Data Analyst trong thời gian gần đây đang được nhiều bạn trẻ quan tâm. Có những bạn là sinh viên, fresher hoặc thậm chí các anh/chị đã có nhiều năm kinh nghiệm cũng muốn tìm kiếm một con đường để trở thành Data Analyst. Vì vậy, mình sẽ chia sẻ ở đây nhưng con đường thành công đã được kiểm chứng thực tế.
Hình 1: Những con đường trở thành Data Analyst thành công đã-được-kiểm-chứng
Hình 1: Những con đường trở thành Data Analyst thành công đã-được-kiểm-chứng

1. Self- Reflection 

Trước hết, mình chân thành khuyên các bạn nên thực hiện Self reflection - một hoạt động rất quan trọng và cần thiết giúp bạn xác định vị thế của bản thân.
Trong quá trình làm Self-Reflection, các bạn sẽ cần xem lại background về education của chúng ta như thế nào? Chúng ta học chuyên ngành gì? Nó có lợi thế gì khi chúng ta làm Data Analyst không? Chúng ta có kinh nghiệm làm việc hay không? Những kinh nghiệm ấy có liên quan đến các vị trí Data Analyst không? Điểm mạnh - Điểm yếu của bản thân thế nào? Tại sao bản thân lại interested với vị trí Data Analyst? Motivation, tại sao chúng ta lại muốn chuyển qua vị trí Data Analyst?…
Hình 2 - Self - reflection là bước quan trọng
Hình 2 - Self - reflection là bước quan trọng
Các bạn có thể lên trên mạng search thêm về keywork Self-Reflection, ở trên mạng có rất nhiều nguồn tài liệu này để bạn có thể tham khảo và thực hiện. Trong quan điểm của mình, việc thực hiện Self-Reflection là một bước cực kì quan trọng trước khi mà muốn chuyển ngành hoặc là muốn applying một công việc mới. Tuy nhiên, mình thấy là còn rất nhiều bạn chưa từng làm hoạt động này, chưa biết đến hoặc làm còn sơ sài. Khi các bạn dành nhiều thời gian làm Self-Reflection, điều này sẽ giúp cho các bạn tự tin hơn trong quá trình đi apply, sẽ giúp cho các bạn kể câu chuyện về bản thân mình thuyết phục hơn.
Sau khi các bạn làm xong Self-Reflection thì lúc đấy bạn sẽ biết được vị thế của mình hiện tại nó đang ở đâu và bạn sẽ có thể chọn con đường trực tiếp hay con đường gián tiếp để chuyển sang Data Analyst thành công.
Hình 3 - Con đường nào dành cho bạn?
Hình 3 - Con đường nào dành cho bạn?

2. Direct Path: Con đường trực tiếp apply Data Analyst 

Con đường trực tiếp là con đường mà các bạn có thể trực tiếp chúng ta applying vị trí Data Analyst luôn, không cần vòng qua các vị trí khác.
* Mình nhắc lại một chút, Skillset của Data Analyst gồm 3 mảnh ghép quan trọng sau:
(1) Business
(2) Tools
(3) Domain Expeart
Hình 4 - Con đường trực tiếp: apply thẳng vị trí Data Analyst
Hình 4 - Con đường trực tiếp: apply thẳng vị trí Data Analyst
Đầu tiên, về con đường trực tiếp sẽ có 2 nhóm đối tượng sau có thể áp dụng, đó là:
(1) Các bạn có background về Business
(2) Các bạn mà có kiến thức về ngành cụ thể, khi đã làm việc lâu trong 1 ngành nào đó và các bạn thành Domain Expert
(*) Các bạn nào có cả 2 yếu tố này thì lại càng dễ để mà chuyển qua vị trí Data Analyst.
Đa phần là trong quá trình học đại học thì chúng ta sẽ không được học về các Tools làm Data Analyst như SQL, Power BI, Python, Tableau... Tuy nhiên, đừng quá lo lắng vì thật ra đối với Tool - để học làm Data Analyst thì sẽ không mất nhiều thời gian và khá là dễ. Trong khoá Coach của mình, các bạn học viên chỉ cần dành khoảng 3 tháng để học đủ tất cả cái Tools để đi applying Data Analyst được rồi.
Hai mảnh ghép còn lại là Business và Domain thì phải mất nhiều thời gian chúng ta mới đạt được nó.
Chính vì vậy những bạn đã có yếu tố Business hoặc yếu tố Domain hoặc cả 2 yếu tố đó - thì sẽ rất dễ dàng để chuyển qua vị trí Data Analyst . Sau đó, các bạn có thể học thêm mảnh ghép Tools là đã có thể applying trực tiếp vị trí Data Analyst.
Còn trường hợp mà các bạn không có sẵn yếu tố về Business và Domain, thì bạn có thể là xem xét 1 con đường vòng, mình gọi đó là con đường gián tiếp.

3. Indirect Path: con đường gián tiếp đến với Data Analyst

Con đường gián tiếp phù hợp với các bạn không có background về business, không có nhiều kinh nghiệm trong 1 công việc nào cả thì các bạn nên xem xét việc chúng ta phải đi con đường vòng.

Hãy cố gắng join ngành Tech trước!

Bạn có thế apply bất cứ công việc gì trong ngành Tech, và từ những kiến thức về ngành sẽ giúp cho các bạn trong quá trình chuyển vị trí Data Analyst.Điều quan trọng là sau khi bạn đã join được ngành Tech rồi, bạn phải liên tục học tập để các bạn cải thiện level của bản thân. Bởi vì với vị trí Data Analyst, chúng ta đang là những người xuất phát chậm. Vậy nên cần phải học tập liên tục để dần dần tích luỹ đủ, thì sẽ chuyển qua vị trí Data Analyst thành công.
Hình 5 - Đường vòng đến với Data Analyst
Hình 5 - Đường vòng đến với Data Analyst
Con đường này sẽ mất khá nhiều thời gian, nhưng ngược lại chính nó cũng sẽ giúp cho các bạn có thể xây dựng được nền tảng vững chắc.
Cá nhân mình ngày xưa đi theo con đường gián tiếp này, mình apply vào làm Business Analyst - vị trí không liên quan nhiều đến Data Analyst. Nhưng những kiến thức mà mình tích luỹ được trong quá trình làm Business Analyst đã cũng hỗ trợ khá nhiều cho công việc sau này của mình. So với các bạn đi thẳng vào vị trí Data Analyst trong công ty, thì mình có nền tằng kiến thức như hiểu biết về hệ thống, vận hành... tích luỹ được khi ở vị trí Business Analyst. Bên cạnh đó, các kĩ năng mình tích luỹ được trong quá trình mình làm Business Analyst như giao tiếp cũng hỗ trợ rất nhiều khi mình ở vị trí Data Analyst sau này.
Hình 5 - Cố gắng kiên trì với con đường đã chọn - bạn sẽ đạt được thành công!
Hình 5 - Cố gắng kiên trì với con đường đã chọn - bạn sẽ đạt được thành công!
Mỗi con đường đều có những ưu điểm - nhược điểm riêng. Quan trọng nhất là bằng việc hiểu rõ chính bản thân mình, bạn có thể chọn được con đường phù hợp nhất! Hy vọng là bài viết này đã mang lại những thông tin thật sự hữu ích cho các bạn.
Chúc mọi người join ngành Data Analyst thành công nhé