NHỜ TƯ DUY CON NGƯỜI TỪ HỮU HẠN NHẮM RA VÔ HẠN
- Triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức - Chương XX TÌM ĐẾN MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT HÀNH TRÌNH NHẬN THỨC DUY NIỆM CỦA NHÂN LOẠI (300) ***...
- Triết gia Paul Nguyễn Hoàng Đức -
Chương XX
TÌM ĐẾN MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT
TÌM ĐẾN MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT
HÀNH TRÌNH NHẬN THỨC DUY NIỆM CỦA NHÂN LOẠI (300)
***
Như Hegel quan niệm, tất cả nhưng gì vĩ đại nhất của con người sẽ không được làm nên nếu không có đam mê. Vậy để có được nhận thức triết học trước hết bạn hãy đam mê triết học. Đam mê nhận thức như một triết gia nói, ta đừng coi nhận thức là một sự thao thức dày vò khốn khổ, mà hãy coi nó là một niềm vui bất tận. Tại sao vậy? Nếu con người chỉ sống đúng sự tồn tại của mình, thì sẽ cảm thấy bất lực sao, vì con người sống giữa thế gian như Pascal nói “Mọi thứ đều đi ra từ hư vô và được đem đến vô hạn” (Toutes choses sont sorties du néant et portées jusqu’à l’infini) (27)
Con người chỉ là chấm đen di chuyển giữa dòng vô tận đó, nếu nó chỉ lấy kích thước hiện hữu tự nhiên bằng thân xác thì làm sao có thể lấy cái hữu hạn nhỏ bé của mình để thấu hiểu vũ trụ về không gian và thời gian vô hạn? May mắn thay con người biết dùng tư duy của mình - dùng cái hữu hạn để đối chiếu suy lý ra vô hạn. Và tư duy đó cũng là niềm vui vô tận của con người. Còn dày vò, thao thức, tranh luận, khốn đốn ư? Có niềm vui nào mà không trả giá!
Để tiến đến con đường của tri thức thánh Gandhi cho rằng: “Chân lý là mục đích, tình yêu là con đường” (La vérité est le but, l’amour est le chemin) (28)
Theo Sartre, nếu không có nhận thức về chân lý thì chúng ta không thể có nổi một nhân loại nghiêm túc: “Nhận thức đặt chúng ta có mặt về tuyệt đối, và có một chân lý nhận thức. Nhưng chân lý đó dù rằng không ban phát cho chúng ta cái gì nhiều hơn hay ít hơn tuyệt đối, nhưng còn lại nghiêm túc một nhân loại” (29)
Nhận thức nâng mỗi cá nhân cũng như nhân loại lên địa vị tối thượng. Madam Mery Calkin nói: “Thực tại tinh thần là con người tối thượng” (Mental realities are ultimately personal) (30)
Triết học là sự thông thái, và sự thông thái là triết học. Sách Bách khoa thần học viết: “Triết học không chỉ là một cuộc tìm kiếm sự thông thái, nhưng tự nó là chính sự thông thái đang tìm kiếm”. (Philosophy is not only a search for wisdom but it itself the wisdom that is sought) (31)
Và để đi vào triết học bạn hãy chắc tâm rằng: “Sự tiến bộ nằm trong câu hỏi nhiều hơn câu trả lời”. (Progress beaucoup plus dans les questions posées que dans les réponses apportées)
Mời bạn hãy bước vào triết học, đó là cánh cửa mở vào mọi cánh cửa.
(còn nữa)
#sachhanhtrinhnhanthuc300
#sachhanhtrinhnhanthuc300
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất