NGƯỜI-TIÊU-DÙNG là ai? Có thật là tôi và bạn đã thấu hiểu họ?
Trong ngành nghiên cứu thị trường, tata làm một mảng nhỏ có tên gọi là “nghiên cứu người tiêu dùng” [consumer insight] . Nhiệm vụ...
Trong ngành nghiên cứu thị trường, tata làm một mảng nhỏ có tên gọi là “nghiên cứu người tiêu dùng” [consumer insight]. Nhiệm vụ của tata và đồng nghiệp trong mảng này là phải am tường, thấu hiểu (1) người tiêu dùng là ai, (2) tại sao họ chọn làm và làm điều gì, (3) họ đã-đang-sẽ hành xử như thế nào, (4) họ chọn mua cái này, sử dụng cái kia, yêu cái nọ, sẵn sàng chi bội tiền cho một sản phẩm / dịch vụ nào đó ra sao,… nói tóm lại, là (a) hiểu, (a') cố gắng hiểu, như hiểu người yêu, hay chính bản thân mình vậy đó. =]]
Tuy nhiên, mọi thứ nên bắt đầu một cách đơn giản, bằng một câu hỏi đơn giản và căn bản “Người tiêu dùng của bạn, họ là ai?” (nhìn zậy mà hok đơn giản zậy tí nào đâu)
Với câu hỏi này, thông thường, theo thói quen nghề nghiệp, dân research hay ngay lập tức nghĩ đến việc hiểu người tiêu dùng thông qua những thông tin về giới tính, tuổi, thu nhập, quan sát cái người tiêu dùng làm, hay hỏi điều họ nghĩ đến..
Tuy nhiên, bản thân người làm research quên mất một góc nhìn lớn hơn, một bức tranh rộng hơn, bao quát những yếu tố này.
Người làm research, thường khi, quên rằng người tiêu dùng là những CON NGƯỜI. Thấu hiểu người tiêu dùng cũng chính là thấu hiểu con người của chính họ. Đôi khi, việc nghĩ về một ai đó như mình sẽ phản ứng, hành động ra sao trong hoàn cảnh cụ thể giúp ích được rất nhiều, hơn cả việc giới hạn việc hiểu họ thông qua các thông tin chuyên môn như thu nhập, tuổi, giới tính,.. [kaka, cái này là cực kỳ cực kỳ hợp và luôn luôn thấy khi làm U&A [usage & attitude] hay Segmentation research [consumer segmentation] )
Người tiêu dùng, họ là CON NGƯỜI… như mình!! @_@
Việc thấu hiểu chính con người họ, cách họ nghĩ, cách họ hành động, chắc chắn sẽ không thể nào sai được khi hiểu về người tiêu dùng.
Lấy cái ví dụ. [A] Khi đi vào toilet công cộng, có nhiều phòng (bạn cần đi nặng nhé). Phòng nào bạn sẽ tiến đến? ..Bạn nhớ lại xem, bạn vào phòng nào lần gần đây nhất, hay bạn thường đi vào nhất? Hầu hết mọi người, ở tình huống này, thường bảo họ tránh đi vào phòng đầu tiên. Khi tìm hiểu lý do tại sao, hầu hết đều nói vì phòng đầu tiên thường dơ nhất, vì vậy họ tránh đi vào phòng đó. ==> Nghe quen không? Hợp lý? (có giống bạn đang nghĩ? ~~ @_@ Cơ mà, nếu hầu hết tất cả mọi người đều tránh đi vào phòng đầu tiên, vậy phòng đó đáng lẽ phải là phòng sạch nhất chứ nhỉ !?!! 😉
Thêm một ví dụ nữa nhé. [B] Tại sao phụ nữ hay rủ nhau cùng đi vào toilet? (hề hề, mấy bạn nam chắc ít nhất cũng 1 lần tự hỏi ^_^) ..Nếu bạn để ý, ngay cả khi mấy người phụ nữ này thân, hay quen, hay không thân nhau mấy, họ vẫn cứ rủ nhau đi toilet công cộng khi có nhu cầu. Lúc nào cũng thấy họ cần / thích có một ai đó đi chung. Sao vậy? ==> Có nhiều lý do được đưa ra… nào là vì an toàn, vì có cảm giác an tâm khi ai đó đi chung, vân vân. Dù là lý do gì, thì đó chính là HÀNH VI của phụ nữ thường thấy.
Hề hề, hiểu CON NGƯỜI của người tiêu dùng là vậy đó.
{Loại bài viết về Nghiên cứu thị trường} nội dung bài viết trên, tata viết vào năm 2014. đến nay, 2021, vẫn thấy đó là những viên đá nền tảng để bắt đầu, không có sự thay đổi về căn bản. và tata có dịp thử qua với nhiều ngành, các ngành tata đã áp dụng là FMCG, công nghệ Tel-Tech, tài chính Finance, bất động sản Real estate.
chia sẻ chút gì đó làm zui nhân mùa covid#4. :)
===
Phần này đi vào chi tiết hơn.
Vậy căn nguyên chính là người tiêu dùng. Am hiểu họ như thế nào để làm marketing được, chính là nhờ research tìm hiểu, xem người-tiêu-dùng:
(1) họ là ai?
(2) họ nghĩ gì? (consumer THINK),
(3) họ xem gì? (consumer WATCH),
(4) họ mua gì? (consumer BUY)
từ đó doanh chủ hay marketers sẽ thiết kế sản phẩm phù hợp nhu cầu người tiêu dùng, quảng cáo trên những kênh mà họ xem/nghe/đọc, rồi nếu người tiêu dùng biết sản phẩm của các marketer rồi thì họ nghĩ gì, yêu/ghét ra sao, có chuyển hóa thành việc mua hàng chăng, mua xong rồi dùng có hài lòng chăng,…
Do vậy mà hiện có các loại hình nghiên cứu sau đây trên thị trường, như Consumer Research, Consumer Panel, Retail Audit, Media rating,… (tất nhiên là ở nước ngoài có nhiều hơn tại thị trường VN. thị trường càng phát triển, thì các loại hình dịch vụ càng mở rộng và chuyên môn hóa sâu.)
Câu hỏi đặt ra là: các loại này là gì? Vì sao người ta nghĩ ra nhiều loại hình vậy? (ít đỡ mệt hơn hen ^_^) hay như Các loại hình này thì giúp ích gì cho marketing?… Trở lại vấn đề các loại hình nghiên cứu thị trường, map vào 4 khía cạnh cốt lõi trên chính là:
– Consumer Research: nghiên cứu người tiêu dùng NGHĨ gì, thông qua việc phỏng vấn họ. Thường khi cũng hỏi thêm họ mua gì, xem gì,.. luôn thể, dựa vào claim của consumer.
– Consumer Panel: nghiên cứu người tiêu dùng MUA gì (có thể hiểu như consumer audit), thông qua việc ghi nhận lại hàng hóa họ mua về sử dụng dựa trên hóa đơn mua hàng (nhờ đó sẽ có độ chính xác tương đối). Thường khi cũng có thể hỏi thêm một số khía cạnh khác.
– Retail Audit: nghiên cứu nhà bán lẻ BÁN gì, thông qua việc ghi nhận lại hàng hóa họ bán ra. Chà, vậy liên quan gì đến consumer? Thật ra là có và rất mật thiết đấy, vì người tiêu dùng MUA từ người bán lẻ mà. Do đó, có thể thấy Consumer Panel và Retail Audit đang làm cùng một mục tiêu, chẳng qua là cách thức thực hiện khác nhau thôi. Mỗi dạng có pros & cons riêng.
– Media rating: nghiên cứu người tiêu dùng XEM gì, thông qua việc ghi nhận lại kênh họ xem, có thể ghi nhận dạng thủ công hay gắn chip tự động.
Hiện nay Việt Nam bắt đầu có thêm Online panel (cũng như Consumer panel, mà tận dụng internet để làm), hay Google Analytics (cũng như Media rating, mà tập trung nghiên cứu người dùng xem gì trên online).. Vì thế, suy nghĩ từ góc độ người tiêu dùng sẽ thấy research rất gần gũi và dễ luận ra các loại hình hiện có
Cái nhìn đầu tiên, chính là nhìn vào người tiêu dùng để hiểu về lý do tồn tại của research.
Lấy ví dụ, [A] mảng ngành FMCG, với mỗi loại hình research này, hiện có nhiều công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam, kể tên như:
*Consumer Research: có Nielsen (dùng tên Consumer Insight), TNS, Millward Brown, Ipsos, Cimigo, FTA, Axis Research… [hầu hết các công ty nghiên cứu thị trường tại Việt Nam đều làm loại hình này]
*Consumer Panel: có Kantar WorldPanel, một vài công ty làm Online panel, nổi bật có Epinion
*Retail Audit: có Nielsen (cho mảng FMCG), GFK (cho mảng đồ công nghệ),..
*Media rating: có TNS, Nielsen.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất