Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn tồn tại theo từng dấu mốc của lịch sử cụ thể, xác định theo tiến trình từ hưng thịnh rồi đến suy tàn, để từ đó mở ra một triều đại mới. Sự hình thành và phát triển 100 năm (1427 – 1527) của nhà Lê Sơ gắn liền với cuộc kháng chiến vĩ đại của Lê Lợi trước quân xâm lược Trung Quốc. Quá trình tan rã của nhà Lê Sơ biểu hiện qua cát cứ, bè đảng, đánh dấu qua sự kiện Trịnh – Nguyễn đã hình thành quyền lực quốc gia riêng biệt nhưng vẫn thờ phụng vua Lê trên nghĩa hình thức. Tiếp đó, triều đại Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy đã kết thúc phân tranh Trịnh – Nguyễn nhưng cuối cùng nhanh chóng sụp đổ trước mưu lược của Nguyễn Ánh. Nhờsự thắng lợi đối với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã mở ra một triều đại mới được gọi là nhà Nguyễn. Để củng cố chính quyền, nhà Nguyễn đã cải tổcấu trúc bộ máy chính trị tập quyền chuyên chế có nét khác biệt đối với tập quyền quan liêu thời kì nhà Lê Sơ. Việc nghiên cứu cấu trúc nhà Nguyễn được tiến hành trên phương diện phải đảm bảo sự độc lập, tự chủ của quốc gia. Do đó, đề tài chỉ nghiên cứu cấu trúc bộ máy chính trị nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1858. Tựu trung lại, sự lựa chọnbộ máy chính trị tập quyền quan liêu nhà Lê Sơ và tập quyền chuyên chế nhà Nguyễn có những giá trị, điểm mới hay khác biệt như thế nào. Chúng ta cần phải có một phương thức để tìm hiểu chi tiết, rõ ràng cấu trúc bộ máy chính trị của hai triều đại có những điểm giống và khác nhau. Từ những luận điểm đó, mình xin được làm đề tài về so sánh cấu trúc bộ máy chính trị tập quyền quan liêu nhà Lê Sơ và tập quyền chuyên chế nhà Nguyễn.
Khái niệm cấu trúc bộ máy chính trị
Trong giáo trình Hệ thống chính trị Việt Nam, tác giả đã định nghĩa rất rõ: “cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam là sự sắp xếp các thành tố của hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa các thành tố đó trong hoạt động thực hiện các nhiệm vụ chính trị - xã hội của đất nước”.[1] Sở dĩ, hai thuật ngữ bộ máy chính trị và hệ thống chính trị có mối quan hệ rất chặt chẽ. Bộ máy chính trị là thuật ngữ sơ khai, nền tảng là bước đầu bổ sung sự hoàn thiện cho thuật ngữ hệ thống chính trị. Bởi vì, hệ thống chính trị là đảm bảo đầy đủ ba thành tố quan trọng là: Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội (xã hội dân sự). Nhưng bộ máy chính trị tồn tại chỉ gắn liền và thể hiện thông qua tổ chức quyền lực Nhà nước mà chưa có tính Đảng phái hoặc tổ chức chính trị - xã hội. Vì vậy, các nhà nghiên cứu về chính trị thời kì phong kiến Việt Nam không sử dụng thuật ngữ hệ thống chính trị thay vào đó là sử dụng thuật ngữ bộ máy chính trị hoặc bộ máy nhà nước.Bởi lẽ, triều đại phong kiến Việt Nam thường có xu hướng độc tài cá nhân vàonhà vua nên để đảm bảo quyền lực tuyệt đối các triều đại thường ngăn cản việc “kết bè kéo cánh”. Do đó, thành phần Đảng phái và tổ chức chính trị - xã hội ở triều đại phong kiến không tồn tại mà chủ yếu vẫn là vai trò của tổ chức quyền lực Nhà nước. Vậy nên, nghiên cứu cấu trúc bộ máy chính trị là tập trung vào cấu trúc của bộ máy nhà nước Nhà nước và các mối quan hệ giữa các thành tố quan trọng bên trong.
Đặc trưng cấu trúc bộ máy chính trị
Cấu trúc bộ máy chính trị có nhiều đặc trưng biện chứng với nhau trong một bản thể, vì vậy việc nghiên cứu cần tìm ra những đặc trưng quan trọng nhất đó là:
Thứ nhất, hệ tư tưởng. Bất kì một bộ máy chính trị nào tồn tại cũng cần phải có một bệ đỡ tư tưởng. Nhà nước và tôn giáo có những quan hệ rất gắn bó trong lịch sử ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tôn giáo cũng là những hình thái ý thức được lựa chọn để xây dựng mô hình nhà nước sao cho phù hợp với sự phát triển của quốc gia, dân tộc xu hướng phát triển của xã hội hiện đại. Sự lựa chọn Nhà nước theo mô hình quốc giáo, trung lập hay vô thần cũng không nằm ngoài hướng đi riêng của mỗi thể chế chính trị. Song, coi tôn giáo là đối tượng đặc biệt trên cả phương diện tư tưởng, văn hóa, chính trị - luật pháp thì đó là những quan hệ có từ rất sớm trong lịch sử loài người.
Thứ hai, thiết chế nhà nước. Cấu trúc phải tồn tại những thành tố tổng hòa bên trong cấu tạo thành một chỉnh thể. Rõ ràng, thiết chế nhà nước phải là những thành tố quan trọng, dễ nhận biết nhất để định dạng cấu trúc bộ máy chính trị. Những luận lập trên đã chứng minh sự tương quan giữa bộ máy chính trị với bộ máy nhà nước khi nghiên cứu thời kì phong kiến Việt Nam.Có thể thấy, bộ máy nhà nước là hệ thống cơ quan nhà nước Cơ quan nhà nước là bộ phận cơ bản cẩu thành nhà nước, bao gồm sổ lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhãn danh nhà nước thực hiện quyển lực nhà nước.[2]
Thứ ba, hệ thống pháp luật. Pháp luật là hành lang pháp lý để thiết lập tổ chức nhà nước. Đặc biệt, hiến pháp là đạo luật cơ bản của mỗi quốc gia. Hiến pháp, pháp luật đặc ra các quy tắc cơ bản điều chỉnh vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, bao gồm các khía cạnh cơ bản sau: nguồn gốc, bản chất quyền lực nhà nước, hình thức nhà nước, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa các thiết chế nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với các thành tố trong hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa nhà nước và tổ chức, cá nhân.[3]
SO SÁNH CẤU TRÚC BỘ MÁY CHÍNH TRỊ NHÀ LÊ SƠ VÀ NHÀ NGUYỄN
Góc độ hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng như một khuôn mẫu để thiết lập hành vi, mối quan hệ xã hội theo một nguyên tắc để từ đó cấu thành văn hóa chính trị của quốc gia. Học thuyết Nho giáo được Khổng tử phát minh, luận điểm trong giáo lí đạo Nho đã thiết lập tư tưởng rường cột các quan hệ xã hội vô cùng chặt chẽ. Quan niệm “Tam cương – ngũ thường” và đặc biệt học thuyết đã giải thích về chế định Vua. Nho giáo đã giải đáp: “Trời sinh ra dân trước, rồi đặt ra vua để phục vụ dân, các quan cũng do Trời đặt ra không phải để trị dân mà để giúp vua chăn nuôi dân”.[4]
Rõ ràng, hệ tư tưởng đã có những quan niệm nhằm củng cố sức mạnh chính đáng của Vua trong xã hội. Từ đó, bộ máy chính trị được hình thành nhằm tăng cường tính tập quyền nhằm đảm bảo tính thống nhất, củng cố quyền lực cho nhà vua. Chính vì vậy, khi nghiên cứu cấu trúc bộ máy chính trị chúng ta cần phảixét hệ tư tưởng như một yếu tố quan trọng.Có thể khẳng định cả nhà Lê sơ và nhà Nguyễn đều xem trọng Nho giáo, lựa chọn hệ tư tưởng làm quốc giáo chính thức của triều đại. Từ đó, thiết lập một chuẩn mực mang tính chính đáng nhằm xây dựng bộ máy chính trị và cai trị thần dân. Hai triều đại đều giảm dần vai trò của các tôn giáo khác nhưng mặt khác vẫn lợi dụng nó làm công cụ chế ngự tinh thần nhân dân. Bởi vì, Nho giáo chỉ được coi là hệ tư tưởng bàn về đời sống trần tục mà không bàn tới thế giới sau khi chết. Vì vậy, vai trò của các tôn giáo khác vẫn được chính quyền sử dụng.Mặc dù điểm chung là đề cao vai trò của Nho giáo những ở mỗi triều đại đều có những điểm đặc thù trong sử dụng Nho giáo trong thực tiễn. Để củng cố sức mạnh quốc gia, nhà Lê sơ đã kết hợp giữa Phật và Đạo giáo để tăng thêm sức thuyết phục cho Nho giáo. Từ đó, vai trò Phật giáo và Đạo giáo trở thành công cụ để tạo dụng thêm lòng tin của nhân dân nhưng giảm dần trong vai trò chính trị. Nhà Nguyễn, đặc biệt là tàn dư của lịch sử quan hệ với Pháp nên vai trò của Thiên Chúa giáo được ưu ái và có vị thế trong vai trò chính trị trong giai đoạn đầu. Sự kiện Bá Đa Lộc được giao trách nhiệm thay mặt Nguyễn Ánh là hoàng tử Cảnh sang nước Pháp làm tin để xin quân đánh nhà Tây Sơn. Sau khi thắng lợi, hoàng tử Cảnh đã trở thành một người theo Công giáo với những thế giới quan đối lập với truyền thông dân tộc và Nho giáo. Về thời đại trị vì của các vị quân chủ đời sau nhà Nguyễn đã nhận thấy tính xung khắc trong quan niệm giữa Thiên Chúa giáo và Nho giáo nên đã thẳng thừng đàn áp. Một mặt, do những toan tính chính trị của người Pháp nên nhà Nguyễn đưa ra những chính sách cấm đạo. Giáo hội Thiên chúa một mặt chống lại Khổng giáo và nuôi dưỡng ý đồ thông qua việc lập một ông vua có đạo hoặc có thiện cảm với Thiên Chúa và cho phép tự do truyền bá.[5]
Góc độ thiết chế nhà nước.
Bộ máy chính trị của cả nhà Nguyễn và Lê sơ đều được xây dựng theo mô hình tập quyền. Tập quyền là nguyên tắc tổ chức chính quyền nhà nước có nội dung là sự tập trung mọi quyền lực vào tay các cơ quan trung ương.[6]Nhìn chung, về tổng quan nhà Lê sơ và nhà Nguyễn vẫn theo những khuôn mẫu cơ bản của đạo Nho trong việc xây dựng cấu trúc bộ máy chính trị. Nhưng thiết lập các cơ quan bên trong cấu trúc bộ máy chính trị của hai triều đại thì có sự cải biến rõ rệt.Nhà Lê sơ xây dựng trên mô hình tập quyền quan liêu, tức là sự coi trọng đội ngũ quan lại. Bộ máy quan liêu được đào tạo bài theo quan điểm Nho học qua các cơ chế tuyển chọn vô cùng khắt khe. Về tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung ương, dưới định chế Vua thì bao gồm rất nhiều các cơ quan giúp việc, Lục bộ, các cơ quan chuyên môn, tổ chức quan đội, các cơ quan giám sát. Thiết chế Lục bộ có vai trò vô cùng quan trọng hàng đầu, giúp vua trông coi việc nước và thực thi mọi công việc cốt yếu của nhà nước. Các Bộ được quy định rõ ràng: bộ Binh phụ trách công tác tổ chức quân đội, bộ Hộ với chức năng cơ bản là thu thuế và quản lý ngân sách, bộ Hình chuyên lo về pháp luật, bộ Công phụ trách kinh tế và xây dựng các công trình công cộng, bộ Lại có chức năng phục vụ công tác nhân sự, bộ Lễ chuyên lo xây dựng các loại quy chế, nghi lễ, tổ chức các kì thi và đối ngoại. Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn cũng thành lập nhằm giúp nhà vua quản trị một cách triệt để như: Quốc tử giám, Quốc sử viện, Hà đê sứ, Thái y viện, v..v. Đặc biệt, quyền thống lĩnh toàn quân nhà Lê sơ thuộc về hội đồng gồm bên tả - hữu đô đốc của thiết chế Ngũ phủ. Rõ ràng, nhà vua lãnh đạo quân đội toàn quốc có quyền chỉ huy tối cao và toàn quyền. Năm 1640, cùng với việc đặt đủ Lục bộ, nhà Lê sơ lập ra Lục khoa để giám sát hoạt động của sáu bộ, phối hợp thực hiện công việc và giám sát chéo với Ngự sử đài, nhất là trong việc truyển bổ, thăng giáng quan lại, thẩm tra hình ngục, xét xử án kiện, tìm hiểu, điều tra đời sống của nhân dân.[7]Đặc biệt, một điểm khác biệt với nhà Nguyễn đó là cơ quan xét xử hình án, nhà Lê sơ không có một cơ quan nào có toàn quyền về xét xử hình án, mà tồn tại một hệ thống các thẩm cấp. Về cấu trúc cấp chính quyền địa phương thì được tổ chức thành cấp đạo (thừa tuyên), cấp phủ, cấp huyện – châu và xã. Ban đầu thời Lê Lợi đã chia nhỏ 5 đạo (Đông, Bắc, Tây, Nam, Hải tây đạo)rồi cải cách thành 13 thừa tuyên. Đứng đầu cấp đạo bao gồm ba chức quan được gọi là thiết chế Tam ty thay vì một người nắm giữ. Cấp phủ với chức năng cơ bản như truyền tải chỉ thị cấp trên xuống huyện – châu, thu thuế, kiểm tra và giám sát. Cấp huyện – châu là hai đơn vị hành chính tương đương, huyện chỉ các khu vực vùng đồng bằng và châu dành cho khu vực vùng núi. Cấp xã là cấp chính quyền cơ sở đảm bảo các nhiệm vụ cơ bản đối với đời sống xã hội nhân dân, đứng đầu mỗi xã là một vị xã trưởng do dân bầu trực tiếp. Như vậy, cách thức tổ chức cấu trúc bộ máy chính trị nhà Lê sơ có phần phức tạp ở trung ương đặc biệt là các thiết chế nhằm phục vụ tối đa quyền lực của nhà vua.Còn phía nhà Nguyễn xây dựng bộ máy chính trị trên nên tảng tập quyền theo hướng chuyên chế. Tức là sự tập trung quyền lực tuyệt đối với nhà vua, được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử thừa nhận giai đoạn này đỉnh cao của tập quyền trong các thể chế phong kiến. Nhà Nguyễn sử dụng nhiều chính sách “tôn quân đại thống nhất”[8].Ngoài ra, nhà Nguyễn đặt ra lệ “Tứ bất: bất lập Tể tướng, bất lập Hoàng hậu, bất phong vương, bất lập Trạng nguyên”.Về cấp chính quyền trung ương, dưới nhà vua có hai cơ quan giúp việc quan trọng là Viện cơ mật và Văn phòng (Nội các). Viện Cơ Mật là cơ quan tư vấn của nhà vua gồm bốn vị đại thần từ Tam Phẩm trở lên, là Đại Học Sĩ của các điện Đông Các, Văn Minh, Võ Hiển và Cần Chánh.Nội các giữ vai trò văn phòng giúp việc cho nhà vua, chuyên trách giải quyết các công việc về văn thư, giấy tờ như xét duyệt các văn bản trước khi trình lên nhà vua,v..v.  Thiết chế Lục bộ vẫn tồn tại từ thời nhà Lê sơ song song với Nội các. Vẫn như nhà Lê Sơ, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư nhưng nhà Nguyễn đã bổ sung hai chức quan là Tham tri và Thị lang nhằm giảm bớt quyền lực của Thượng thư. Đặc biệt nhà Nguyễn cũng đã tạo ra một thiết chế mới là thiết chế Công Đồng (Đình nghị) nhằm tạo ra cơ chế kiểm soát quyền lực của nhà vua. Công đồng được trao quyền đại diện cho nhà vua và được phép ra quyết định đem thi hành trước khi tấu lên nhà vua. Do đó, Công đồng có thể được coi là cơ quan hành pháp và tư pháp có quyền lực lớn nhất. Vua tôn trọng và không can thiệp vào quyết định mà Công đồng đã ban hành. Đây là một hình thức sử dụng trí tuệ tập thể để hạn chế những quyết định cực đoan của nhà vua.[9] Về cấp chính quyền địa phương, nhà Nguyễn chia thành 3 khu vực chính: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực Doanh. Các Trực doanh điều chịu sự cai quản trực tiếp của triều đình và đứng đầu là Tổng trấn. Ở cấp tỉnh, Tổng đốc coi việc thống trị nhân dân và điều chỉnh quan lại, làm những công việc của trung ương chỉ đạo. Đứng đầu các phủ là quan Tri phủ giữ chính lệnh một phủ, thừa lệnh trên tuyên dương đức hoá để giáo dục nhân dân. Đồng tri phủ làm phó phụ, cùng làm việc phủ.Ở huyện, Tri huyện giữ chính lệnh một huyện, an ủi, chăn nuôi dân chúng, để triệu dân được hưởng sự vui hòa. Huyện thừa làm phó phụ cùng làm việc huyện.Mỗi xã, thôn, phường chỉ đặt một lý trưởng, nếu đinh số trên 50 người thì đặt một phó lý. Có thể thấy rằng bộ máy nhà nước thời Nguyễn là bộ máy quyền lực mạnh so với các triều đại trước.
Góc độ pháp luật.
Pháp luật là cơ sở pháp lý hợp pháp, nền tảng để xây dựng và duy trì cấu trúc bộ máy chính trị của mỗi quốc gia. Việc ban hành pháp luật là nền tảng to lớn để bảo vệ sự bền vững của triều đại, pháp luật vững chắc đồng nghĩa với một bộ máy chính trị ổn định và pháp triển. Chính vì vậy, cả nhà Lê Sơ và nhà Nguyễn đều đề cao pháp luật và ban hành những văn bản quy phạm pháp luật chi tiết và có giá trị vô cùng to lớn. Nhìn chung, cả hai triều đại đều có văn bản pháp luật được hoạch định rõ ràng nhưng chủ yếu tới từ khẩu lệnh của nhà vua. Tiếng nói của nhà vua là tính pháp luật cao nhất do ảnh hưởng nhiều của tư tưởng Nho giáo. Chữ “trung” của đạo Nho là một yếu tố làm cho nhân dân thượng tôn pháp luật, tức là sự trung thành tuyệt đối kể cả tính mạng của mình để phục tùng nhà vua. Điểm giống nhau của hai triều đại là đều tham khảo, kế thừa những giá trị của pháp luật Trung Quốc rồi cải biến sao cho phù hợp.Nhà Lê Sơ đặc biệt coi trọng pháp luật và đề cao đạo Nho, mặt khác cũng thừa nhận các tập quán pháp trong từng đơn vị làng – xã để đảm bảo tính chính xác, hợp lí. Pháp luật thời Lê Sơ được nghiên cứu thông qua Luật Hồng Đức và hệ thống các văn bản luật tại các bộ điển lệ, như: Hồng Đức Thiện chính thư; Quốc triều Hồng Đức nhiên gián chư cung thể thức; Sĩ loạn châm quy; Lê triều quan chế; Thiên nam dư hạ tập.Có thể thấy, đặc điểm của pháp luật thời Lê Sơ là bộ luật tổng hợp, không có khái niệm về sự phân chia luật thành các ngành luật, pháp luật được diễn giải bằng hình thức quy phạm của luật rõ ràng. Thời Lê, khi biên soạn Hoàng triều luật lệ đã tham khảo không ít các bộ luật cùa Trung Quốc. Nhiều điều khoản trong Quốc triều Hình luật được vua Lê Thánh Tông sử dụng của pháp luật thời trước nhưng đã có sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với điều kiện đất nước, đặc biệt ông cũng cho tham khảo và tiếp thu chọn lọc pháp luật Trung Hoa.[10]Tính chất chuyên chế của chính quyền nhà Nguyễn còn được thể hiện tập trung trong việc xây dựng luật pháp. Rõ ràng, Bộ luật nhà Nguyễn đã được sao chép từ Đại Thanh luật lệ. Điều đáng nói ở đây là sự khác biệt trong cách tham khảo, học tập luật Trung Hoa của triều Nguyễn với các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó.Sỡ dĩ, Luật Đại Thanh là công cụ cùa một triều đại “ngoại tộc” (người Mãn Châu) dùng để cai trị, đồng hoá và thậm chí là nô dịch người Hán. Tính chất áp đặt, khắc nghiệt thể hiện gần như trong toàn bộ bộ luật. Nhà Nguyễn chuyển dịch bộ Iuật này vào Việt Nam là biểu hiện rất rõ chù thuyết cai trị cùa dòng họ Nguyễn coi quyền lực cùa Hoàng đế, lợi ích của dòng họ và triều đinh là tối thượng. Đây chính là cội nguồn sâu xa dẫn tới sự bắt lực cùa nhà Nguyền khi phải đối phó với nguy cư đê doạ từ bên ngoài, vào thời điểm chính quyền muốn dựa vào dân, huy động sức mạnh cùa dân tộc.Nét mới trong bộ máy cai trị dưới thời Gia Long chính là việc thử nghiệm mô hinh "tản quyền" đề khắc phục trình trạng xa cách về mặt địa dư và thích hợp với sự khác biệt về nhiều mặt giừa các vùng miền.[11]Đầu thế kỷ XIX, hình thức tổ chức như vậy là cần thiết, nhưng rõ ràng không thề đồng hành với thể chế tập quyền chuyên chế. Có thể coi đó là một hình thức tồ chức chuyển tiếp, thời vị hoàng đế thứ hai, một cuộc cài cách hành chính rộng lớn trên quy mô cả nước trên đà được triền khai.
Kết Luận
Có thể thấy, cấu trúc bộ máy chính trị tập quyền quan liêu nhà Lê Sơ và tập quyền chuyên chế nhà Nguyễn có những điểm giống nhau và khác nhau rất rõ rệt. Nhờ vào phương pháp so sánh trên ba yếu tố, góc độ quan trọng đó là: hệ tư tưởng, thiết chế nhà nước, pháp luật. Về góc độ hệ tư tưởng, cả hai triều đại đều lựa chọn đạo Nho làm quốc giáo nhưng khác nhau là sử dụng sự kết hợp giữa các tôn giáo khác như: Phật giáo, Đạo giáo của nhà Lê Sơ hay Thiên Chúa giáo của nhà Nguyễn. Về góc độ thiết chế nhà nước, sự thiết lập tương đồng về các cơ quan chuyệt biệt nhằm tập trung quyền lực nhưng lại có sự khác nhau trong đề cao tập đoàn quan lại, thể chế quan liêu nhà Lê Sơ hoặc “tứ bất” nhà Nguyễn với mục đích độc tôn quyền lực của nhà vua. Về pháp luật, có thể nói là sự tương đồng rất lớn trong việc tiếp cận pháp luật Trung Quốc nhưng vẫn rút ra những điểm khác nhau và kế thừa ưu điểm từ triều đại trước. Đó là việc kế thừa và phát triển pháp luật nha Nguyễn dựa trên rất nhiều giá trị của văn bản luật Hồng Đức thời Lê Sơ nhưng vẫn rất sáng tạo thêm nhiều tính chất mới của thời đại mới. Tựu trung lại, phương pháp so sánh được thực hiện trên ba góc độ áp dụng vào nhà Lê Sơ và nhà Nguyễn đã cung cấp một góc nhìn đa chiều, sâu sắc và cụ thể về cấu trúc bộ máy chính trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Xuân Lý: Giáo trình Hệ thống chính trị Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 2020, trg.50.
[2] Lê Minh Tường, (2021), “Bộ máy nhà nước là gì? Đặc điểm của bộ máy nhà nước? Phân loại cơ quan nhà nước?”, https://luatminhkhue.vn/bo-may-nha-nuoc-la-gi---khai-niem-ve-bo-may-nha-nuoc--.aspx
[3] Đào Trí Úc – Hoàng Thị Kim Quế: Giáo trình đại cương về nhà nước và pháp luật, Nxb ĐHQGHN, 2017, trg.277.
[4] Nguyễn Hồng Phong: Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998, trg.24.
[5] Nguyễn Văn Kiệm: Những bài học lịch sử từ mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến Nguyễn với giáo hội Thiên Chúa giáo trong thế kỉ XIX, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2004, trg.41.
[6] Nguyễn Cửu Việt: Khái niệm tập quyền, tản quyền và phân quyền, tạp chí khoa học ĐHQGHN, luật học số 26/2010, trg.214.
[7] Trương Vĩnh Khang: Lại bàn về thiết chế chính trị - pháp lý thời Lê Sơ, tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2(99)/ 2016,trg.63.
[8] Hải Hoành, (2019), “Tư tưởng “đại thống nhất” và “đại nhất thống” của Trung Quốc”, http://nghiencuuquocte.org/2019/10/10/dai-thong-nhat-va-dai-nhat-thong-cua-trung-quoc/
[9] Đinh Xuân Lý: Giáo trình hệ thống chính trị Việt Nam, NXB ĐHQGHN, 2020, trg.104.
[10] Khánh Ly, (2012), “Quốc triều hình luật đỉnh cao của thành tựu pháp luật Việt Nam thời phong kiến”, http://canhsatnhandan.vn/Home/Print/733/Quoc-trieu-Hinh-luat-dinh-cao-cua-thanh-tuu-luat-phap-Viet-Nam-thoi-phong-kien
[11] Nguyễn Thị Thúy: “Một số hệ luận rút ra từ kinh nghiêm tổ chức chính quyền đầu thời Nguyễn”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26/2010 53-61, trg.59.