người bảo cô ấy rằng không có cơ hội tới trường đại học.”
“ Năm nay, chúng tôi có 12 học sinh là học sinh cấp 3. Tất cả họ đều tốt nghiệp, và 80% tới trường đại học. Chúng tôi không thực sự quan tâm những học sinh ấy có tới trường đại học hay không. Sự bền vững của sống mới là mục tiêu của chúng tôi. Chúng tôi muốn những đứa trẻ có gia đình, có nhà và có xe ô tô.”