Những áp lực, mâu thuẫn cạnh tranh dồn nén giữa Mỹ - Trung đã bung màn không còn giấu giếm, úp mở trong các hành động đối ngoại mà đó là sự cạnh tranh trực tiếp, toàn diện trên nhiều chiều kích từ thương mại, chính trị - an ninh, công nghệ ... Các xung đột đó được khơi màn trong 4 năm nhiệm kì của Tổng thống Donal Trump với giá trị Mỹ, chiến lược "nước Mỹ trên hết" và đi kèm là xác định đối thủ cạnh tranh ngôi vương số 1 của Hoa Kỳ chính là Trung Quốc. Phía Trung Quốc, không còn là chiến lược "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình mà sự thay thế là "giấc mộng Trung Quốc" của Tập Cận Bình với mong muốn giằng xé lợi ích nhanh nhất cho Trung Hoa dân quốc. Từ đó, hai nước đối nghịch hệ tư tương tranh giành lợi ích trên mọi mặt trận, cấp độ từ quốc gia - khu vực - quốc tế. Họ đã khiến thế giới một phen chao đảo bởi những quyết sách "ăn miếng trả miếng" mà tính liên đới rộng khắp quốc tế, tưởng chường quốc gia nhỏ bé ít ảnh hưởng bởi nó lại bị tác động sâu sắc nhất. Có thể thấy, với mỗi lý giải thuyết phục của mình, các quốc gia thực hiện tranh giành lợi ích theo phương pháp, giá trị đặc sắc riêng rẽ. Giá trị "long mạch" của Trung Quốc đối đầu với giá trị "dân chủ" của Mỹ, chúng đều là một đích đến dù thay tên đổi họ nhưng đó là lợi ích quốc gia - dân tộc mà hai nước cố gắng bảo vệ, đáp ứng quyền lợi cho nhân dân của nước họ. Cuối cùng, sự đối đầu trực tiếp, toàn diện trong quan hệ Mỹ - Trung (2016-2020) là một giai đoạn đặc biệt trong quan hệ quốc tế mà chúng ta cần phải làm rõ và nắm bắt rõ căn cơ lợi ích để hiểu thế giới họ đang làm gì và Việt Nam nên làm gì trước tình huống đó?
<i>nguồn ảnh: pixabay.com</i>
nguồn ảnh: pixabay.com
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÊN TRONG
Tình hình nội bộ Trung Quốc
Từ năm 1978 thực hiện cải cách mở cửa, GDP của Trung Quốc tăng  trung bình 9.4% gấp 4 lần mức tăng trưởng của các nước phát triển, gấp 3 lần của thế giới và 2 lần của các nước đang phát triển. Nếu vào năm 1978, GDP của Trung Quốc mới chỉ đạt mức 147,3 tỷ đô thì tới năm 2004, con số đó đã lên tới 1.640 tỷ đô la Mỹ, tăng gấp 11 lần. Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Trung Quốc đã tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2010, FDI vào Trung Quốc đã đạt tới hơn 860 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ lên tới 1.950 USD, cao nhất thế giới. Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nơi các tập đoàn đa quốc gia lập cơ sở sản xuất.[1]
<i>nguồn ảnh: bbc.com</i>
nguồn ảnh: bbc.com
Tiếp đó, trong năm 2016, theo thông tin từ Ủy ban Phát triển và Cải cách quốc gia Trung Quốc, nước này kiên trì thúc đẩy kinh tế phát triển theo định hướng "tiến lên trong ổn định", lấy cải cách cơ cấu nguồn cung làm trọng tâm, tiếp tục đi sâu cải cách toàn diện các lĩnh vực, mở rộng hợp lý tổng cầu xã hội. Cụ thể, nền kinh tế Trung Quốc vận hành hợp lý, cơ cấu ngành nghề không ngừng hoàn thiện. Năm 2016 là một năm được mùa của ngành nông nghiệp, tổng sản lượng lương thực đạt 620 triệu tấn. Tăng trưởng của ngành dịch vụ trong ba quý đầu năm chiếm đến 52,8% tăng trưởng của cả nền kinh tế, hơn 13,3% so với ngành công nghiệp. Tiêu dùng đóng góp 71% cho nền kinh tế, cao hơn 13% so cùng kỳ.[2] Nhờ vậy, kinh tế xã hội tiếp tục phát triển ổn định và lành mạnh, đem lại một khởi đầu tốt cho thời kỳ thực hiện Quy hoạch phát triển 5 năm lần thứ 13 (2016-2020). Hiện nay, số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố ngày 16/4 cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý I/2021 đạt 24.930 tỷ NDT (khoảng 3.820 tỷ USD), tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2020. Dù đây là mức tăng trưởng quý kỷ lục nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo 19% trong kế hoạch phát triển trước đó.[3]
            Về chính trị, Đảng Cộng sản Trung Quốc với vai trò lãnh đạo đất nước và được chỉ đạo bởi tư tưởng của chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa nền chính trị Trung Quốc “phục hưng”. Tại Hội nghị Trung ương 5 Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII đã xác định phương hướng đối ngoại Trung Quốc trong 5 năm 2016-2021 là: “Kiên trì phát triển mở cửa, ra sức thực hiện hợp tác cùng thắng”, “Mở cục diện mới trong mở cửa đối ngoại, phải làm phong phú nội hàm mở cửa đối ngoại, nâng cao trình độ mở của đối ngoại; phối hợp thúc đẩy lòng tin chiến lược, hợp tác kinh tế thương mại, giao lưu nhân văn; nỗ lực hình thành cục diện hợp tác sâu rộng, cùng có lợi”. Trung Quốc tích cực thực thi ngoại giao láng giềng nhằm bảo vệ được “lợi ích cốt lõi”, lợi ích quốc gia. Trung Quốc triển khai “ngoại giao láng giềng” nhằm xây dựng một môi trường xung quanh hòa bình, ổn định có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Báo cáo Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc ghi rõ: “Trung Quốc sẽ tiếp tục quán triệt phương châm ngoại giao xung quanh thân thiện với láng giềng, coi láng giềng là đối tác, tăng cường láng giềng hữu nghị và hợp tác thực chất với các nước xung quanh, tích cực triển khai hợp tác khu vực, cùng tạo nên môi trường khu vực hòa bình ổn định, bình đẳng tin tưởng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng”.[4] Đường lối này tiếp tục được Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc nâng tầm lên một bước, khi mà Báo cáo Đại hội XVIII không còn nêu lên mục tiêu bình đẳng, tin tưởng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng nữa, mà thay vào đó là nhấn mạnh đến tác động tích cực, lợi ích từ sự phát triển của Trung Quốc đối với các nước xung quanh. Rõ ràng, Trung Quốc coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ thân thiện, hữu nghị với các nước láng giềng xung quanh, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác đối ngoại của Trung Quốc.
Về ngoại giao chiến lược, tại Đại hội lần thứ 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra vào tháng 10/2017, sáng kiến “Vành đai và con đường” đã chính thức được đưa vào điều kiện Điều lệ Đảng sửa đổi. Điều này thể hiện Sáng kiến đã được khẳng định ở mức độ cao nhất về mặt chủ trưởng, đường lối, trở thành một sách lược trong dài hạn của Trung Quốc, làm cơ sở để Trung Quốc thúc đẩy triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ hơn. Tuyên bố tại Diễn đàn Bắc ngao (4/2018), Tập Cận Bình cho biết, “Trung Quốc đã ký kết hợp tác với hơn 80 quốc gia”, vào tại Tọa đàm về công tác thúc đẩy xây dựng “Vành đai và con đường” qua 5 năm (2013 – 2018) diễn ra vào ngày 27/8/2018 tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh: “Trong mấy năm qua, việc cùng nhau xây dựng “vành đai và con đường” đã hoàn thành được bố cục tổng thể, đã vẽ nên bức  tranh lớn miêu tả về sáng kiến, từ nay về sau cần “tô đậm” nét cho bức tranh ấy”.[5] Có thể thấy, chiến lược “vành đai và con đường” sẽ là kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc để thực hiện toan tính làm bá chủ thế giới, tạo thế đối đầu với Mỹ. Hơn nữa, con đường hướng ra biển của chiến lược này đã tác động vô cùng lớn tới cộng đồng ASEAN và biến biển Đông trở thành vị trí địa chính trị quan trọng.
Rõ ràng, tình hình nội bộ Trung Quốc luôn ở trạng thái ổn định và đủ điều kiện để kiến thiết và phát triển đất nước. Về kinh tế, từ sau cải cách của Đặng Tiểu Bình đã đưa nền kinh tế có những bước đi sáng lạn và có vị thế vô cùng lớn trên chính trường quốc tế. Về chính trị, Trung Quốc luôn cho thấy tính nhất quán trong đường lối của Đảng kết hợp tư tưởng của Tập Cận Bình cầm quyền tạo ra nhiều tín hiệu tích cực trong sức mạnh quốc gia. Hơn nữa, Tập Cận Bình triển khai dự án chiến lược “một vành đai, một con đường” nhằm thực hiện nhiều toan tính chính trị mong muốn xây dựng “giấc mộng Trung Hoa”.
Tình hình nội bộ Hoa Kỳ
Vào ngày 20/1/2017, Donal Trump chính thức nhậm chức vào tổng thống thứ 45 của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với kế hoạch đầy tham vọng và quyết đoán “Make America Great Again” – làm nước Mỹ vĩ đại trở lại. Ta có thể thấy rõ rằng, ngay trong khẩu hiệu tranh cử và cũng trở thành tiên đề lý tưởng để xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ vời hàm ý kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc và làm nước Mỹ vĩ đại.
Tổng thống D.Trump nói rằng ông đã xây dựng "nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử" trong hội nghị GOP, một chuyên gia đã kiểm tra xác nhận tính chân thực nhanh chóng bị xem xét là sai . Nhìn vào tăng trưởng kinh tế sẽ cho thấy lý do tại sao. Nền kinh tế chỉ tăng trưởng 1% trong nhiệm kỳ đầu tiên của Obama khi cuộc Đại suy thoái xảy ra. Tăng trưởng được cải thiện lên 2,3% trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama. Dưới thời Trump, nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng trung bình trên 0% một chút trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông vì những tổn thất nặng nề từ đại dịch. Nếu không tính đến năm 2020, mức tăng trưởng trong ba năm cầm quyền đầu tiên của Trump là 2,5% - chỉ cao hơn Obama và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng dưới thời chính quyền Clinton, Reagan và Johnson.[6] Có thể thấy, nền kinh tế của nước Mỹ dưới giai đoạn cầm quyền của D.Trump đã có tăng trưởng về kinh tế tuy không nhiều nhưng cũng đã có tiến triển hơn đối với người tiền nhiệm Obama. Điều này, nó vẫn làm tăng uy tín của Trump với cương vị lãnh đạo nước Mỹ và vẫn đủ khả năng kiềm chế sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc.
n<i>guồn ảnh: thaipublica.org</i>
nguồn ảnh: thaipublica.org
Thêm vào đó, theo dự báo tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp tổng thể dưới thời D.Trump là 3,9%. Trên thực tế, tỷ lệ thất nghiệp nói chung là 4,0% hoặc thấp hơn từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 2 năm 2020, với tỷ lệ thấp nhất là 3,5% vào tháng 9. Năm 2019 và tháng 2 năm 2020 — ngay trước khi ngừng hoạt động toàn quốc để hạn chế sự lây lan của coronavirus. Tuy nhiên, do đại dịch COVID-19, dưới thời Trump, tỷ lệ thất nghiệp nói chung đạt tỷ lệ cao nhất kể từ ít nhất là những năm 1940, vì nó đạt 14,7% vào tháng 4 năm 2020. Khi Trump nhậm chức vào tháng 1 năm 2017, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,7%, có nghĩa là Trump nhậm chức với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn 3,1% so với con số mà Obama nhậm chức. Theo dữ liệu BLS, tỷ lệ thất nghiệp vào tháng 10 năm 2020 là 6,9%.[7] Tóm lại, trong nhiệm kỳ của D.Trump đã có những tín hiệu tốt từ xã hội khi tỷ lệ thất nghiệp đang ở những con số thấp. Từ đó, nó càng tạo thêm uy tín lãnh đạo của D.Trump trong các tuyên bố về Trung Quốc đang lắp cắp trí tuệ của người Mỹ và đồng thời cả việc làm của họ.
Về đối ngoại, D.Trump tỏ ra là một con người cứng rắn và đặt nhiều lợi ích về kinh tế hơn là lợi ích về chính trị. Ông tuyên bố rút hết vai trò của Mỹ trong các tổ chức mà Mỹ không hề được hưởng lợi ích về kinh tế và không giúp gì nhiều về chính trị đối với nước Mỹ. Ngoài ra, Tổng thống Trump tiếp tục duy trì sự hiện diện của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhưng mở rộng thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chính sách FOIP của Tổng thống D.Trump đề cao sức mạnh quân sự, quan hệ song phương chiến lược nhằm đảm bảo những lợi ích quốc gia hướng đến mục tiêu duy trì trật tự khu vực do Mỹ lãnh đạo. Chính sách này nhắm vào trung Quốc một cách trực diện nhất. Tuy nhiên, sự cứng rắn (đối với cả đồng minh, đối tác) trong chính sách khu vực và cách xử lý của chính quyền Trump đối với đại dịch Covid – 19 vô tình tạo ra các tác động tiêu cực lên sự ủng hộ của các nước dành cho FOIP. Tỉ lệ ủng hộ Mỹ của người dân các nước khu vực đã sụt giảm đáng kể như: Hàn Quốc (82%), Úc (51%), Ấn Độ (58%), Nhật Bản (59%), Philippines (34%) và Indonesia (21%).[8]
            Tóm lại, tình hình nột bộ nước Mỹ dưới thời cầm quyền của Tổng thống D.Trump trong nhiệm kì 2016 – 2020 đã khiến cho nước Mỹ có nhiều biến chuyển lớn. Trong đó, có những khởi sắc tốt về kinh tế khi làm tốt hơn người tiền nhiệm Obama, đồng thời là về xã hội khi tỉ lệ thất nghiệp đang ở con số tương đối thấp. Hơn nữa, với chính sách đối ngoại cứng rắn của mình, tổng thống Trump liên tục gây sức ép với Trung Quốc ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. D.Trump xây dựng chiến lược FOIP để tạo thế lực đồng minh để đối đầu với Trung Quốc trong khu vực.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN BÊN NGOÀI
Sự chuyển dịch của thế giới sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Vào thế kỷ XXI, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có những thay đổi mang tính căn bản: Thứ nhất, sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, xuất khẩu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, kim ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000 tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới. Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh tế các nước xung quanh phát triển, mặt khác lại làm cho họ cảm thấy e ngại và lo lắng trước sự cạnh tranh gay gắt thậm chí là sự lấn át trên nhiều phương diện. Thứ ba, các quốc gia sở hữu hạt nhân ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương không ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức phi chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm gay gắt. Thứ tư, cơ chế hợp tác đa phương khu vực không ngừng tăng làm cho khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng có phần tăng lên.[9]
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương dựa vào những lý do đã nêu trên. Sự điều chỉnh chiến lược mang tính bắt buộc của các chủ thể chính trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, một số thay đổi trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, hợp tác kinh tế giữa các chủ thể trong khu vực có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đối ngoại của khu vực cũng như tác động đến quan hệ hợp tác với liên minh châu Âu. Theo báo cáo của ADB, kinh tế châu Á ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với thế giới, với GDP gần bằng với châu Âu hoặc châu Mỹ (ước tính đến năm 2020 GDP của châu Á sẽ tăng 50%). Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế EU và Mỹ tiếp tục tăng trưởng yếu ớt ở mức 1 – 2,5%/năm, châu Á được kỳ vọng trở thành “đầu tàu” để vực dậy nền kinh tế thế giới. Vì vậy, khu vực này đang chứng kiến cơ chế hợp tác kinh tế cao độ trong khuôn khổ các hiệp định tự do thương mại đa phương, mà nổi bật là RCEP và TPP.[10]
            Có thể thấy, bước vào thế kỉ 21, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá rất cao tiềm năng phát triển kinh tế và sẽ là khu vực chính trị nhộp nhịp nhất thế giới trong các quan hệ ngoại giao các nước. Chính vì những lợi ích tiềm năng về kinh tế cũng như toan tính mở rộng ảnh hưởng chính trị của các nước lớn tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Do đó, thật dễ hiểu khi khu vực Châu Á – Thái Bình Dương luôn là tâm điểm của các chính sách đối ngoại và quan hệ hợp tác kinh tế - chính trị - quân sự quan trọng của thế giới.
Nhân tố ASEAN trong quan hệ Mỹ - Trung
Tam giác Trung Quốc – ASEAN – Mỹ ở Biển Đông ở thời điểm hiện tại bị thiếu cân bằng khi Trung Quốc đang chiếm ưu thế trên biển và trên các diễn đàn ngoại giao, Mỹ vẫn đang tìm kiếm cách thức tiếp cận để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy và ASEAN bị phân hóa, về mặt thể chế có thể bị thao túng bởi bất kỳ nước chủ tịch hay thậm chí là một thành viên riêng lẻ nào.[11]
<i>nguồn ảnh: pixabay.com</i>
nguồn ảnh: pixabay.com
ASEAN đã trở thành một trong những vấn đề chính yếu trong quan hệ Mỹ-Trung. Trong những năm trước đây, khi vấn đề Biển Đông luôn là một trong các ưu tiên chính sách đối ngoại của các nước có tranh chấp trong ASEAN thì vấn đề này chỉ là ưu tiên hạng hai trong chính sách của Trung Quốc, ít nhất là so với chính sách của Trung Quốc trong mối quan hệ với các nước lớn. Hiện nay, khi vấn đề Biển Đông trở thành một trong những ưu tiên chính sách đối ngoại của Trung Quốc thì cách tiếp cận của Trung Quốc sẽ trở nên đồng bộ và thống nhất hơn. Trung ương có thể điều phối và hạn chế yếu tố cạnh tranh và thiếu hợp tác giữa các “nhóm lợi ích” khác nhau –nhân tố chính khiến tình hình Biển Đông nóng lên. Do đó, chính sách Biển Đông của Trung Quốc có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt khi mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thấy cần thiết. Diễn biến này có cả tác động tích cực và tiêu cực cho ASEAN, phụ thuộc vào việc liệu các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết định điều chỉnh chính sách mềm mỏng hay cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.
Về phía Mỹ, Biển Đông không chỉ liên quan đến lợi ích chiến lược của nước này, mà còn là uy tín của sức mạnh Mỹ. Nhưng nếu Trung Quốc tiếp tục sử dụng các biện pháp phi quân sự trên biển và áp dụng cách thức ngoại giao và kinh tế để chi phối chính sách của các nước ASEAN, Mỹ không thể can thiệp và gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Những gì mà Mỹ có thế làm để đối phó với chiến lược của Trung Quốc là bổ sung thêm các thành tố khác vào chiến lược của mình như yếu tố bán quân sự và kinh tế.
Tóm lại, những bất đồng trong quan hệ Mỹ - Trung không chỉ đến từ vấn đề tại biển Đông mà rộng hơn nữa đó là sự tương tác đối với cộng đồng ASEAN. Họ cố gắng gia tăng sức mạnh, ảnh hưởng của mình để tạo lòng tin cho các quốc gia thuộc khối ASEAN để tìm sự đồng thuận. Mục đích của họ là để lôi kéo thêm sự ủng hộ, đồng minh trong cách thức giải quyết xung đột tại biển Đông và kiềm chế sự lớn mạnh của đối phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Minh Lý, (2017): Đối sách của Thái Lan trước sự trỗi dậy của Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2016, luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế, Hà Nội, trg.13 – 14.
[2] Hữu Hưng, (2017), “Năm 2016, kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 6,7%”, https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/nam-2016-kinh-te-trung-quoc-du-kien-tang-truong-6-7-282793/
[3] TTXVN, (2021), “Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng kỷ lục trong quý I/2021”, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-te/2021-04-16/kinh-te-trung-quoc-tang-truong-ky-luc-trong-quy-i-2021-102560.aspx
[4] Nguyễn Thùy Trang, “Đông Nam Á trong điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 10 – 2017, trg.100.
[5] Bùi Mạnh Hùng, (2019): Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến “vành đai và con đường” của Trung Quốc, luận văn thạc sĩ quốc tế học, Hà Nội, trg.23.
[6] Heather Long, (2020), “The Trump vs. Obama economy – in 16 charts”, https://www.washingtonpost.com/business/2020/09/05/trump-obama-economy/
[7] Reuters Staff, (2020), “Fact check: video comparing Trump and Obama unemployment rates and job growth is misleading”, https://www.reuters.com/article/uk-factcheck-obama-trump-numbers-tiktok-idUSKBN28D34P
[8] Nguyễn Đăng Khoa, (2020), “Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Thái Bình Dương dưới thời Tổng thống Barack Obama và Donal Trump: Những điểm tương đồng và khác biệt”, tạp chí Khoa học và Công nghệ ĐHTN, số 225(15), trg.30 – 31.
[9] Vũ Hà – Thanh Bình, (2011), “Vai trò của Việt Nam trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/1552/vai-tro-cua-viet-nam-trong-khu-vuc-chau-a---thai-binh-duong.aspx
[10] Vũ Bình Minh, (2018): Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong bối cảnh mới, luận văn thạc sĩ Châu Âu học, trg.36.
[11] Trần Trường Thủy, (2012), “Tam giác Trung Quốc – ASEAN – Mỹ tại Biển Đông: Lợi ích, Chính sách và tương tác”, http://hoangsa.danang.gov.vn/index.php/2012-09-05-04-20-02/ch-quy-n-bi-n-d-o/385-tam-giac-trung-qu-c-asean-m-t-i-bi-n-dong-l-i-ich-chinh-sach-va-tuong-tac