Hồi năm ngoái ở một chương trình mà Nhóm S Communications tổ chức, mình tham gia và có cơ hội nghe cô Trác Thúy Miêu chia sẻ, lúc đó cô có nói một ý mà như mind-changing đối với mình: “Người trẻ có cái hay lắm, làm rất nhiều, tự thách thức, rồi tự sai, tự sửa, cuối cùng đạt được đến những thành tựu mới. Người trẻ truyền cảm hứng bởi những người trẻ khác, họ giữ cho nhau sáng tạo”.

Thế hệ Gen Z - tụi mình - ngày càng một quyết liệt, cạnh tranh và bản lĩnh nói lên tiếng nói và thể hiện mình nhiều hơn. Khía cạnh nào cũng dường như có những người sáng tạo, nhà khởi nghiệp, lãnh đạo đến từ độ tuổi rất trẻ. Chưa nói đến nhiều bạn trẻ còn có thể tạo nên tầm ảnh hưởng của mình cho những vấn đề toàn cầu, vấn đề của nhân loại.

Hay đâu đó, xung quanh cuộc sống của mỗi người, đều có những người vượt trội, khiến mình với bạn lâu lâu phải thốt lên “Má sao nó giỏi dị hơ”.

Mình dần dần đặt những bạn trẻ thành công trở thành role model - hình mẫu. Mình thấy áp lực khi không bằng họ.
Vô hình chung, mình mang trên vai mình trách nhiệm phải giỏi, phải hoàn hảo và đa tài: học giỏi, tham gia CLB phải tốt, các cuộc thi phải nằm trong top, phải thi Management trainee, phải làm ở tập đoàn đa quốc gia, phải khởi nghiệp.

Mình vô cùng áp lực và tự ti. Những điều trên trở thành những rào cản do chính bản thân mình tạo ra, từ insight thiếu tự tin, than vãn nhiều hơn thật sự take action và make effort.

Nhưng rồi mình nghĩ, thay vì áp lực, tại sao không biến nó thành động lực, tại sao không thử nhìn nhận những điều mình có thể học hỏi từ họ. Và nếu có thể, khi họ tìm đến mình, tiếp tục cổ vũ họ làm nhiều điều hơn nữa.
Hãy cởi mở và mọi chuyện sẽ khác.

Gần đây mình cũng có tham dự chung kết của một cuộc thi, ở vòng thi cuối cùng thì top 3 thí sinh phải thuyết trình, chia sẻ theo chủ đề được cho trước. Mình đã được nghe một anh chia sẻ về cách anh nhìn nhận các áp lực trong cuộc sống để đạt được ước mơ của mình.

Mình sẽ chia sẻ đại khái lại những gì mình nhớ là “Trong quá trình anh thi anh nhận được rất nhiều tin nhắn kỳ vọng, cổ vũ từ bạn là “cố lên, cố lên”. Qua các vòng thi anh tham gia anh cũng gặp gỡ rất nhiều người giỏi, họ rất xuất sắc, rồi anh lấy họ ra làm tiêu chuẩn để cố gắng. Anh cứ thấy mình không đủ tốt, không đủ giỏi. Những tác nhân bên ngoài đó như một cái rào cản rất lớn. Nó ngăn anh đạt được đến những điều mình có thể làm. Chính bản thân anh cũng luôn tạo cho mình rất nhiều rào cản. Nhưng rồi anh tự hỏi sao mình không lấy đó làm những động lực. Nếu mình thấy họ giỏi, cứ lấy những người bạn của mình là tiêu chuẩn để mình cố gắng. Cứ lấy những lời kỳ vọng cổ vũ của mọi người để cố gắng, để thúc đẩy mình, để mình chinh phục được những điều mới. Rồi anh nhận ra cái anh thiếu nhất là sự tự tin, thiếu niềm tin vào chính mình. I lack of self- confident to overcome self-created my barriers. (Thiếu niềm tin vào chính mình để vượt qua những rào cản tự tạo ra của bản thân)”.
Và với bài thuyết trình này anh cũng đã giành Quán quân của Cuộc thi.

Sự tự tin theo cách mình luôn thích hiểu là Tự có niềm Tin. Những áp lực lớn nhất thật ra không đến từ người khác, nó đến từ self-created barriers (những rào cản bản thân tự tạo). Áp lực nó đến từ sự thiếu niềm tin (lack of self-confident) ở bản thân.

Hãy để người khác truyền cảm hứng cho mình đi con đường của mình, chứ đừng đi con đường của họ.